Nghĩa thực tiễn và kiến nghị

Một phần của tài liệu TÁI ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU 333 TẠI THỊ TRƯỜNG TP. HỒ CHÍ MINH.PDF (Trang 76)

Đề tài đã đưa ra một cách áp dụng các bước định vị thương hiệu của Happer Boyd khá chi tiết và cụ thể cho thị trường bia trung, cao cấp tại thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cho thị trường hàng tiêu dùng tại Việt Nam nói chung.

Riêng đối với thương hiệu bia 333, đề tài đã đưa ra được một cái nhìn khá chi tiết về thị trường bia trung cao cấp, vị trí của thương hiệu bia 333 trong thị trường dưới nhận thức người tiêu dùng, đưa ra chương trình định vị thương hiệu 333. Cụ thể đề tài đã:

1. Xác định được các thuộc tính liên quan đến thương hiệu bia- yếu tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến xu hướng tiêu dùng thương hiệu bia. Đánh giá được sự khác biệt của các nhóm khách hàng trong đánh giá của họ về các thuộc tính liên quan đến thương hiệu bia. Việc này được thực hiện bằng các nghiên cứu khoa học nghiêm túc, ý nghĩa thực tiễn cao. Từ đó đưa ra được nhu cầu thực tiễn của thị trường về thương hiệu bia trung, cao cấp.

2. Xây dựng được bản đồ nhận thức của người tiêu dùng đối với các thương hiệu trên cơ sở khảo sát đánh giá của khách hàng về các thương hiệu, xác định được vị trí thương hiệu bia 333, đường cong giá trị các thương hiệu cung cấp cho khách

hàng, trên cơ sở đó xác định được thực trạng, các điểm mạnh, yếu của thương hiệu bia 333.

3. Phối hợp giữa vị trí hiện tại, nhu cầu thị trường, tỉ lệ thị phần các thương hiệu bia trong nhóm khách hàng khảo sát, đưa ra vị trí mong muốn phù hợp. Kết hợp nhu cầu thị trường, vị trí hiện tại, các điểm mạnh yếu và vị trí mong muốn, đưa ra các giải pháp đạt đến vị trí mong muốn của thương hiệu bia 333.

Với tình trạng cạnh tranh khốc liệt hiện nay của thị trường bia, việc tham gia vào thị trường bia Việt Nam của các tập đoàn bia lớn trên thế giới là chắc chắn như ABInBew với giấy phép xây dựng nhà máy đã được cấp, việc tham gia của các tập đoàn bia khác là không thể tránh khỏi, để đứng vững và phát triển, nhất là đối với một doanh nghiệp trong nước, hạn chế về nhiều mặt, từ chiến lược, nhân lực, nguồn vốn, đến kinh nghiệm công nghệ, cạnh tranh thị trường, quản trị thương hiệu…Tổng Công ty Cổ phần Bia, Rượu, Nước Giải khát Sài Gòn cần củng cố vị trí các thương hiệu, nhất là các thương hiệu chính, đóng góp nhiều vào nguồn thu của công ty. Đề tài đã đưa ra được hướng định vị cho thương hiệu bia 333 với các giải pháp phù hợp được hình thành từ kết quả nghiên cứu thị trường theo hướng hiện đại của lý thuyết Marketing, áp dụng các phương pháp nghiên cứu, phân tích khoa học hiện đại, độ tin cậy cao.

Đề tài đã xác định được trọng số ảnh hưởng của các yếu tố đến xu hướng tiêu dùng thương hiệu bia trung, cao cấp tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh, thấy rõ được sức ảnh hưởng của quảng cáo, hình ảnh thương hiệu đến xu hướng tiêu dùng thương hiệu bia. Hiện thực hóa được vị trí các thương hiệu bia cạnh tranh và thương hiệu bia 333, xác định dược các điểm mạnh yếu, các điểm cần thay đổi, cải thiện để đạt được vị trí mong muốn của thương hiệu bia 333.

Tuy nhiên, để đảm bảo việc thực hiện các giải pháp đề xuất hiệu quả, Tổng Công ty Cổ phần Bia, Rượu, Nước Giải khát Sài Gòn cần thực hiện nhiều khảo sát , phân tích chuyên sâu khác về những vấn đề đề tài còn chưa phân tích hết, chẳng hạn như đề tài đã thực hiện đánh giá sự khác biệt về đánh giá giữa các nhóm nhưng chưa xác định được sự khác biệt đó cụ thể là thế nào? Nhóm nào có xu hướng đánh

giá tốt, nhóm nào có xu hướng đánh giá không tốt? Điều gì góp phần cải thiện các đánh giá đó?

Một phần của tài liệu TÁI ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU 333 TẠI THỊ TRƯỜNG TP. HỒ CHÍ MINH.PDF (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)