Dẫn động điều khiển ly hợp bằng thủy lực, trợ lực khí nén (Phương án 4)

Một phần của tài liệu Tính toán thiết kế ly hợp xe tải 8 tấn (Trang 27)

2. PHÂN TÍCH, LỰA CHỌN HỆ DẪN ĐỘNG ĐIỀU KHIỂN LY HỢP

2.4. Dẫn động điều khiển ly hợp bằng thủy lực, trợ lực khí nén (Phương án 4)

Đây là hệ dẫn động điều khiển ly hợp bằng các thanh đòn và áp lực của dầu trong các xy lanh lực. Đồng thời kết hợp với áp lực của khí nén lấy từ các máy nén khí.

Nguyên lý làm việc :

+ Khi người lái tác dụng một lực Q lên bàn đạp ly hợp 1, làm cho tay đòn bàn đạp quay quanh O1 và đẩy cần piston của xy lanh chính 3 đi xuống (theo chiều mũi tên).

Hình 2.9. Sơ đồ hệ dẫn động ly hợp bằng thủy lực có cường hóa khí nén

1. Bàn đạp ly hợp ; 2. Lò xo hồi vị

3. Xy lanh chính ; 4 ; 13. Đường ống dẫn dầu 5. Xy lanh công tác ; 6. Piston xy lanh

7. Cần piston ; 8. Xy lanh thủy lực

9. Piston xy lanh thủy lực ; 10. Cần piston xy lanh thủy lực 11. Càng mở ly hợp ; 12. Bạc mở ly hợp

14. Piston xy lanh mở van ; 15. Cốc van phân phối

16. Màng ngăn ; 17. Van xả

Dầu từ xy lanh chính 3 được piston nén lại và theo đường ống dẫn dầu 4 vào xy lanh thủy lực 8. áp lực dầu tác dụng vào mặt piston xy lanh thủy lực 9 và đẩy nó cùng cần piston 10 sang phải. Làm cho càng mở ly hợp 11 quay quanh O2 và đẩy bạc mở ly hợp 12 sang trái (theo chiều mũi tên). Ly hợp được mở.

+ Đồng thời dầu có áp suất theo đường ống dẫn dầu 13 tác dụng lên piston xy lanh mở van 14 thì đẩy piston 14 cùng cốc van 15 và màng ngăn 16 sang trái. Đóng van xả 17 lại và van nạp 18 được mở ra. Khí nén từ máy nén khí theo đường ống dẫn khí nén 19 qua van nạp 18 vào khoang A, rồi theo lỗ thông xuống khoang B và đẩy piston xy lanh 6 cùng cần piston 7 sang phải. Kết hợp với lực đẩy của áp lực dầu, đẩy piston xy lanh thủy lực 9 cùng cần piston 10 làm cho càng mở ly hợp 11 quay quanh O2 và đẩy bạc mở ly hợp 12 sang trái. Ly hợp được mở.

+ Khi người lái thôi tác dụng vào bàn đạp ly hợp 1 thì dưới tác dụng của lò xo hồi vị 2 kéo bàn đạp trở về vị trí ban đầu. Piston của xy lanh chính 3 dịch chuyển lên phía trên và dầu từ xy lanh công tác trở về xy lanh chính. Đồng thời van xả 17 mở, van nạp 18 đóng lại. Khí nén từ khoang B qua lỗ thông sang khoang A và qua van xả 17 rồi theo lỗ trên cốc van phân phối 15 thông với khí trời ra ngoài. Ly hợp đóng hoàn toàn.

+ Ưu điểm : Hệ dẫn động làm việc tin cậy, khi cường hóa khí nén hỏng thì hệ dẫn động bằng thủy lực vẫn hoạt động bình thường. Lực của người lái tác dụng vào bàn đạp ly hợp nhỏ. Hành trình toàn bộ của bàn đạp không lớn. Loại hệ dẫn động này thì đảm bảo được yêu cầu đóng ly hợp êm dịu, mở dứt khoát và dùng phù hợp với những xe có máy nén khí.

+ Nhược điểm : Kết cấu phức tạp, bảo dưỡng, điều chỉnh sửa chữa khó khăn và yêu cầu độ chính xác của hệ dẫn động cao.

* NHẬN XÉT: Qua phân tích, tìm hiểu kết cấu, nguyên lý hoạt động, xem xét ưu điểm và nhược điểm của từng phương án dẫn động điều khiển ly hợp, ta thấy Phương án 3 -

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Tính toán thiết kế ly hợp xe tải 8 tấn (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w