Thực hiện phòng dịch khu vực nuôi gà

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun nuôi gà thịt công nghiệp (Trang 26)

A. Nội dung:

1.5. Thực hiện phòng dịch khu vực nuôi gà

1.5.1. Chuẩn bị hố sát trùng

Các hố và khay đựng thuốc sát trùng dùng bàn chải và dao cạo rác bẩn sau đó rửa sạch và sát trùng bằng dung dịch formol 2% hoặc crezine 3%.

1.5.2. Vệ sinh, tiêu độc khu vực xung quanh chuồng nuôi

- Phát quang bị rậm, cây cối và làm sạch cỏ xung quanh chuồng nuôi 3m - Phun thuốc sát trùng, hoặc rắc vôi bột

1.5.3. Quy định đối với công nhân, khách thăm quan

Tất cả mọi người vào khu vực chăn nuôi bắt buộc phải sử dụng trang thiết bị chuyên dùng có sẵn ở mỗi khu chăn nuôi như quần áo, giầy dép, mũ ủng đã được khử trùng.

Khách thăm quan vào khu vực chăn nuôi phải được phun sát trùng, mặc quần áo bảo hộ lao động, khi vào trại đi lại theo đúng quy định.

B. Câu hỏi và bài tập thực hành

- Kể tên các công việc cần thực hiện chuẩn bị chuồng nuôi gà thịt công nghiệp?

- Kể tên các công việc cần thực hiện chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị chăn nuôi gà thịt công nghiệp?

- Mô tả các bước thực hiện công việc chuẩn bị chuồng nuôi gà thịt công nghiệp?

- Mô tả các bước cần tiến hành thực hiện chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị chăn nuôi gà thịt công nghiệp?

- Thực hiện vệ sinh chuồng nuôi gà thịt công nghiệp của trại trường?

- Tính lượng thuốc sát trùng (formol 2%) cần thiết để phun sát trùng 200m2 chuồng nuôi gà thịt?

C. Ghi nhớ:

- Chuẩn bị chuồng nuôi gà thịt công nghiệp

Bài 2: Chọn giống gà nuôi thịt công nghiệp Mục tiêu

- Xác định được đặc điểm các giống gà thịt. - Xác định được giống gà thịt cần nuôi

- Chọn được gà con 1 ngày tuổi đạt tiêu chuẩn giống

A. Giới thiệu quy trình và cách thức thực hiện công việc Bƣớc 1: Xác định đặc điểm các giống gà hƣớng thịt Bƣớc 1: Xác định đặc điểm các giống gà hƣớng thịt

- Kể tên được các giống gà hướng thịt đang nuôi ở Việt Nam.

- Xác định đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng phát dục và khả năng thích nghi của từng gống.

Bƣớc 2: Xác định giống gà nuôi

- Dựa trên đặc điểm các giống gà, tình hình thực tế của cơ sở để quyết định chọn giống gà gì để nuôi cho phù hợp.

Bƣớc 3: Xác định tiêu chuẩn con giống

- Xác định các tiêu chuẩn về con giống 1 ngày tuổi

Bƣớc 4: Thực hiện chọn gà con 1 ngày tuổi

- Tiến hành chọn gà con 1 ngày tuổi đạt tiêu chuẩn

Bƣớc 5: Ghi chép sổ sách theo dõi

- Ghi chép sổ sách theo dõi: Về số lượng, chất lượng con giống

B. Các bƣớc tiến hành

Bƣớc 1: Xác định đặc điểm các giống gà công nghiệp hƣớng thịt

- Gà Hybro: Do hãng Lohmann Wesjohann Group cung cấp, được nhập vào nước ta từ năm 1985, gồm các dòng trống A và V1, các dòng mái V3 và V5. Các công thức lai của gà Hybro được sử dụng trong chăn nuôi gia cầm công nghiệp nước ta trong những năm 1985 - 1995, năm 1997 đã bị loại bỏ do không cạnh tranh được với các giống gà mới nhập sau này. Sau 3 năm nuôi, thích nghi tốt ở Việt Nam có tên gọi HV85. Lông màu trắng tuyền. Mào đơn, kém phát triển. Khi trưởng thành, con trống nặng 4,5- 5 kg, con mái 3,5 - 4 kg. Sức đẻ 150 - 170 trứng/mái/năm. Gà con lớn nhanh, 8 tuần tuổi nặng 1,8 - 2,2 kg. Dùng các dòng GH lai với nhau tạo con lai nuôi lấy thịt. Thịt mềm, thơm ngon.

