Bêtông móng (tt):

Một phần của tài liệu bài giảng kỹ thuật thi côngbài giảng kỹ thuật thi côngbài giảng kỹ thuật thi công (Trang 33)

 Nếu giằng móng có kích thước lớn thì phải đổ nhiều lớp dạng bậc thang, lớp vữa sau chồng lên lớp vữa trước khi chưa ninh kết.

3.6. Công tác chuẩn bị và nguyên tắc đổ bêtông (tt) (tt) 3.6.3.Biện pháp đổ bêtông một số kết cấu (tt):

Đổ bêtông cột, tường:

 Trước khi đổ bêtông phải tưới vệ sinh chân cột. Sau khi bịt cửa chân cột, đổ một lớp vữa xi măng cát có mác bằng mác bêtông cột dày 5cm để chống rỗ chân cột. Cột có chiều cao nhỏ hơn 5m và tường có chiều cao nhỏ hơn 3m thì nên đổ liên tục. Cột cao hơn 5m và tường cao hơn 3m nên chia làm nhiều đợt đổ bêtông, nhưng phải bảo đảm vị trí mạch ngừng phải hợp lý;

 Sau khi đổ và đầm bêtông đến cửa, bịt cửa rồi đổ đợt tiếp theo;

 Sàn công tác thi công bêtông cột thường sử dụng giáo xây trát kim loại có tấm sàn định hình. Nếu bắc giáo cao từ hai đợt trở lên phải có biện pháp ổn định chắc chắn.

 Nếu vận chuyển bằng máy vận thăng, cần lưu ý:

 Đổ từ xa về vị trí đặt máy;

 Xác định hướng vận chuyển bê tông trên sàn, lát ván làm đường cho xe cải tiến và xe cút kít

3.6. Công tác chuẩn bị và nguyên tắc đổ bêtông (tt) (tt) 3.6.3.Biện pháp đổ bêtông một số kết cấu (tt):

Đổ bêtông cột, tường (tt):

 Nếu vận chuyển bằng cần trục hoặc máy bơm, cần lưu ý:

 Đổ từ từng cụm cột từ một đầu công trình rồi tiến về phía đầu còn lại;

 Sử dụng thùng chứa có ống vòi voi và cơ cầu điều chỉnh cửa xả bêtông khi vận chuyển bằng cần trục hoặc đặt ống bơm trên sàn thao tác đến từng cột khi vận chuyển bêtông bằng máy bơm ngang;

 Hạn chế tốc độ vữa bêtông không làm hư hỏng cốp pha;  Khi sử dụng bơm cho mỗi đợt đổ không nên nhỏ hơn 20m3.

3.6. Công tác chuẩn bị và nguyên tắc đổ bêtông (tt) (tt) 3.6.3.Biện pháp đổ bêtông một số kết cấu (tt):

3.6. Công tác chuẩn bị và nguyên tắc đổ bêtông (tt) (tt) 3.6.3.Biện pháp đổ bêtông một số kết cấu (tt):

Đổ bêtông dầm, sàn:

 Khi vận chuyển vữa thủ công cần lưu ý làm đủ sàn công tác cho xe đi và về, máy vận thăng, sàn công tác không tỳ vào cốt thép;

 Nếu vận chuyển vữa bằng cần trục tháp, phải hạ ben xuống cách mặt sàn từ 20 đến 30cm mới mở cửa xả vữa;

 Nếu sử dụng máy bơm phải nối ống dẫn đến vị trí xa nhất và ngắt dần khi đổ, ống dẫn vữa kê cách mặt cốt thép 20cm, tuyệt đối không để ống dẫn vữa kê vào cốt thép;

 Khối lượng đổ bêtông dầm sàn phải đảm bảo thời gian ninh kết;

 Đổ bêtông dầm có thể từ một hoặc hai đầu. Nếu dầm có kích thước lớn phải đổ từng lớp;

 Nếu thi công cột, dầm sàn cùng một đợt thì sau khi đổ bêtông cột xong, chờ 1-2giờ cho bêtông co ngót rồi mới đổ bêtông dầm sàn.

