•Xác định những yếu tố thôi thúc người dùng phát sinh nhu cầu về điện thoại thông minh
oLý do bạn cần một chiếc smartphone ?
•Xác định những yêu cầu về chiếc điện thoại thông minh của từng nhóm người dùng (độ tuổi, nghề nghiệp, giới tính, thu nhập)
oBạn quan tâm đến những yêu tố nào của smartphone? oBạn thích sử dụng hệ điều hành nào nhất trong 3 hệ:
oBạn hãy lựa chọn kiểu dáng, màu sắc của chiếc smartphone mà bạn muốn oBạn yêu cầu cấu hình máy tối thiểu như thế nào (Phù hợp với mục đích sử dụng):
oMức giá mà bạn sẵn sang chi trả để mua máy ?
oBạn thấy một chiếc smartphone cần có những những chức năng gì
•Tìm hiểu nhu cầu của những người đang sử dụng máy (mức độ hài lòng, nhu cầu cải tiến chức năng,…)
oBạn đang dùng điện thoại gì?
oBạn có hài lòng về chiếc điện thoại bạn đang dung không? oLý do bạn không hài lòng, cần cải tiến gì?
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu2.1.2.1. Thiết kế nghiên cứu2.1.2.1. Thiết kế nghiên cứu 2.1.2.1. Thiết kế nghiên cứu
•Đối tượng thu thập thông tin của cuộc nghiên cứu là thành viên của những diễn dàn công nghệ như tinhte, winphoneviet, heaveniphone, sforum,… (bảng hỏi online) và người dùng smartphone thuộc 3 quận Đống Đa, Hoàng Mai, Hai Bà Trưng,..
•Dữ liệu cần thu thập bao gồm cả loại dữ liệu sơ cấp và loại dữ liệu thứ cấp. Nguồn của dữ liệu sơ cấp xuất phát từ các đối tượng thu thập thông tin, dữ liệu loại này sẽ khai thác được thông qua quá trình thu thập. Nguồn của các dữ liệu thứ cấp chủ yếu là từ các bài báo, các báo cáo, các thống kê có nội dung liên quan đến cuộc nghiên cứu chủ yếu được tìm kiếm thông qua mạng internet.
•Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp của cuộc nghiên cứu là phỏng vấn thông qua bảng hỏi phỏng vấn trực tiếp và bảng hỏi online:
(https://docs.google.com/forms/d/1iMPmzhm4qjEkbY0e___3YMRyg5Qslr6GZNjvUlREWs A/viewform).
•Theo đó, bảng hỏi sẽ được hiết kế, sử dụng để đến gặp và phỏng vấn trực tiếp đối tượng cần thu thập thông tin. Phỏng vấn trực tiếp có sử dụng bảng hỏi là phương pháp thu thập thông tin rất linh hoạt, có khả năng nhận được hồi âm rất cao, và có thể giữ được sự kiểm soát đối với mẫu nghiên cứu. Bên cạnh đó, kết hợp với việc sử dụng bảng hỏi online thông qua công cụ google docs. Đây là công cụ rất hữu ích, hơn nữa việc thông qua môi trường internet sẽ cho phép độ phủ rộng hơn, tiết kiệm được nhiều khoản chi phí đi lại, thời gian.
2.1.2.2. Thiết kế mẫu nghiên cứu
•Tổng thể mục tiêu của cuộc nghiên cứu là toàn bộ người dùng smartphone trong độ tuổi 18 - 45 trên địa bàn Hà Nội.
•Phương pháp lấy mẫu được sử dụng là chọn mẫu ngẫu nhiên. •Kích thước mẫu được xác định là 200 phần tử.
•Tỷ lệ các câu hỏi được trả lời đạt trên 80%.
2.1.2.3. Thu thập dữ liệu và các công việc hiện trường
•Thời gian tiến hành phỏng vấn từ ngày 14/4 đến 22/4 trên cả hai loại bảng hỏi online và phỏng vấn trực tiếp. Khu vực phỏng vấn là
oCổng các trường đại học Xây dựng, Bách khoa, Học viện ngân hàng, Ngoại thương, Kinh tế quốc dân và các khu vực kí túc xá.