- Gà BE 88: Giống gà thuần chủng gồm 4 dòng: Hai dòng trống B1, E1 và hai dòng mái B4 và E3 của Cu Ba được nhập vào nước ta từ năm 1993. Cũng giống như giống gà siêu thịt trên gà BE88 có lông màu trắng, chân cao, mào cờ, thân hình cân đối, khả năng cho thịt thấp hơn gà AA, ISA ...

Gà bố mẹ BE11 x BE34 cho con lai thương phẩm thịt có 4 dòng BE1134. Trọng lượng gà ở 49 ngày tuổi, con trống trung bình nặng 2,3kg, con mái 2,15kg. Sản lượng trứng bình quân 170 quả/mái/năm. Hiện nay giống gà BE88 được giữ giống thuần, tạo ra con mái lai với gà trống cao sản hơn để tạo ra số gà thương phẩm nhiều dòng và tăng khối lượng nhanh hơn gà thịt BE1134.

- Gà Arbor Acres (AA): Do hãng BC Partners cung cấp. AA là một trong những giống gà thịt cao sản, gồm có 4 dòng tạo

ra ở Mỹ, gà bố mẹ được nhập vào Việt Nam. Gà có thân hình to cân đối, chân cao, đùi dài, ức phẳng, cho thịt nhiều, lông có màu trắng tuyền. Da chân, mỏ màu vàng nhạt, mào cờ (màu đơn). Gà thịt AA sinh trưởng nhanh, gà thịt nuôi ở Việt Nam. Lúc 49 ngày tuổi, gà trống đạt 2,8 kg, gà mái đạt 2,6 kg, tiêu tốn 2,1 - 2,2 kg thức ăn cho mỗi kg tăng trọng. Gà mái có sản lượng trứng 180 - 190 quả/mái/năm.

- Gà Isa Vedette: Do hãng Merial cung

cấp. Gà thịt ISA Vedette có 4 dòng được tạo ra từ Pháp, gà bố mẹ được nhập vào nước ta từ năm 1994. Giống như gà AA, gà ISA dạng lùn chân thấp, thân hình nhỏ hơn dạng cao chân, nhưng sản lượng trứng cao hơn, mào cờ. Lúc 49 ngày tuổi, gà trống nặng 2,5 - 2,6 kg, gà mái nặng 1,2 - 2,3 kg, tiêu tốn 1,9 - 2,0 kg thức ăn cho mỗi kg tăng trọng. Gà ISA có thịt nhiều, phẩm chất thịt ngon, chắc, hiện được phát triển ở nhiều vùng nước ta. Gà mái có sản lượng trứng 170 quả/mái/năm.

- Gà Avian: Do hãng Avian Farms Inc cung cấp. Giống gà này được tạo ra từ Mỹ, nhập vào nước ta sau 1995 từ Thái Lan, giống gà này có tầm vóc, lông trắng tuyền, mào cờ. Gà Avian có năng suất thịt xấp xỉ như gà AA, lúc 49 ngày tuổi gà trống nặng 2,4 - 2,5 kg, gà mái nặng 2,2 - 2,3 kg, tiêu tốn 2,1 - 2,2 kg thức ăn cho mỗi kg tăng trọng. Gà mái có sản lượng trứng 190 quả/mái/năm.

