KẾT LUẬN, ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại và thử nghiệm một số phác đồ điều trị. (Trang 29)

1.3.1. Kết luận

Sau một thời gian thực tập tại trại chăn nuôi lợn xã Tân Thành, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, tôi đã được sự giúp đỡ tận tình của chủ trại chăn nuôi, cán bộ kỹ thuật viên, công nhân trong trại và được sự quan tâm, giúp đỡ, chỉ đạo của các thầy giáo, cô giáo trong khoa Chăn nuôi - Thú y đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn, đã giúp đỡ tôi có cơ hội tiếp xúc với thực tế sản xuất, được vận dụng, củng cố và nâng cao kiến thức đã học ở nhà trường. Nhờ vậy giúp tôi có nhiều kiến thức bổ ích cho mình, hơn nữa còn rèn luyện cho tôi tác phong làm việc của một người bác sĩ thú y.

Qua thực tế làm việc đã giúp tôi trưởng thành hơn về mọi mặt, giúp tôi mạnh dạn và tự tin vào khả năng làm việc của mình để hoàn thành tốt công việc được giao. Vì vậy, làm cho tôi cảm thấy yêu nghề hơn, chịu khó học hỏi kinh nghiệm của thầy cô, đồng nghiệp đi trước và bạn bè hơn nữa.

Trong quá trình thực tập, tôi thấy từ lý thuyết đến thực hành còn một khoảng cách rất xa, nếu chỉ học lý thuyết thì chưa đủ, mà cần phải làm được để có thể giúp ngành chăn nuôi ngày càng phát triển hơn. Vì vậy, tôi thấy việc đi thực tập tại các cơ sở sản xuất là rất cần thiết đối với bản thân nói riêng cũng như tất cả mọi sinh viên nói chung trước khi tốt nghiệp ra trường.

1.3.2. Đề nghị

Trong thời gian thực tập tại trại chăn nuôi lợn xã Tân Thành, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên tôi thấy có một số tồn tại cần phải khắc phục, vì vậy tôi có một số ý kiến đề xuất như sau:

Cán bộ kỹ thuật viên trong trại cần hướng dẫn chu đáo cho công nhân cách phát hiện lợn ốm kịp thời.

Tiếp tục áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Công tác tiêm phòng và vệ sinh phòng bệnh cần thực hiện tốt hơn nữa

Phần 2

CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tên đề tài:

“Đánh giá tình hình mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại và

thử nghiệm một số phác đồ điều trị”

2.1. ĐẶT VẤN ĐỀ

2.1.1. Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, ở Việt Nam thịt lợn luôn chiếm tỷ lệ hàng đầu 70,4 - 76,8% khối lượng thịt bán trên thị trường, thịt gia cầm chiếm 14,3 - 15,1%, còn thịt trâu bò chỉ chiếm 8,2 - 12,1%. Vì vậy, chăn nuôi lợn cần được ưu tiên phát triển hơn nữa để theo kịp với nhịp độ chung của đất nước. Chăn nuôi lợn không những chỉ đáp ứng yêu cầu cung cấp thịt trong nước mà còn phải tham gia xuất khẩu. Ngoài ra, chăn nuôi lợn còn tận dụng được sức lao động nhàn rỗi, tận dụng phế phụ phẩm dư thừa của nông nghiệp, góp phần làm tăng thêm thu nhập cho gia đình.

Chăn nuôi lợn ngoại đang được đẩy mạnh trong chăn nuôi nông hộ cũng như ở các trại quốc doanh. Bởi vì, chăn nuôi lợn ngoại có năng xuất cao, tăng trọng nhanh, phẩm chất thịt tốt (tỷ lệ nạc cao, độ dày mỡ lưng thấp) đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng đang đòi hỏi, nhất là khu thành phố và khu công nghiệp. Cho đến nay, Landrace và Yorkshire là hai giống lợn đóng vai trò chủ yếu trong khâu sản xuất lợn giống và lợn lai nuôi thịt, trong tương lai nó sẽ góp phần quan trọng vào các chương trình “nạc hóa” đàn lợn ở nước ta.