3.6. Công tác chuẩn bị và nguyên tắc đổ bêtông (tt) (tt) 3.6.3.Biện pháp đổ bêtông một số kết cấu (tt):

Đổ bêtông dầm, sàn (tt):

 Đổ bêtông dầm và bản sàn phải được tiến hành đồng thời. Khi dầm, sàn và các kết cấu tương tự có kích thước lớn (chiều cao lớn hơn 80cm) có thể đổ riêng từng phần nhưng phải bố trí mạch ngừng thi công thích hợp theo quy định;

3.6. Công tác chuẩn bị và nguyên tắc đổ bêtông (tt) (tt) 3.6.3.Biện pháp đổ bêtông một số kết cấu (tt):

Đổ bêtông vòm:

 Các kết cấu vòm phải đổ bêtông đồng thời từ hai bên chân vòm đến đỉnh vòm, không đổ bên thấp bên cao. Nếu có mạch ngừng thi công thì mặt phẳng của mạch ngừng phải vuông góc;

 Vòm có khẩu độ dưới 10m nên đổ bêtông liên tục từ chân vòm đến đỉnh vòm. Vòm có khẩu độ lớn hơn 10m thì cứ 2-3m có một mạch ngừng vuông góc với trục cong của vòm, rộng 0,5m - 1,0m. Các mạch ngừng này được chèn lấp bằng bêtông khô sau 7-14 ngày. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.6. Công tác chuẩn bị và nguyên tắc đổ bêtông (tt) (tt) 3.6.3.Biện pháp đổ bêtông một số kết cấu (tt):

Đổ bêtông khối lớn (TCVN 302-2004):

 Các kết cấu bêtông và bêtông cốt thép được gọi là khối lớn khi kích thước cạnh nhỏ nhất không dưới 2,5m và chiều dày lớn hơn 0,8m (TCVN 4453- 1995), nhưng trong TCVN 302-2004 quy định kích thước cạnh nhỏ nhất và chiều dày lớn hơn 2,0m.

 Các biện pháp hạn chế ứng suất nhiệt:

 Che phủ quanh khối bằng vật liệu cách nhiệt;

 Đặt các đường ống dẫn nhiệt từ trong lòng khối bêtông ra ngoài;  Chia thành các khối đổ thích hợp để hạn chế tích tụ nhiệt.

 Khi thi công bêtông khối lớn phải thực hiện những quy định sau:

 Khi chia kết cấu thành nhiều khối đổ theo chiều cao thì mặt tiếp giáp giữa các khối đổ phải được đánh xờn để đảm bảo tính liền khối;

 Việc đổ bêtông khép kín các khối chèn được thực hiện sau khi các khối đổ trước đã co ngót và nhiệt độ đã giảm tương ứng với quy định trong thiết kế tổ chức thi công;

 Bêtông phải đổ liên tục thành nhiều lớp có chiều dầy đều nhau, phù hợp với đặc tính của máy đầm sử dụng và đổ theo một phương nhất định cho tất cả các lớp

3.6. Công tác chuẩn bị và nguyên tắc đổ bêtông (tt) (tt) 3.6.3.Biện pháp đổ bêtông một số kết cấu (tt):

Đổ bêtông mặt đường, sân bãi, đường sân bay (TCVN 313-2004):

 Thi công lớp lót rồi thi công lớp sàn chính;

 Đặt mạch ngừng thi công, mạch ngừng co giãn nhiệt ẩm theo quy định của thiết kế;

 Đổ bêtông theo từng dải theo các mạch ngừng cách nhau bởi tấm cốp pha cữ. Mép trên tấm cốp pha cữ phải ở đúng cao trình mặt sàn. Đúc các dải xen giữa sau khi các dải bên cạnh đã khô cứng và đã tháo dỡ cốp pha cữ;

Một phần của tài liệu bài giảng kỹ thuật thi côngbài giảng kỹ thuật thi côngbài giảng kỹ thuật thi công (Trang 33)