- Gà Ross: Gà thịt Ross: Gồng có 3 giống, mỗi giống gồm có 4 dòng được tạo ra ở Aixơlen (Anh) và được nhập vào Việt Nam từ Hungải vào năm 1992, gà có lông màu trắng tuyền, chân cao vừa phải, ức ngực nở, cho nhiều thịt, mào cờ. Gà thịt nuôi ở Việt Nam lúc 56 ngày tuổi trùng

bình trống mái đạt trọng lượng 2,3 kg, sản lượng trứng trong 9 tháng đẻ là 160 quả/mái. Giống gà này đang được ua chuộng ở Việt Nam, nhất là giống Ross 308.3- Gà thịt Ross: Gồng có 3 giống, mỗi giống gồm có 4 dòng được tạo ra ở Aixơlen (Anh) và được nhập vào Việt Nam từ Hungải vào năm 1992, gà có lông màu trắng tuyền, chân cao vừa phải, ức ngực nở, cho nhiều thịt, mào cờ. Gà thịt nuôi ở Việt Nam lúc 56 ngày tuổi trùng bình trống mái đạt trọng lượng 2,3 kg, sản lượng trứng trong 9 tháng đẻ là 160

quả/mái. Giống gà này đang được ua chuộng ở Việt Nam, nhất là giống Ross 308.

- Gà thịt Loman (Lohman meat): Giống gà thịt này được tạo ra từ Đức, gà bố mẹ được nhập vào nước ta năm 1997 từ Inđônêxia, gà có tầm vóc, màu lông mào giống như gà AA, ISA ... khối lượng cơ thể gà thịt lúc 49 ngày tuổi con trống nặng 2,6kg, con mái nặng 2,2kg. Ở Việt Nam đạt tương ứng 2,4kg và 2,2kg cùng lứa tuổi. Sản lượng trứng đạt 175 - 185 quả/mái/năm.

- Gà thịt Coob Hubbard: Gà Coob Hubbard của Mỹ được nhập vào nước ta sau năm 1990. Đặc điểm ngoại hình và năng suất tương tự hai giống gà AA và ISA. Giống gà này được nuôi nhiều ở các tỉnh phía Nam.

- Gà thịt ISA-MPK 30: Gà ISA-MPK 30 là gống gà thịt ở Pháp. Đặc điểm ngoại hình giống như gà ISA Vedette. Trọng lượng gà thịt ở 49 ngày tuổi con trống đạt trung bình 2,57kg, con mái 2,27kg. Sản lượng trứng 170 quả/mái/năm.

Bƣớc 2. Xác định giống gà nuôi

- Tùy theo điều kiện từng cơ sở khác nhau, từng vùng khác nhau mà chúng ta có thể lựa chọn các giống gà thịt khác nhau để chăn cho phù hợp.

- Khi chọn lựa giống gà nuôi cần tìm hiểu kỹ đặc điểm giống gà cần nuôi và khả năng thích nghi của chúng.

Bước 3. Xác định tiêu chuẩn gà con 1 ngày tuổi

Tiêu chuẩn cần chọn Loại thải gà không đạt tiêu chuẩn

- Khối lượng sơ sinh lớn (35 - 36g/con) - Khỏe mạnh, tinh nhanh, hoạt bát, thân hình cân đối.

- Mắt tròn sáng mở to

- Chân thẳng đứng vững, ngón chân không vẹo

- Lông khô, bông tơi xốp, sạch, mọc đều

- Đuôi cánh áp sát vào thân - Bụng thon và mềm

- Rốn khô và kín

- Đầu to cân đối, cổ dài và chắc

- Mỏ to chắc chắn, không vẹo, 2 mỏ khép kín.

- Khối lượng sơ sinh quá bé (< 32g/con)

- Yếu ớt, chậm chạp, thân hình không cân đối.

- Chân yếu không thẳng, ngón chân vẹo

- Lông dính ướt, không bông tơi xốp - Cánh xõa

- Bụng to xệ và cứng - Rốn ướt và không kín - Đầu không cân dôid

- Mỏ vẹo, 2 mỏ không khép kín.

