Những thuận lọ

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VẤN ĐỀ BỎ HỌC CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ (Trang 27)

Thuận lợi trước tiên mà chúng tôi muốn chia sẻ YỚi các bạn đó là, chúng tôi đã có một giáo viên hướng dẫn đề tài thật nhiệt tình, tâm huyết, luôn tận tâm cùng chúng tôi thực hiện đề tài.

Một thuận lợi nữa đã góp rất nhiều vào sự thành công của đề tài đó là : Khi chúng tôi đến một số trường THCS một số thầy cô hiệu trưởng đã nhiệt tình giúp đỡ như cung cấp số liệu cũng như cho biết về tình hình học tập của các em học sinh ở trường. Đồng thời các thầy các cô còn chỉ ra những nguyên nhân, thực trạng và có những đề xuất về một số giải pháp nhằm khắc phục thực trạng bỏ học của học sinh trong giai đoạn hiện nay (Trường THCS Linh Trung, Tân Phú, Trương Văn Ngư).

Qua một số trang web chúng tôi có thể thu thập được những thông tin cần thiết góp phàn làm phong phú thêm cho đề tài.

2. Khó khăn

Bao giờ cũng vậy, thuận lợi luôn đi kèm với khó khăn, trong quá trình thực hiện đề tài bên cạnh những thuận lợi và những mặt đạt được chúng tôi cũng vấp phải không ít khó khăn. Vì là những sinh viên năm nhất nên chúng tôi chưa có kinh nghiệm trong việc thực hiện đề tài (mặc dù đã có người hướng dẫn nhiệt tình), nên khi đi thực tế đến các trường chúng tôi đã gặp phải nhiều khó khăn :

Thứ nhất, đề tài mà chúng tôi thực hiện đó là một đề tài mang tính chất “nhạy cảm” trong xã hội. Một vấn đề mà không phải trường học nào cũng muốn đưa ra số liệu, nhiều trường đã cố tình che dấu như Trường THCS Xuân Trường. Đây là một

trường nằm ở gần cầu vượt Linh Xuân - Quận Thủ Đức, chúng tôi đã tới trường nhiều lần nhưng trường luôn tìm cách từ chối bằng cách hẹn ngày sau tới và cứ như vậy chúng tôi đã phải bỏ ra nhiều thời gian để tới trường nhưng kết quả vẫn không thu lại được gì. Qua đây chúng tôi cũng có một suy nghĩ đó là các trường luôn tìm cách để phủ nhận việc học sinh bỏ học, không muốn công khai, như vậy cũng đồng nghĩa với việc trường chưa thực sự đối diện YỚi sự thật để tìm ra hướng giải quyết.

Thứ hai, do điều kiện kinh phí có hạn nên chúng tôi không có được nguồn hỗ trợ tò khoa, vì vậy vấn đề tài chính cũng là khó khăn của chúng tôi. Nhiều khi do không có tài chính kết hợp YỚi thời gian ngắn nên chúng tôi đã không tìm hiểu sâu hơn được về Yấn đề nghiên cứu.

Thứ ba, đó là thời gian thực hiện đề tài ngắn, khiến cho chúng tôi phải lên kế hoạch một cách nhanh nhất và phân chia công việc theo từng người. Không có thời gian để tìm hiểu nhiều về tình trạng học sinh bỏ học, vì vậy nhiều khi cũng chưa có cái nhìn toàn diện về vấn đề.

Tóm lại, thuận lợi cũng có mà khó khăn cũng không ít nhưng với sự cố gắng và nỗ lực của nhóm chúng tôi cùng YỚi sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn cuối cùng đề tài cũng đã hoàn thành và chúng tôi thật sự thích thú với công việc này vì nó mang cho chúng tôi nhiều kinh nghiệm quý báu.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Văn Minh, “Khảo sát tình hình ỉưu ban, bỏ học của học sinh 2 trường vùng ven Thành phổ Hồ Chí Minh ”, Viện Nghiên cứu giáo dục, năm 1992.

2. Thái Duy Tuyên, “Hiện tượng ỉưu ban, bỏ học :Thực trạng, nguyên nhân, vẩn đề và biệnpháP”, Viện Nghiên cứu giáo dục, 1992.

3. Phạm Thanh Bình, “về nguyên nhân và biện pháp chổng bỏ học”, Viện Nghiên cứu giáo dục - 1992.

4. Hồ Thiệu Hùng, “Vẩn đề lưu ban, bỏ học ở Thành phổ Hồ Chí Minh ”, Viện Nghiên cứu giáo dục - 1992 .

5. Báo cáo của Ồng Mai Phú Thanh - Chuyên viên Sở GD-ĐT về “Thực trạng học sinh lưu ban, bỏ học tại Thành phổ Hồ Chí Minh đầu năm học 2007 - 2008” (Báo cáo tại hội thảo “Nguyên nhân và giải pháp thực trạng bỏ học của học sinh hiện nay”, được tổ chức tại Trường Đại học Bán công Tôn Đức Thắng ngày

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VẤN ĐỀ BỎ HỌC CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(29 trang)
w