Khi ta đã có một số thực thể và từ quan hệ, vấn đề đặt ra là làm sao phác họa được khung sườn cho đồ thị ý niệm, tức là xác định được thực thể nào quan hệ với thực thể nào bằng từ quan hệ gì. Lấy ví dụ hai câu truy vấn sau:
“thành phố ở Việt Nam có sân bay” “thủ đô của một quốc gia ở châu Á”
Với hai câu truy vấn này, đồ thị ý niệm kết quả mà ta mong muốn sẽ có dạng như trong hình 3.5.
Như ta đã thấy, trong hai câu truy vấn trên, hai từ quan hệ “có” (câu thứ nhất) và “ở” (câu thứ hai) có vị trí tương đồng nhau, thế nhưng một cái lại liên kết với thực thể ở đầu câu, cái còn lại liên kết với thực thể thứ hai. Vì thế vấn đề đặt ra là xác định chính xác các liên kết trong câu truy vấn.
Để giải quyết vấn đề này, chúng ta cần xây dựng một bộ văn phạm hoàn chỉnh cho tiếng Việt. Hiện nay, một bộ văn phạm hoàn chỉnh như mong muốn là chưa xây dựng được. Tuy nhiên, xét trong giới hạn ứng dụng của hệ thống chỉ là những mẫu câu (phần lớn là cụm danh từ), chúng tôi đã áp dụng một số thủ thuật giúp xây dựng bộ phân tích cú pháp được gần chính xác nhất. Mặc dù vậy, hướng giải quyết vẫn là tổng quát và có thể được thay thế bằng một bộ phân tích cú pháp hoàn chỉnh một khi văn phạm đầy đủ đã được xây dựng xong.
Hình 3.5: Kết quả đồ thị ý niệm mong muốn
Để xây dựng được khung sườn cho đồ thị khái niệm ta phải xây dựng thêm các chức năng : xây dựng văn phạm, xác định loại của thực thể.