Bƣớc 4: Thực hiện chọn gà con 1 ngày tuổi

Trước khi chọn phải rửa tay bằng dung dịch disinfectol 0,4% (4ml/lít) và lau khô.

Trên bàn chọn gà ở giữa trải một tấm khăn, xung quanh có khung gỗ để gà con khỏi chạy ra ngoài khu chọn. Một bên đặt hộp gà con chưa chọn, một bên đặt gà con đạt tiêu chuẩn, phía dưới gầm bàn đặt hộp gà con loại thải

Chọn gà con phải cẩn thận, nhẹ nhàng. Mỗi tay chỉ bắt 1 con để chọn. Bắt gà con sao cho đầu gà hướng về phía cổ tay, lưng gà áp sát vào lòng bàn tay, bụng ngửa lên.

Dùng ngón tay cái và ngón tay giữa bóp nhẹ vào bụng gà xem cứng hay mềm. Mắt quan sát chân, mỏ của gà con có bị dị tật không, rốn có khép kín không...Nếu rốn bị lông che kín không nhìn rõ thì có thể dùng ngón tay trỏ sờ vào rốn để kiểm tra.

Thả gà con vào khung gỗ kiểm tra xem gà con có đứng vững không, đi lại có bình thường không, đồng thời xem lại gà con có bị dị tật gì nữa không.

Bƣớc 5. Ghi sổ sách theo dõi

- Ghi chép sổ sách theo dõi số gà nhập chuồng, chất lượng gà giống

C. Bài tập và (hoặc) sản phẩm thực hành của học viên.

- Trình bày đặc điểm của các giống gà hướng thịt đang nuôi ở Việt Nam? - Xác định tiêu chuẩn gà con 1 ngày tuổi?

- Mô tả phương pháp chọn gà con một ngày tuổi?

- Xác định giống gà nuôi và tiêu chuẩn con giống 1 ngày tuổi của một trại chăn nuôi gà thịt thương phẩm?

- Thực hiện chọn giống gà con 1 ngày tuổi?

D. Ghi nhớ:

- Đặc điểm của các giống gà hướng thịt - Tiêu chuẩn gà con 1 ngày tuổi

Bài 3: Chuẩn bị thức ăn, nƣớc uống cho gà thịt công nghiệp Mục tiêu:

- Xác định được các loại thức ăn cần chuẩn bị

- Chuẩn bị được thức ăn và các dụng cụ phối trộn cần thiết - Thực hiện được công việc phối trộn thức ăn

- Thực hiện được công việc bao gói và bảo quản thức ăn

A. Nội dung:

1.1. Xác định đặc điểm các loại thức ăn 1.1.1. Thức ăn giầu năng lƣợng 1.1.1. Thức ăn giầu năng lƣợng

Thức ăn giầu năng lượng bao gồm: Ngô vàng, sắn lát khô, lúa mạch, kê, cám gạo, tấm, vỏ mỳ…

- Ngô: Ngô gồm 3 loại là ngô vàng, ngô trắng và ngô đỏ. Ngô vàng chứa sắc tố phytoxanthin là tiền chất của vitamin A. Sắc tố này có liên quan tới màu sắc của mỡ, thịt khi vỗ béo gia súc và màu của lòng đỏ trứng gia cầm tăng cường thị hiếu của người tiêu thụ. Ngô đỏ, vàng có hàm lượng caroten cao hơn ngô trắng, còn giá trị dinh dưỡng tương tự nhau.

Ngô chứa nhiều vitamin E nhưng ít vitamin D và vitamin nhóm B. Ngô chứa ít canxi, nhiều photpho nhưng chủ yếu dưới dạng kém hấp thu là phytate.

