Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: nhập khẩu trong tháng là

Một phần của tài liệu Thư chao hàng.docx (Trang 32 - 36)

triệu USD, giảm 0,8% so với tháng trước, nâng tổng trị giá nhập khẩu trong năm 2010 là 5,21 tỷ USD, tăng 31,7% so với năm 2009.

Việt Nam nhập khẩu mặt hàng này chủ yếu từ: Trung Quốc với 1,68 tỷ USD, tăng 15%; Nhật Bản: hơn 1 tỷ USD, tăng 22%; Hàn Quốc: 927 triệu USD, tăng gấp 3 lần; Malaysia: 306 triệu USD, tăng 31%;…so với năm 2009.

- Sắt thép các loại: lượng nhập khẩu sắt thép trong tháng là 953 nghìn tấn với trị giá gần 517 triệu USD, tăng 15,6% về lượng và giảm 13,9% về trị giá. Hết năm 2010, tổng lượng nhập khẩu sắt thép của cả nước là hơn 9 triệu tấn, trị giá là 6,15 tỷ USD, giảm 6,8% về lượng và tăng 14,8% về trị giá so với năm 2009.

Hoạt động xuất nhập khẩu năm 2010 tăng cả về quy mô và tốc độ, xuất khẩu hàng hoá đều vượt mức kế hoạch đề ra. Do sự phục hồi của nền kinh tế nên nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tác có sự tăng trưởng vượt trội, xuất khẩu khu vực FDI tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu trong việc tạo giá trị xuất khẩu, tỷ trọng xuất

khẩu FDI trong tổng kim ngạch xuất khẩu vẫn tiếp tục tăng. Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu năm 2010 thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu . Do vậy, tỷ lệ nhập siêu/xuất khẩu đã giảm dần và bảo đảm mục tiêu do Chính phủ đề ra.

2.3) BỨC TRANH NỀN KINH TẾ NƯỚC NHÀ 2 THÁNG ĐẦU NĂM 2011 ĐẦU NĂM 2011

Thời gian qua, kinh tế nước ta phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức lớn. Giá cả một số mặt hàng trên thị trường trong nước và thế giới có xu hướng tăng, thị trường tài chính, tiền tệ biến động phức tạp… đã tác động mạnh đến nền kinh tế. Tuy nhiên, với sự nỗ lực không ngừng của Chính phủ, sự vào cuộc của các bộ, ngành và các địa phương, tình hình kinh tế trong nước 2 tháng đầu năm vẫn giữ vững sự ổn định và có bước tăng trưởng đáng kể.

 TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU

Điểm sáng đầu tiên trong bức tranh chung của nền kinh tế 2 tháng đầu năm nay cần phải nhắc đến bước tăng trưởng đáng ghi nhận của nông nghiệp. Xuất khẩu nông sản đạt được những thắng lợi rực rỡ, báo hiệu một năm nhiều thành công để giảm bớt những khó khăn cho nền kinh tế trong nước.

Cụ thể, khối lượng xuất khẩu gạo tháng 2 ước đạt 600 nghìn tấn, với giá trị 310 triệu USD. Lượng gạo xuất khẩu 2 tháng đạt 1,1 triệu tấn thu về 592 triệu USD tăng 55,6% về khối lượng nhưng giá trị chỉ tăng 44,5% so với cùng kỳ. Chưa năm nào lượng gạo xuất khẩu giao vào đầu năm lại cao như năm nay. Cùng với đó, cà phê cũng đang là mặt hàng xuất khẩu được giá. Khối lượng xuất khẩu cà phê tháng 2 ước đạt 80 nghìn tấn, giá trị đạt 155 triệu USD, đưa khối lượng 2 tháng lên 225 nghìn tấn và giá trị lên 438 triệu USD, tăng nhẹ (2,2%) về lượng và 40,4% về giá trị so với cùng kỳ.

Mặt hàng chè tháng 2 xuất khẩu ước đạt 11 ngàn tấn, với giá trị 16 triệu USD, đưa tổng khối lượng xuất khẩu 2 tháng năm 2011 lên 22 ngàn tấn và giá trị lên 32 triệu USD, so với cùng kỳ về lượng tăng 27,4%, kim ngạch tăng 34,3%.

Đối với hạt điều, Việt Nam vẫn giữ được vị trí là nước xuất khẩu đứng đầu thế giới. Ước tháng 2 xuất khẩu hạt điều đạt 10 ngàn tấn với kim ngạch 70 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu 2 tháng đầu năm lên 24 ngàn tấn và giá trị lên 166 triệu USD, tăng 16% về lượng và tăng 55,2% về giá trị so với cùng kỳ.

