Sử dụng B angularis trong ương cá bống tượng từ 1 10 ngày tuổ

Một phần của tài liệu tóm tắt luận án nghiên cứu đặc điểm sinh học, nuôi và sử dụng luân trùng nước ngọt (Trang 32)

thể/mL có bổ sung tảo Chlorella với mật độ 1x106-1,5x106 tế

bào/mL có thể nâng cao tỉ lệ sống của cá lên 43,6%.

Chương 4

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 4.1 Kết luận 4.1 Kết luận

- Sự phân bố của luân trùng Brachionus angularis:

B. angularis dòng bản địa xuất hiện ở hầu hết các loại hình thủy vực nước ngọt được nghiên cứu; có khả năng phân bốở những vùng có pH =4 trở lên và xuất hiện ở khu vực cửa sông Hậu (nhánh sông Cửu long) có độ mặn từ 1‰ đến 5‰.

- Đặc điểm sinh học, vòng đời của B. angularis

Các chỉ tiêu sinh học sinh sản của luân trùng B. angularis

ởđiều kiện 28oC, pH = 8 và độ mặn = 1‰ cho thấy luân trùng

B. angularis có tuổi thọ từ 55-68 giờ; thời gian thành thục từ

12-17 giờ (0,5-0,7 ngày); thời gian phát triển phôi từ 8-9 giờ; nhịp sinh sản từ 2 đến 2,5 giờ và sức sinh sản từ 17 đến 21 con/con cái.

- Nuôi sinh khối luân trùng B. angularis

Quần thể luân trùng B. angularis có thể đạt mật độ cao (hơn 2.000 cá thể/mL) khi sử dụng tảo Chlorella ở mật độ

60.000 tế bào/luân trùng/ngày hoặc hoàn toàn bằng men bánh mì với liều lượng theo công thức y= 0.0134 x D 0,415 x V hoặc

với tỉ lệ kết hợp Chlorella và men bánh mì là 1:1, với mật độ

cấy thả ban đầu là 200 cá thể/mL, tỉ lệ thay nước 30%/ngày và tỉ lệ thu hoạch 25%/ngày.

- Sử dụng B. angularis trong ương cá bống tượng từ 1-10 ngày tuổi 10 ngày tuổi

Trong hệ thống ương cá bống tượng, với mật độ luân trùng 11 cá thể/mL kết hợp với tảo Chlorella (mật độ 1,5 x 106 tế bào/mL) có thể tăng tỉ lệ sống của cá lên 43,6%.

4.2 Đề xuất

- Nghiên cứu biện pháp thuần hóa luân trùng B. angularis

lên độ mặn cao hơn để có thể sử dụng cho các đối tượng cá, giáp xác nước lợ, mặn có kích thước ấu trùng nhỏ.

- Nghiên cứu qui trình nuôi sinh khối B. angularis ở qui mô lớn hơn nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất giống các loài cá, giáp xác nước ngọt cũng như lợ, mặn.

- Nghiên cứu sử dụng luân trùng B. angularis trong sản xuất giống cá dĩa và một số loài cá nước ngọt và lợ, mặn khác.

DANH MC CÔNG TRÌNH CA TÁC GI

Các bài báo

1. Trần Sương Ngọc, Lê Ngọc Hà, Nguyễn Thị Tý Nị, Vũ Ngọc Út. 2010. Ảnh hưởng của nhiệt độ và pH lên một số Ngọc Út. 2010. Ảnh hưởng của nhiệt độ và pH lên một số chỉ tiêu sinh học sinh sản của luân trùng nước ngọt

(Brachionus angularis). Tạp chí Khoa học Đại học Cần

Thơ, số 14: 108-116

2. Trần Sương Ngọc, Nguyễn Thành Đức, Nguyễn Tấn Khương, Vũ Ngọc Út. 2010. Ảnh hưởng của tảo Chlorella Khương, Vũ Ngọc Út. 2010. Ảnh hưởng của tảo Chlorella

và men bánh mì lên sự phát triển của quần thể luân trùng nước ngọt (Brachionus angularis) nuôi trên bể. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, số 14: 66-75

3. Trần Sương Ngọc và Vũ Ngọc Út. 2011. Đặc điểm phân bố của luân trùng nước ngọt (Brachionus angularis) trong các của luân trùng nước ngọt (Brachionus angularis) trong các hệ sinh thái khác nhau. Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần thứ 4. Nhà xuất bản nông nghiệp: 65-71

4. Trần Sương Ngọc và Vũ Ngọc Út. 2011. Ảnh hưởng của tỉ lệ thay nước và thu hoạch lên sự phát triển của quần thể lệ thay nước và thu hoạch lên sự phát triển của quần thể luân trùng nước ngọt (Brachionus angularis). Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần thứ 4. Nhà xuất bản nông nghiệp:137-144

Một phần của tài liệu tóm tắt luận án nghiên cứu đặc điểm sinh học, nuôi và sử dụng luân trùng nước ngọt (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)