oPhỏng vấn online với những người làm văn phòng
oPhỏng vấn online tại các diễn đàn công nghệ lớn như tinh té, gsm. Voz, Sforum,…
2.1.2.4. Phân tích và xử lý số liệu
2.2. Kết quả nghiên cứu về nhu cầu, hành vi sử dụng smartphone của người tiêu dùng từ 18 đến 45 tuổi giới hạn trong 3 hệ điều hành Windowphone, Androi và IOS:
2.1.1. Cơ cấu đối tượng điều tra:
•Phần mềm thống kê SPSS sẽ được sử dụng để phân tích và xử lý số liệu. Sau khi đã hoàn thành công việc thu thập dữ liệu, sẽ tiến hành mã hóa dữ liệu trên bảng hỏi vào SPSS. Sau đó các dữ liệu được mã hóa này sẽ được tổng hợp lại, chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình phân tích. Phương pháp phân tích được sử dụng chủ yếu là phân tích thống kê mô tả, sử dụng các kỹ thuật phân tích như: lập bảng tần suất và tỷ lệ phần trăm, kỹ thuật đánh giá hội tụ, kỹ thuật lập bảng so sánh chéo…Các phân tích được thực hiện hoàn toàn trên phần mềm SPSS, các bảng biểu kết quả ngay sau đó được tổng hợp lại, dịch sang tiếng Việt, trình bày lại để tiện cho việc quan sát và đánh giá.
•Kết quả nghiên cứu sơ bộ cho kết quả như sau, số phiếu điều tra trực tiếp được phát đi là 75 phiếu, có 8 phiếu không hợp lệ. Số phiếu online hợp lệ là 155 phiếu, vậy số phiếu hợp lệ là 222 phiếu, chiếm 96,52% số phiếu gửi đi. Phân tích số liệu trên 222 phiếu hợp lệ ta có cơ cấu đối tượng thu thập thông tin về Độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp và thu nhập là:
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu đối tượng thu thập thông tin theo giới tính
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu đối tượng thu thập thông tin theo thu nhập Tung dung smartphone
Frequenc y Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid roi 166 74.8 74.8 74.8 chua 56 25.2 25.2 100.0 Total 222 100.0 100.0
co y dinh mua? Frequenc y Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Co 48 21.6 82.8 82.8 Ko 10 4.5 17.2 100.0 Total 58 26.1 100.0 Missing System 164 73.9 Total 222 100.0
Bảng 2.2 số liệu về những người chưa từng sử dụng nhưng có ý định mua trong tương lai
• Với bảng 1 và bảng 2, ta có thể thấy trong hơn 200 người được điều tra, số người từng dự dụng smartphone lên tới 74,8% và trong những người chưa từng sử dụng thì số người mong muốn có một chiếc smartphone chiếm tới 82,8 %. Thông tin điều tra đó cho thấy nhu cầu về smartphone là rất lớn do lợi ích nó mang lại cho cuộc sống. Những công việc sinh hoạt hàng ngày giờ cũng có thể tích hợp trong chiếc điện thoại nhỏ gọn. Dù đồ công nghệ cao nhưng nó giờ đây trở nên thật dễ tiếp cận, điều đó chứng minh qua sự phổ biến của nó. Phần lớn những người sự dụng đều mong muốn có một chiếc điện thoại thông minh dù chưa trải nghiệm có thể do sức lan tỏa về công dụng của nó thông qua truyền miệng khiến ai cũng thích thú và muốn sắm cho mình một chiếc
khong co nhu cau Frequenc y Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid co 14 6.3 24.1 24.1 ko 44 19.8 75.9 100.0 Total 58 26.1 100.0 Missing System 164 73.9 Total 222 100.0
Bảng 2.3 Phân tích lý do không có ý định mua smartphone của người tiêu dùng – không có nhu cầu
khong thich mua
Frequenc y Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid co 2 .9 3.4 3.4 ko 56 25.2 96.6 100.0 Total 58 26.1 100.0 Missing System 164 73.9 Total 222 100.0
Bảng 2.4 Phân tích lý do không có ý định mua smartphone của người tiêu dùng – không thích sản phẩm smartphone, thấy sản phẩm không cần thiết
khong du dieu kien tai chinh
Frequenc
y Percent PercentValid CumulativePercent
Valid Co 45 20.3 77.6 77.6
Khong 13 5.9 22.4 100.0
Total 58 26.1 100.0
Missing System 164 73.9
Total 222 100.0
Bảng 2.5 Phân tích lý do không có ý định mua smartphone của người tiêu dùng – không đủ điều kiện tài chính
• Thông qua bảng 3,4,5 chúng ta có thể biết được phần lớn lý do mà những người có nhu cầu chưa sở hữu được một chiếc smartphone là do điều kiện tài chính không đủ, chiếm tới 73,1 %. Đây là thông tin đáng chú ý cho phân khúc smartphone giá rẻ, việc có nhu cầu sở hữu một chiếc smartphone chiếm phần đông người tiêu dùng không còn nghi ngờ gì nữa, nếu xóa bỏ rào cản về giá, chú tâm phát triển những loại sản phẩm giá xấp xỉ 2 triệu đồng thì đây sẽ là một thị trường màu mỡ.