Cùng với nông nghiệp, lĩnh vực công nghiệp cũng đã và đang bứt phá. Giá trị sản xuất công nghiệp hai tháng đầu năm 2011 đạt 130,9 nghìn tỷ đồng, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2010. Một số ngành công nghiệp có giá trị sản xuất hai tháng đầu năm tăng cao so với cùng kỳ năm 2010 là: Sản xuất giày, dép tăng 52,1%; sản xuất đồ uống không cồn tăng 48,8%; sản xuất các sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 28,1%...

Cũng trong 2 tháng đầu năm nay, xuất nhập khẩu hàng hóa tiếp tục tăng, tính chung hai tháng đầu năm 2011, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 12,3 tỷ USD, tăng 40,3% so với cùng kỳ năm 2010, trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 5,3 tỷ USD, tăng 40,4%; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 7 tỷ USD, tăng 40,1% (Nếu không kể dầu thô thì đạt 6 tỷ USD, tăng 43,3%).

Trong hai tháng đầu năm nay, nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực đạt kim ngạch cao hơn cùng kỳ năm 2010 như: Hàng dệt may đạt 2,2 tỷ USD, tăng 54,2%; dầu thô đạt 981 triệu USD, tăng 23,3%; giày dép đạt 925 triệu USD, tăng 37,8%....

Cùng với xuất khẩu có nhiều thuận lợi, trong 2 tháng qua, công tác giải ngân vốn ODA, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài… cũng đạt được nhiều kết quả tích cực.

 TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU

Tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam trong nửa cuối tháng 2/2011 là gần 3,4 tỷ USD, tăng 35,4% so với kết quả thực hiện trong nửa đầu của tháng (tương ứng tăng gần 888 triệu USD về mặt số tuyệt đối). Trong đó, kim ngạch nhập khẩu của khu vực FDI là 1,42 tỷ USD, tăng 22,8% và chiếm 42% tổng kim ngạch nhập khẩu trong kỳ 2 tháng 2/2011 của cả nước.

So với kỳ 1 tháng 2/2011, một số nhóm hàng có mức tăng kim ngạch nhiều nhất trong kỳ 2 tháng 2/2011 là xăng dầu tăng 128 triệu USD; sắt thép tăng 121 triệu USD; máy móc thiết bị và phụ tùng tăng 83 triệu USD; chất dẻo tăng 60 triệu USD; …

Tính từ đầu năm đến hết tháng 2/2011, trị giá hàng hóa nhập khẩu là 14,07 tỷ USD, tăng 30,4% so với cùng kỳ năm 2010. Trong đó, nhập khẩu của khu vực FDI là 5,89 tỷ USD, tăng 30,9% so với cùng kỳ năm 2010 và chiếm 41,8% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước

TÊN HÀNG Kim ngạch 2 tháng 2011 Triệu USD So với cùng kỳ năm 2010 Trị giá tăng Triệu USD Tốc độ tăng % Xăng dầu các loại 2,223 360 19,3

Máy móc,thiết bị ,dụng cụ,phụ tùng 1,568 581 58,9 Vải các loại 845 214 33,9 Máy vi tính,linh kiện 840 259 44,6 Chất dẻo,nguyên liệu 826 129 18,5 Sắt thép các loại 645 191 42,1 Đá quý,kim loại và sản phẩm 338 103 44

Kinh tế-xã hội hai tháng đầu năm đạt được một số kết quả tích cực. Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu tăng khá. Xuất khẩu có nhiều thuận lợi. Kinh doanh phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước tiếp tục phát triển. Công tác khắc phục hạn hán và dịch bệnh trong sản xuất nông nghiệp được các địa phương tập trung triển khai tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được như trên, kinh tế-xã hội nước ta đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức lớn. Giá

cả một số mặt hàng trên thị trường thế giới có xu hướng tăng. Chỉ số giá tiêu dùng hai tháng đã ở mức cao. Việc điều chỉnh tỷ giá cùng với việc tăng giá xăng, dầu và giá điện trong nước tác động mạnh đến sự tăng giá của một loạt các sản phẩm khác do chi phí đầu vào tăng, gây khó khăn lớn cho việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. ST T CHỈ TIÊU

Một phần của tài liệu Thư chao hàng.docx (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w