PHÂN TÍCH NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÀPHÊ VIỆT NAM XUẤT KHẨU SANG HOA KỲ

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.doc (Trang 25 - 28)

NAM XUẤT KHẨU SANG HOA KỲ

3.1 Điểm mạnh

Với diện tích trồng cà phê hơn 500.000ha, mỗi năm sản lượng đạt hơn 1 triệu tấn. Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới chỉ sau Brazin. Với nguồn cung ổn định Việt Nam là bạn hàng lớn đối với nhiều nước trên thế giới nư Mỹ, EU, Úc…

3.2 Điểm yếu

Khá nhiều phương tiện sản xuất cà phê của ở các doanh nghiệp đang trong tình trạng lạc hậu gây tổn hao nhiên liệu, chất lượng sản phẩm cho nên làm cho Việt Nam không thể cạnh tranh so với những quốc gia xuất khẩu khác vào thị trường Hoa Kỳ.

Sản phẩm xuất sang Hoa Kỳ thiếu đa dạng phần lớn là sản phẩm thô, chưa qua chế biến, lợi nhuận từ sản phẩm này không cao mặc dù sản lượng xuất khẩu là rất lớn.

Chưa định hướng rõ ràng, chạy đua số lượng bỏ quên chất lượng, mối lo lớn nhất hiện nay của ngành cà phê chính là tình trạng phá vỡ quy hoạch do giá cà phê tăng cao. Mặc dù Hiệp hội Cà phê Việt Nam cũng thống nhất kiến nghị nên ổn định diện tích cà phê ở mức trên dưới 500.000 ha, song, do giá cà phê đang ở mức cao đã khiến người nông dân ồ ạt mở rộng diện tích.

Doanh nghiệp xuất khẩu trong nước chưa thực sự đoàn kết, yếu thế khi bị cá doanh nghiệp nước ngoài có nguồn lực mạnh cạnh tranh.

Các doanh nghiệp sản xuất nhỏ lẻ phân tán không tập trung, yếu về quy mô và công nghệ sản xuất còn lạc hậu, công nghệ sơ chế chưa đồng bộ nên chất lượng vẫn còn thấp. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cà phê vẫn bị ép giá do chất lượng cà phê của Việt Nam thấp không đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu.

Công tác quản lý kém, không đưa ra được bước đi đúng trong ngắn và dài hạn mỗi khi giá cả biến động hay cầu giảm thì doanh nghiệp lại tỏ ra lung túng trong điều hành quản lý.

Một điểm hạn chế nữa là thiều thông tin cập nhật, trong suốt hơn 10 năm qua doanh nghiệp Việt Nam vẫn định giá cà phê bằng việc dựa vào thông tin bán lại của hãng tin Reuters, trừ đi chi phí, quy ra tiền Việt theo tỷ giá hối đoái rồi đưa ra mức giá mua bán tại địa phương. Trong khi từ cả trăm năm nay, doanh nghiệp cà phê thế giới chỉ giao dịch qua thị trường kỳ hạn lớn như LIFFE (London), NYMEX (New York). Một số doanh nghiệp cà phê Việt Nam hiện nay vẫn còn e ngại về cách thức giao dịch trên thị trường này. Việc tham gia sàn giao dịch thế giới sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận nhanh với thị trường nước ngoài. Trên thực tế, nhờ vào sự phán đoán thị trường và dùng hợp đồng kỳ hạn như một công cụ phần nào đã hạn chế rủi ro cho doanh nghiệp.

Hệ thống văn bản pháp luật chưa rõ ràng, các chính sách do các cơ quan chức năng ban hành còn thiếu tính linh hoạt. Thủ tục hành chính của các ngân hàng chưa thông thoáng, gây nhiều khó khăn cho người vay. Lãi suất ngân hàng tăng cao, người sản xuất không có đủ vốn kinh doanh.

Các doanh nghiệp Việt Nam còn gặp nhiều trở ngại khi xuất khẩu sản phẩm cà phê sang thị trường Hoa Kỳ do những luật lệ, chính sách.

3.3 Cơ hội

Việc sản lượng cà phê hàng năm của Việt Nam lớn do có diện tích trồng cà phê rộng lớn. Với nguồn cung lớn như vậy Việt Nam Việt Nam hoàn toàn có cơ hội phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới trong thị trường Hoa Kỳ.

Sau khủng hoảng, kinh tế thế giới nói chung và Hoa Kỳ nói riêng có những bước khởi sắc. Đây cũng là điều mà Việt Nam mong muốn rất lớn ở thị trường Hoa Kỳ bời vì khi đó người dân không còn thắt chặt chi tiêu, đồng nghĩa với việc tiêu dùng sẽ tăng và tiêu thụ cà phê cũng tăng theo quy luật đó.

Việt Nam trở thành thành viên của WTO nên được hưởng thuế suất 0% đối với các mặt hàng xuất khẩu khi xuất khẩu vào các nước thành viên của WTO.Hệ thống cơ sở vật chất chế biến cà phê và mạng lưới tiêu thụ cà phê cũng được phát triển mạnh trong quá trình hội nhập. Quan trọng hơn, qua hội nhập, đội ngũ các nhà kinh doanh đã có bước tiến lớn trong hiểu biết thị trường cà phê thế giới, trong buôn bán kinh doanh cà phê trên thương trường. Thương hiệu cà phê Việt Nam, thương

hiệu Trung Nguyên… dần dần được khẳng định trên thị trường thế giới. Đáp ứng những yêu cầu khắc khe của thị trương thế giới đặc biệt là Hoa Kỳ.

Luật Thương mại có hiệu lực vào đầu năm 2006 cũng đã cho phép các doanh nghiệp được mua bán hàng hoá qua sàn giao dịch nước ngoài và doanh nghiệp được phép chọn ngân hàng uy tín để bảo lãnh.

Hiệp hội cà phê Cacao Việt Nam (VICOFA) cùng với bộ NN-PTNT, Ngoại giao, Công thương đã xúc tiến triển khai hợp tác với Hoa Kỳ xây dựng sàn giao dịch giữa cà phê Việt Nam và Hoa Kỳ để doanh nghiệp Việt Nam có thể đặt lệnh mua bán trực tiếp trên các sàn giao dịch ở Hoa Kỳ. Đặc biệt là đưa sản phẩm cà phê Việt Nam giao dịch tại sàn giao dịch hàng hoá Chicago (CME) - sàn giao dịch kỳ hạn lớn nhất thế giới.

3.4 Nguy cơ

Sau khủng hoảng kinh tế Hoa Kỳ đã có những bước khởi sắc những chưa thực sự ổn định do tàn dư của cuộc khủng hoản kinh tế mang lại dẫn đến đồng Đôla biết động không ngừng đặc biệt là trong quý I năm 2010 biến động rất lớn. Chính vì điều này khiến cho doanh nghiệp Việt Nam luôn ở thế bị động và tiềm ẩn những nguy cơ.

Với việc hội nhập quốc tế, nhiều doanh nghiệp kinh doanh cà phê nước ngoài với lợi thế lớn về vốn đã mở đại lý mua cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên, thu hút mạnh lượng cà phê trong dân do đưa ra giá mua cao, các doanh nghiệp "bản địa" không thể cạnh tranh về giá mua hàng đành giảm lượng xuất khẩu.

Từ những nhận định trên chúng ta có thể tổng kết qua bảng phân tích SWOT như sau:

Bảng 6: Ma trận SWOT

Những cơ hội

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.doc (Trang 25 - 28)