2.1.2. Những yếu tô thôi thúc người dùng phát sinh nhu cầu về điện thoại thông minh
Tung dung smartphone * yeu cau cong viec Crosstabulation
Count
yeu cau cong viec
Total Co Khong Tung dung smartphone roi 95 65 160 chua 22 26 48 Total 117 91 208
Bảng 2.6: Phân tích chéo những người có nhu cầu sử dụng smartphone theo yêu cầu công việc
• Trong những người đã sử dụng smartphone và có nhu cầu trong tương lai thì hơn một nửa (56, 25 %) muốn sử dụng chiếc điện thoại thông mình vào những ứng dụng công việc. Khác với chiếu điện thoại tích hợp nhiều chức năng ngày xưa, smartphone ngày nay có đủ khả năng để thay thế một chiếc máy tính trong việc thực hiện những công việc văn phòng cơ bản như lên lịch hẹn, soạn thảo văn bản, tìm kiếm thông tin dữ liệu, quản lý mạng nội bộ. Xu hướng làm việc hiện đại hướng đến ngày càng tăng năng suất làm việc đòi hỏi tính cơ động của mỗi lao động, có thể thao tác công việc mọi lúc mọi nơi. Nhu cầu về một phương tiện nhỏ gọn có thể làm việc thông qua nó phát sinh là điều dễ hiểu. Tuy nhiên nhu cầu này vẫn còn chưa cao, nhất là tác phong làm việc ở Việt Nam còn chưa chuyên nghiệp, việc sử dụng điện thoại thông minh để làm việc mang tính tranh thủ nhiều hơn là tối đa hóa hiệu suất làm việc. Đây vẫn có thể là một cân nhắc cho tương lai về một chiếc máy dành riêng cho giới doanh nghiệp. Về tính năng sản phẩm, BlackBerry (BB) đã làm rất tốt điều này với những sản phẩm phím cứng như Bolt, 880 hay Pearl nhưng vẫn lụi tàn dần do không đáp ứng được doanh số, ngay cả việc thay đổi chiến lược sang điện thoại cảm ứng là Z10 với mức giá quá hấp dẫn (4,5 triệu) nhưng vẫn không kéo thị phần của BB lên được. Dù do nhiều yếu tố nhưng có thể kể đến lớn nhất là việc vẫn chưa có một nhu cầu rõ nét nào về một sản phẩm “chuyên nghiệp” dành riêng cho giới doanh nghiệp
Tung dung smartphone * trai nghiem, cap nhat cong nghe Crosstabulation
Count
trai nghiem, cap nhat cong nghe Total Co Khong Tung dung smartphone roi 98 62 160 chua 37 11 48 Total 135 73 208
Bảng 2.7: Phân tích chéo những người có nhu cầu sử dụng smartphone để trải nghiệm công nghệ
• Chiếm đến 64,9 % lựa chọn, nhu cầu trải nghiệm công nghệ chiếm tỷ lệ cao nhất trong các nhu cầu được kể đến. Những năm gần đây, những trang cộng
đồng công nghệ hoạt động rất mạnh, các hoạt động trao đổi máy để dùng thử, tiết kiệm chi phí mà vẫn có thể trải nghiệm nhiều loại máy khác nhau rất phổ biến. Về công nghệ, Việt Nam những năm về trước đều kém thông tin so với nước phát triển, có lẽ vì lí do đó mà xuất hiện nhiều người luôn muốn được, tìm hiểu và cập nhật điều mới về công nghê, và nhu cầu trải nghiệm cái mới sinh ra rất tự nhiên. Nói đến nhu cầu này, người tiêu dùng thường hướng đến những sản phẩm của hệ điều hành Android, một hệ điều hành mở mà dường như không bao giờ hết cái để khám phá. Nếu được chọn để đầu tư cho nhu cầu này, thì việc cân nhắc để đầu tư cho một sản phẩm Android là hoàn toàn hợp lý
Tung dung smartphone * the hien ca tinh Crosstabulation
Count
the hien ca tinh
Total Co Khong Tung dung smartphone roi 36 124 160 chua 12 36 48 Total 48 160 208
Bảng 2.8: Phân tích chéo những người có nhu cầu sử dụng smartphone để thể hiện cá tính
• Nhu cầu sử dụng smartphone để thể hiện cá tính chiếm tỷ lệ không cao lắm (23,07%). Điều này có vẻ bất hợp lý vì phần lớn đối tượng thu thập thông tin rơi vào sinh viên từ 18-24 tuổi, việc thể hiện cá tính như một xu hướng tâm lý gắn liền với lứa tuổi này. Có thể nhìn nhận theo hướng, smartphone phân cấp quá rõ ràng, việc thể hiện thường chỉ xuất ở những cá nhận sử dụng những loại máy tầm cao như Sony Xperia Z, Iphone 5, Samsung Galaxy S4, HTC M8 hay LG G2, đặc biệt là các sản phẩm iphone có rất nhiều phụ kiện đi kèm để người dùng có thể cá nhân hóa “dế yêu” của mình và sô này không có nhiều. Gợi marketing ở đây có thể là sự đa dạng hóa lựa chọn làm tăng tính cá nhận hóa như việc tăng màu sắc lựa chọn như những chiếc Lumia và X của Nokia đã làm hay đầu tư cho phụ kiện để tạo những dấu ấn khác biệt của mỗi cá nhân nhưng trở ngại lớn là khả năng chi trả cho những chi phí
tăng thêm ấy không thể khả thi bằng những khách hàng sử dụng những sản phẩm tầm cao cấp.
