Nhân giống bằng giâm vảy củ

Một phần của tài liệu giáo trình chuẩn bị giống trồng hoa ly hoa loa kèn (Trang 55)

- Cần lựa chọn đúng giống hoa phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai của địa phương và được thị trường ưa chuộng.

2. Nhân giống bằng giâm vảy củ

Đây là phương pháp nhân giống cổ truyền. Trên thân vẩy (củ) của có rất nhiều vẩy, mỗi vẩy có thể sinh ra vài vẩy nhỏ ở gốc, mỗi thân vẩy nhỏ sẽ hình thành một cơ thể mới. Vì vậy, cách nhân giống này có hệ số nhân tương đối cao.

Thời gian giâm tốt nhất là vào mùa Xuân (tháng 3-4) vào lúc thu hoạch củ.

2.1. Kỹ thuật giâm

- Tiêu độc vảy: Chọn củ to mập, bóc bỏ lớp vẩy khô hoặc thối bên ngoài, rồi bóc lấy vẩy khoẻ ngâm trong dung dịch Foocmalin 40% pha theo tỷ lệ 1/80 lần trong 20 phút, sau đó lấy ra dùng nước sạch rửa 3 lần rồi hong khô.

- Chuẩn bị vườn ươm: Chọn nơi nhiệt độ ổn định thường xuyên duy trì ở mức 20- 250C, không có ánh sáng trực xạ, thiết kế vườn giâm rộng 40-60m, chiều dài tuỳ ý, chất nền để giâm bằng cát sạch, hoặc than bùn (tốt nhất là dùng than bùn

có đường kính 0,2-0,5cm), độ dày lớp chất nền 8-10 cm. Nếu số lượng ít có thề dùng khay gỗ hoặc chậu để giâm.

- Để kích thích ra rễ có thể dùng αNAA nồng độ 1000ppm phun vào vảy sẽ nâng cao tỷ lệ ra rễ và thúc đẩy sự ra rễ nhanh của vảy củ.

- Thao tác giâm: Cắm nghiêng vẩy vào chất nền, khoảng cách 3 x 3cm, cắm độ sâu bằng 1/3 đến 1/2 chiều dài vảy.

2.2. Chăm sóc sau giâm

Hàng ngày dùng bình phun, phun nước vào vẩy làm cho vẩy tiếp xúc tết với chất nền, duy trì nhiệt độ nhà giâm từ 22 – 250C, độ ẩm nền giâm 80 - 85 % sau đó giảm dần việc tưới nước đề phòng vẩy bị thối.

Để duy trì nhiệt độ có thể dùng nhận hoặc lưới cảm quang che phủ. Sau 40- 60 ngày ở vết cắt của vảy sẽ ra củ con có rễ. Mỗi vảy có thể sản sinh ra 1 -4 củ con, khi củ con có đường kính 0,3 - 1 dm sẽ mọc ra 1 - 5 rễ con, đợi cho củ con lớn thì bứng củ con đi trồng chỗ khác và chăm sóc ở chế độ riêng.

Một phần của tài liệu giáo trình chuẩn bị giống trồng hoa ly hoa loa kèn (Trang 55)