Ngô là loại thức ăn giàu năng lượng, giá trị protein thấp và thiếu cân đối axit amin. Ngô chứa 730g tinh bột/kg vật chất khô. Protein thô từ 8 - 13% (tính theo vật chất khô). Lipit của ngô từ 3 - 6%, chủ yếu là các axit béo chưa no, nhưng là nguồn phong phú axit linoleic. Protein của ngô tồn tại dưới 2 dạng chính: zein và

glutelin. Zein nằm trong nội nhũ chiếm tỷ lệ cao nhưng thiếu các axit amin thiết yếu như tryptophan và lysine. Glutelin chiếm tỷ lệ thấp hơn zein, nó cũng nằm

trong nội nhủ. Gần đây người ta tạo được một số giống ngô giàu axit amin hơn so với các giống ngô bình thường, song vẫn nghèo methionine. Một giống ngô mới nữa là Floury-2 có hàm lượng lysine và cả methionine cao hơn ngô Oparque-2. Dùng loại ngô này không phải bổ sung thêm methionine.

Ngô là loại thức ăn chủ yếu dùng cho gia cầm và là loại thức ăn rất giàu năng lượng, 1 kg ngô hạt có 3200 - 3300 kcal ME. Người ta dùng ngô để sản xuất bột và glucose cho người. Nhiều sản phẩm của ngô rất thích hợp cho động vật, trong đó quan trọng là mầm ngô, cám và gluten. Khi 3 loại này hỗn hợp lại tạo thành sản phẩm có tên là bột gluten - ngô, chứa xấp xỉ 24% protein thô, 3 - 5% xơ thô. Hỗn hợp này thích hợp cho tất cả các loại gia súc và gia cầm, đặc biệt là bò sữa, tuy vậy cũng vẫn cần bổ sung thêm axit amin công nghiệp.

Muốn bảo quản tốt độ ẩm tối đa cho phép 15%. Ngô thường được xem là loại thức ăn năng lượng để so sánh với các loại thức ăn khác.

- Thóc: Thóc có 2 phần là vỏ trấu bên ngoài, lớp vỏ mỏng bên trong (cám) bao quanh hạt gạo. Thóc được dùng chủ yếu cho loài nhai lại và ngựa, gạo, cám dùng cho lợn và gia cầm. Vỏ trấu chiếm 20% khối lượng của hạt thóc, nó rất giàu silic và thành phần chủ yếu là cellulose. Cám gạo chứa khoảng 11 - 13% protein thô và 10 - 15% lipit.

Trong chăn nuôi có khi người ta dùng cả lúa nguyên hạt (cả vỏ trấu) nghiền mịn

dùng làm thức ăn cho lợn. Tuy nhiên, những mảnh vỏ trấu trong thức ăn nghiền có cạnh sắc gây thương tổn niêm mạc đường tiêu hóa của gia súc, ảnh hưởng tới tỷ lệ tiêu hóa. Ta có thể trộn 50% trong thức ăn của lợn.

- Cám gạo:

+ Cám gạo là sản phẩm phụ của lúa khi xay xát. Lượng cám thu được bình quân là 10% khối lượng lúa. Cám gạo bao gồm một số thành phần chính như vỏ cám, hạt phôi gạo, trấu và một ít tấm. Chất lượng của cám thay đổi tùy thuộc vào hàm lượng trấu trong cám. Nhiều trấu sẽ làm tăng hàm lượng chất xơ thô và silic, giảm nồng độ năng lượng của thức ăn, giảm tỷ lệ tiêu hóa. Tùy theo lượng trấu còn ít hay nhiều mà cám được phân thành loại I hay loại II.

+ Cám thô: Thành phần Protein 12,4%, chất béo:13,5%, chất xơ 11%, bột đường 49,29%. Ngoài ra trong

cám to có nhiều vitamin B1, có nhiều chất xơ

+ Cám nhuyễn: Tuy là cám nhuyễn dễ tiêu hoá hơn và có nhiều chất dinh dưỡng hơn nhưng chúng ta cũng không nên sử dụng quá 25%.

- Tấm: Tấm gạo cũng là một phụ phẩm từ lúa có giá trị dinh dưỡng gần tương đương với bắp nhưng không có sắc tố nên không được ưa chuộng sử dụng trong thức ăn cho gà. Tấm có thể sử dụng trong thức ăn

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun nuôi gà thịt công nghiệp (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)