Thực hiện chương trình “nạc hóa” đàn lợn của tỉnh Thái Nguyên, trại lợn nái xã Tân Thành thuộc Tổng Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất có trên 1.200 lợn nái sinh sản, trong đó giống Landrace chiếm tỷ lệ chính. Đàn lợn nái ngoại này đang được phát triển tốt, cho năng suất và chất lượng đàn con tốt. Tuy nhiên, để thu được hiệu quả kinh tế cao phụ thuộc vào sức sản xuất, bên cạnh đó phụ thuộc dịch bệnh. Tình hình dịch bệnh có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh tế, đặc biệt là chất lượng sản phẩm. Bệnh viêm tử cung ở lợn nái là một trong những tổn

thương đường sinh dục của lợn nái sau khi sinh, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh sản, làm mất sữa, lợn con không có sữa sẽ còi cọc, suy dinh dưỡng, lợn con chậm phát triển. Lợn nái chậm động dục trở lại, không thụ thai, có thể dẫn đến vô sinh, mất khả năng sinh sản. Xuất phát từ tình hình thực tiễn trên, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo TS. Trần Văn Thăng, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tình hình mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại

và thử nghiệm một số phác đồ điều trị”.

2.1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài

- Đánh giá tình hình mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại nuôi tại trại lợn xã Tân Thành, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.

- Thử nghiệm một số phác đồ điều trị bệnh viêm tử cung.

2.1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.1.3.1. Ý nghĩa khoa học

- Kết quả đạt được của đề tài là những thông tin có giá trị khoa học bổ sung thêm những hiểu biết về bệnh viêm tử cung ở lợn và là cơ sở khoa học để đề ra những biện pháp phòng trị bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái có hiệu quả.

- Kết quả thu được là cơ sở khoa học để đưa ra các giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao khả năng sản xuất của đàn lợn nái nuôi tại trại xã Tân Thành, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.

2.1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn

- Xác định được hiệu quả điều trị bệnh của một số phác đồ trong phòng và điều trị bệnh viêm tử cung ở lợn.

- Những khuyến cáo từ kết quả của đề tài giúp người chăn nuôi hạn chế được những thiệt hại do bệnh gây ra.

2.2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.2.1. Cơ sở khoa học 2.2.1. Cơ sở khoa học

2.2.1.1. Cấu tạo cơ quan sinh dục của lợn nái

Quá trình hoạt động sinh lý của cơ quan sinh dục là rất quan trọng và cơ bản, giúp gia súc trong hoạt động sinh sản nhằm duy trì nòi giống. Cấu tạo gồm bộ phận sinh dục bên ngoài và bộ phận sinh dục bên trong.

Bộ phận sinh dục bên ngoài là bộ phận sinh dục có thể nhìn thấy, sờ thấy và quan sát được. Bao gồm: âm môn, âm vật và tiền đình. Bộ phận sinh dục bên trong không nhìn thấy được nhưng bằng phương pháp gián tiếp người ta có thể quan sát, hoặc sờ thấy bao gồm: âm đạo, tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng. Mỗi bộ phận này đều đảm nhiệm một chức năng khác nhau và giữ một vai trò quan trọng khác nhau.

* Âm môn (vulva)

Âm môn hay còn gọi là âm hộ, nằm dưới hậu môn. Bên ngoài có hai môi, bờ trên của hai môi có sắc tố, nhiều tuyến tiết chất nhờn màu trắng và tuyến tiết mồ hôi.

* Âm vật (clitoris)

Âm vật của con cái được cấu tạo giống như dương vật của con đực được thu nhỏ lại, bên trong có các thể hổng. Trên âm vật có các nếp da tạo ra mũ âm, ở giữa âm vật gấp xuống dưới là chỗ tập trung các đầu mút các dây thần kinh.

* Tiền đình (vetstibulum vaginae simusinogenitalism)

Tiền đình là giới hạn giữa âm môn và âm đạo. Trong tiền đình có màng trinh, phía trước là âm đạo. Màng trinh là các sợi cơ đàn hồi do hai lớp niêm mạc gấp lại tạo thành một nếp. Tiền đình có một số tuyến xếp theo hàng chéo, hướng quay về âm vật.

* Âm đạo (vagina)

Âm đạo là một ống tròn, trước là cổ tử cung, phía sau là tiền đình có màng trinh. Âm đạo được cấu tạo bởi ba lớp:

Lớp liên kết bên ngoài.

Lớp cơ trơn: bên ngoài là cơ dọc, bên trong là cơ vòng, chúng liên kết với các cơ tử cung.

Lớp niêm mạc: trên bề mặt có nhiều tế bào thượng bì gấp nếp dọc. Ngoài ra âm đạo còn là bộ phận thải thai ra bên ngoài khi sinh đẻ và là ống thải các chất dịch từ trong tử cung.

* Tử cung (uterus)

Tử cung của lợn có hai sừng, một thân và một cổ tử cung.