Tung dung smartphone * giai tri Crosstabulation
Count giai tri Total Co Khong Tung dung smartphone roi 57 103 160 chua 23 25 48 Total 80 128 208
Bảng 2.9: Phân tích chéo Những người có nhu cầu sử dụng smartphone để giải trí
• Nhu cầu giải trí chiếm tỷ lệ ở mức trung bình (38,46%), nhu cầu giải trí không quá lớn nhưng vẫn cần thiết không thể thiếu. Áp lực cuộc sống khiến cho người ta luôn đòi hỏi một nơi có thể giải tỏa căng thẳng, và nhu cầu giải trí xuất hiện ở khắp mọi nơi. Ngoài việc xem phim, nghe nhạc, người dùng có thể giải trí qua game mobile. Tuổi thọ của những game này thường ngắn nên thị trường game luôn đòi hỏi sự đa dạng. Nếu đầu tư vào phát triển game thì là quá sức đối với các nhà phát hành hệ điều hành. Vậy nên đầu tư vào sự quy chuẩn, tiện lợi của chợ ứng dụng là một chiến lược tốt, có thể kêu gọi nhà nhà sản xuất phần mềm hay ngay cả phim, nhạc, sách điện tử cùng tạo nên một kho giải trí đa dạng. Điều này thì AppStore của Apple làm tốt hơn hết, đó cũng chính là lý do mà phần mềm tại AppStore luôn cập nhật và mới nhất trong ba hệ điều hành. Một sản phẩm Smartphone không thể thiếu yếu tố giải trí và nếu đầu tư cho sự chuyện nghiệp thì hướng tới đầu tư một chợ ứng dụng bảo mật cao, tiện lợi như AppStore
2.1.3. Những yêu cầu về chiếc điện thoại thông minh của từng nhóm người dùng (độ tuổi, nghề nghiệp, giới tính, thu nhập)
Biểu đồ 2.5: Mức độ quan tâm của người tiêu dùng tới từng yêu tố của smartphone
• Như đã phân tích bên trên, giá cả luôn là yếu tố coi trong hàng đầu, chiếm sự lựa chọn cao nhất (81,73 %) trong các yếu tố mà người tiêu dùng chịu ảnh hưởng trong việc chọn lựa một chiếc điện thoại thông minh. Ngoài ra, những yếu tố được coi trọng không kém là kiểu dáng, màu sắc và Cấu hình máy, màn hình hiển thị chiếm xấp xỉ 160 (76,92%) người lựa chọn. Thực chất những yếu tố đó thường được quy định một cách rất riêng của từng hệ điều hành và nhà sản xuất riêng biệt. Ví như chỉ cần xác định một mức giá và hệ điều hành ta có thể hình dung ra cấu hình tương ứng của thiết bị đó, nhưng thường chỉ những người tìm hiểu sâu mới để ý, và trong những người được hỏi thì ít ai quan tâm đến yếu tố hệ điều hành và nhà sản xuất. Điều đó chứng tỏ nhu cầu về smartphone khá rõ ràng nhưng thông tin về nó chưa được khai thác sâu nên người tiêu dùng vẫn rất dễ bị cuốn hút bởi truyền thông đi kèm những thông tin màu mè, không áp dụng được cho thực tiễn sử dụng máy, như chức năng ảo của SamSung Galaxy S4 gây thất vọng cho người dụng khi mua về sử dụng.
Biểu đồ 2.6: Mức độ yêu thích đối với từng hệ điều hành
• Theo biểu đồ 2.6, ta có thể thấy hệ điều được yêu thích nhất là Android với tỷ lệ lựa chọn là 56,8%, tiếp theo là hệ điều hành iOS với 33,5 %, chiếm không đáng kể là hệ điều hành WindowPhone vớ 9,7%. Có thể lý giải đơn giản sự lựa chọn này là do tính phổ biến của hệ điều hành Android. Một hệ điều hành mở chạy cho hầu hết các thiết bị smartphone cho thị trường, việc