Kết quả thực hiện:

Một phần của tài liệu Gián án SKKN SỬ DỤNG ĐDDH TRONG MÔN GDCD (Trang 27 - 29)

Số học sinh của 2 khối 8 và 9:

Năm học Giỏi Khá TB Yếu Kém

2005-2006 24.5% 41.4% 27,3% 6.8% 0

2006-2007 26.4% 40,7% 30,3% 2.6% 0

2007-2008 33.4% 34,2% 30,2% 2.2% 0

2008-2009 33,8% 36,5% 27.8% 1.9% 0

Qua bảng so sánh kết quả học tập trong 4 năm học tôi nhận thấy việc sử dụng đồ dùng trực quan trong các tiết dạy pháp luật đã đem lại kết quả tốt đẹp trong dạy và học đặc biệt là dạy những bài pháp luật. Học sinh rất say mê hứng thú khi tìm hiểu pháp luật. Các em hiểu bài nhanh và nắm bài vững. Số học sinh hiểu và nắm được bài ngay tại lớp khoảng ngày càng tốt hơn. Các em yêu thích và say mê bộ môn hơn, số học sinh giỏi và khá ngày càng tăng, số học sinh yếu cũng giảm dần. Vai trò của bộ môn vì thế cũng được tăng lên.

Qua thời gian dài giảng dạy, dự giờ đồng nghiệp ở trường và các trường bạn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thanh tra bản thân tôi đã rút ra những kinh nghiệm để có thể sử dụng tốt đồ dùng đạy học và mang lại hiệu quả cao là:

Một là: Sử dụng phương tiện dạy học phải đúng lúc, đúng chỗ, kịp thời tránh đưa

ra một cách tuỳ tiện.

Hai là: Khi sử dụng đồ dùng trực quan giáo viên phải suy nghĩ, tìm tòi đảm bảo

vừa phù hợp với lứa tuổi học sinh nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu sách giáo khoa, tránh đưa những tư liệu hình ảnh phản cảm, thiếu tính giáo dục.

Ba là: Phải hiểu và biết tường tận những chi tiết cần thiết trong mỗi đồ dùng trực

quan để phát huy hết tác dụng của những đồ dùng, phương tiện trực quan đó.

Bốn là: Phải xem đồ dùng, phương tiện trực quan như một loại hình kiến thức

riêng biệt cần được nghiên cứu, khai thác, sử dụng chứ không phải là phương tiện trực quan minh hoạ đơn thuần. Trên cơ sở làm việc với nguồn thông tin từ các phương tiện dạy học giáo viên cung cấp cho học sinh những chất liệu cần thiết để các em tìm tòi, tự kiến tạo tri thức, kĩ năng nhận xét, đánh giá về nội dung, tính chất sự việc, rút ra kết luận, bài học cần thiết.

Năm là: Không được lạm dụng các phương tiện, đồ dùng trực quan. Cần chọn

những đò dùng phù hợp, “đắc nhất” khai thác hiệu quả của nó, tránh tình trạng học sinh mãi mê xem ảnh, xem phim mà quên mất nhiệm vụ của mình. Việc sử dụng đồ dùng trực quan phải được kết hợp hài hoà với các phương pháp khác như thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề bằng cách đặt câu hỏi, giải thích, phân tích và so sánh… có như vậy hiệu quả sử dụng đò dùng, phương tiện dạy học mới đạt hiệu quả cao.

Sáu là: Muốn sử dụng tốt và có được những đồ dùng trực quan có giá trị về thẩm

mĩ, nội dung, mang tính giáo dục cao, người giáo viên cần phải thường xuyên đọc báo, nghe đài, xem truyền hình, tìm hiểu những thông tin trên mạng Internet, tìm hiểu tình hình địa phương để nắm bắt kịp thời những tin tức thời sự mới nhất, chính xác nhất để đưa vào bài giảng hợp lí nhất và hay nhất.

Điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn, các thiết bị phục vụ cho giảng dạy còn hạn chế như máy tính, máy chiếu, phòng chức năng…

Việc chuẩn bị tốt cho 1 tiết dạy có sử dụng đồ dùng dạy học 1 cách hiệu quả người giáo viên phải hao tốn rất nhiều thời gian, công sức, có khi cả tiền bạc .

Kỹ năng sử dụng, nhận xét, đánh giá, rút ra bài học từ đồ dùng dạy học của học sinh còn yếu.

Số lượng giáo viên môn GDCD trong các nhà trường hạn chế nên việc học tập rút kinh nghiệm lẫn nhau còn nhiều khó khăn.

Đồ dùng dạy học và thiết bị hiện đại còn mới mẻ đối với nhiều giáo viên.

Một phần của tài liệu Gián án SKKN SỬ DỤNG ĐDDH TRONG MÔN GDCD (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(30 trang)
w