Cổ tử cung: là phần ngoài của tử cung, cổ tử cung của lợn dài và tròn, không gấp nếp hoa nở mà là những cột thịt dài xen kẽ cài răng lược với nhau do đó dễ dàng cho việc thụ tinh nhân tạo đồng thời cũng dễ gây sảy thai (Đặng Quang Nam, Phạm Đức Chương, 2002) [10].

Theo Trần Tiến Dũng và cs (2002) [4], thì cổ tử cung lợn dài 10 - 18 cm. Thân tử cung: thân tử cung lợn ngắn, độ dài khoảng 3 - 5 cm nối giữa sừng tử cung và cổ tử cung. Niêm mạc thân và sừng tử cung là những nếp gấp nhăn nheo theo chiều dọc.

Sừng tử cung: sừng tử cung của lợn ngoằn ngoèo như ruột non dài 0,5 - 1 m. Ở lợn thai làm tổ đều hai sừng tử cung.

* Ống dẫn trứng

Ống dẫn trứng (vòi fallop) nằm ở màng treo buồng trứng. Chức năng của ống dẫn trứng là vận chuyển trứng và tinh trùng theo chiều ngược nhau. Cấu tạo ống dẫn trứng cũng phù hợp với chức năng này, một đầu ống dẫn trứng thông với xoang bụng, gần sát buồng trứng có loa kèn là một màng mỏng tạo thành một tán rộng lô nhô không đều ôm lấy trứng. Trứng được vận chuyển qua lớp nhầy đi đến lòng ống dẫn trứng, nơi xảy ra quá trình thụ tinh và phân chia của phôi. Thời gian tế bào trứng di chuyển trong ống dẫn trứng từ 3 - 10 ngày. Trên đường di hành, tế bào trứng có thể ở lại các đoạn khác nhau do những chỗ hẹp của ống dẫn trứng.

Có thể chia ống dẫn trứng thành bốn đoạn chức năng: đoạn tua điểm, đoạn phễu, phồng của ống dẫn trứng và đoạn co của ống dẫn trứng.

* Buồng trứng

Buồng trứng lợn dài 1,5 - 2,5 cm, khối lượng khoảng 3 - 5g (Đặng Quang Nam, Phạm Đức Chương, 2002) [10].

Cấu tạo: phía ngoài được bao bọc bởi một lớp màng bằng tổ chức liên kết sợi, bên trong buồng trứng chia làm hai miền. Miền vỏ và miền tủy đều được cấu tạo bằng tổ chức liên kết sợi xốp và tạo cho buồng trứng một lớp đệm (Stromaovaris). Ở miền tủy có tác dụng về sinh dục vì ở đó xảy ra quá

trình trứng chín và rụng trứng. Trên buồng trứng của một lợn cái 10 ngày tuổi đã có khoảng 60.000 trứng non. Theo thời gian, buồng trứng này phát triển qua các giai đoạn khác nhau. Tầng ngoài là những noãn bào sơ cấp phân bố tương đối đều, tầng trong là những noãn bào thứ cấp đang sinh trưởng, khi noãn bào chín sẽ nổi lên bề mặt buồng trứng.

Noãn bào sơ cấp có trứng ở giữa, xung quanh là noãn bào, noãn bào lúc đầu có hình dẹt sau có hình trụ. Noãn bào thứ cấp do noãn bào tăng sinh và hình thành xoang noãn bào ép trứng về một phía, khi noãn bào chín là quá trình sinh trưởng đã hình thành. Noãn bào nổi lên trên bề mặt buồng trứng, đến một giai đoạn nhất định sẽ vỡ ra, tế bào trứng theo dịch noãn bào vào loa kèn rồi đi vào ống trứng, nơi noãn bào vỡ sẽ hình thành thể vàng.

Thể vàng tiết ra progesteron, khối lượng thể vàng và hàm lượng progesteron tăng nhanh từ ngày thứ 8 và tương đối ổn định cho đến ngày thứ 15, sự thoái hóa thể vàng bắt đầu từ ngày thứ 17 - 18 và sẽ chuyển thành thể bạch nếu trứng không được thụ tinh.

2.2.1.2. Đặc điểm sinh lý sinh dục lợn cái

* Sự thành thục về tính

Thành thục về tính là tuổi con vật có phản xạ sinh dục và có khả năng sinh sản. So với thành thục thể vóc, sự hình thành về tính ở gia súc nói chung và lợn nói riêng thường sớm hơn, nên người ta thường bỏ qua chu kỳ động dục đầu tiên, mà phối cho lợn ở chu kỳ sau, khi đó lợn đã phát triển toàn diện về thể vóc và sẵn sàng đảm nhiệm vai trò làm mẹ.

Sự thành thục về tính được nhận biết bằng sự biến đổi bộ phận ngoài của cơ quan sinh dục và sự biến đổi của thần kinh. Đầu tiên hai mép âm môn sưng đỏ và có dịch chảy ra, sau chuyển sang đỏ thẫm và keo dính. Tương ứng là sự biến đổi về thần kinh lúc đầu hưng phấn sau chuyển sang giai đoạn mê ì. Cùng với sự biểu hiện sinh dục bên ngoài, ở bên trong buồng trứng cũng có sự biến đổi, các noãn bào nổi trên bề mặt trứng và chín, niêm mạc tử cung tăng sinh, cổ tử cung mở dần kèm theo tiết dịch.

* Chu kỳ tính

Khi gia súc thành thục về tính, những biểu hiện tính dục được biểu hiện ra liên tục có tính chu kỳ, nó chấm dứt hoàn toàn khi cơ thể già yếu.

Đây là một quá trình sinh lý phức tạp, sau khi cơ thể phát triển hoàn toàn, cơ quan sinh dục không có bào thai và không có hiện tượng bệnh lý thì bên trong buồng trứng các noãn bào phát triển, chín và nổi cộm lên bề mặt buồng trứng. Khi noãn bào vỡ, trứng rụng gọi là sự rụng trứng, mỗi lần rụng trứng con vật có những biểu hiện tính dục ra bên ngoài gọi là động dục. Do trứng rụng có tính chu kỳ nên động dục cũng mang tính chu kỳ.

Sở dĩ trứng rụng có tính chu kì: dưới sự điều khiển của thần kinh trung ương, tuyến yên tiết ra FSH tác động lên buồng trứng làm các noãn bao phát triển, trong khi đó LH làm trứng chín, khi đạt đến tỷ lệ LH/FSH là 3:1 thì khi đó rụng trứng, hình thành thể vàng. Thể vàng tồn tại cho đến khi gần đẻ nếu gia súc được thụ thai, nó chỉ tồn tại từ 3 - 15 ngày nếu trứng không được thụ tinh, sau đó nó teo đi dưới tác dụng của PGF2α làm co mạch máu ngoại vi nuôi thể vàng, lúc này thể vàng rơi vào tình trạng không được cung cấp chất dinh dưỡng và bị tiêu hủy trong vòng 24h giờ, kết quả làm hàm lượng progesteron giảm, lúc này FSH và LH được giải phóng làm trứng phát triển và chín, xuất hiện chu kỳ động dục tiếp theo.

Một chu kỳ động dục được tính từ lần thải trứng trước đến lần thải trứng sau. Các loài gia súc khác nhau thì thời gian hình thành chu kỳ là khác nhau. Ở lợn thời gian hình thành một chu kỳ trung bình là 21 ngày biến động trong phạm vi từ 18 - 25 ngày. Khi tiến hành phối giống lợn có chửa thì lợn không động dục lại. Thời gian có chửa của lợn là 114 ngày, thời gian động dục trở lại là 7 ngày sau cai sữa, dao động từ 5 - 12 ngày.

* Khoảng cách giữa các lứa đẻ

Khoảng cách giữa các lứa đẻ là chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng sinh sản của gia súc cái. Đây là tính trạng bao gồm nhiều tính trạng tạo nên bao gồm thời gian có chửa, thời gian nuôi con, thời gian cai sữa đến thụ thai lứa sau, do vậy khoảng cách lứa đẻ ảnh hưởng đến số con cai sữa/nái/năm. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy thời gian mang thai của lợn nái dao động không đáng kể, từ 113 - 115 ngày, đây là yếu tố ít biến đổi.

Để rút ngắn khoảng cách các lứa đẻ ta chỉ có thể tác động rút ngắn thời gian bú sữa của lợn con bằng cách cai sữa sớm ở lợn con. Nhiều công trình

nghiên cứu cho thấy rằng: để rút ngắn thời gian sau đẻ đến phối giống lại có kết quả cao thì phải chăm sóc nuôi dưỡng tốt và đặc biệt phải cai sữa sớm cho lợn con, điều đó tăng số con cai sữa/nái/năm. Để rút ngắn thời gian cai sữa, phải tập cho lợn con ăn sớm từ 7 ngày tuổi đến khi lợn con có thể sống bằng thức ăn được cung cấp, không cần sữa mẹ.

Hiện nay các cơ sở chăn nuôi tập trung, thời gian cai sữa ở lợn con là 21

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại và thử nghiệm một số phác đồ điều trị. (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)