Triển vọng quan hệ kinh tế thương mại ViệtMỹ saukhi ký kết hiệp định thương mại.

Một phần của tài liệu Hiệp định thương mại Việt Mỹ (Trang 26 - 28)

thương mại.

Triển vọng quan hệ thương mại Việt nam-Mỹ sau khi ký kết hiệp định sẽ rất lớn,phù hợp với tiềm năng và đòi hỏi của mỗi nước.Theo ông Peter Peterson-đại sứ Mỹ tại Việt nam-thì vấn đề khúc mắc nhất đang gây khó khăn cho hai nước trong nỗ lực đi đến ký kết hiệp định này có thể giải thích bằng một số lý do.Việt nam là một nước có nền kinh tế thị trường còn non trẻ.Việt nam mới chỉ đeo đuổi chính sách kinh tế thị trường tự do chưa đầy 10 năm nay.Vì thế,Việt nam còn cần phải xây dựng những cơ chế có thể giúp cho hệ thống kinh tể thị trường ở đây hoạt động hữu hiệu.Ngoài vấn đề thuế qua,Việt nam còn cần xét lại những vấn đề quan trọng khác có liên quan đến hàng rào mậu dịch ,những biện pháp hạn chế được áp dụng trong cac lĩnh vực kinh tế khác nhau trong đó có cả vấn đề liên quan đến dịch vụ,Sở dĩ Mỹ và Việt nam vẫn chưa đi đến một thoả hiệp như vậy là vì Việt nam còn cần phải tìm hiểu xem Mỹ sẽ phải thực thi những nghĩa vụ nào và liệu Việt nam có đủ khả năng để thi hành những nghĩa vụ của mình hay không. ông Peter Peterson còng cho rằng việc ông có thái độ lạc quan với viễn cảnh hình thành một hiệp định thương mại là có lý do.Mỹ và Việt nam đã gặt hái được nhiều thành quả tốt đẹp qua các cuộc thương thảo gần đây.Trong vòng đàm phán lần thứ 7 diễn ra vào tháng 3 năm 1999,Mỹ và Việt nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể ngay cả khi phải giải quyết những vấn đề gay go như vấn đề bản quyền và tài sản trí tuệ.Vòng đàm phán thứ 8 vào tháng 6 năm 1999 cũng kết thúc với việc thu hẹp đáng kể nhiều vấn đề tồn tại.Trả lời phỏng vấn về lĩnh vực ngân hàng và bảo hiểm,ông này lại cho rằng ngững cơ sở tài chính ở Việt nam hiện vẫn còn rất non nít và phải khá lâu nưã mới có thể sánh ngang hàng với những hệ thống tài chính quốc tế.Chính vì thế,Mỹ sẽ đòi hỏi Việt nam phải củng cố các cơ sở tài chính để có thể cạnh tranh trên trường quốc tế. Như vậy trong tương lai,Việt nam sẽ phải cho phép những cơ sở tài chính cũng như các hãng bảo hiểm của nước ngoài vào làm ăn tại Việt nam.Trên thực tế,hiện nay nhiều ngân hàng nước ngoài ở việt nam sẵn sàng cung ứng nhiều dịch vụ hơn một khi Mỹ và Việt nam ký kết bảng hiệp ước giao thương và họ có thêm điều kiện dẽ dàng cho công việc kinh doanh của mình.Hơn nữa,với BTA,chi phí hàng hoá và dịch vụ ở Việt nam sẽ giảm theo tỉ lệ thu nhập trung bình của công nhân tương đương với mức này ở các nước đối tác thương mại khác. Doanh thu thuế sẽ tăng do kinh doanh

phát triển,tạo điều kiện chi nhiều hơn cho giáo dục,y tế đường xá,nhà máy lọc nước và điện lực cho người dân.

Ngoài ra,việt nam có thể hưởng chế độ thuế quan phổ cập(GSP) của Mỹ. Như đã biết,đây là chế độ ưu đãi mà Mỹ dành cho các nước đang phát triển,có chế độ ưu đãi trên đơn phương không ràng buộc điều kiện có đi có lại như MFN. Nội dung của GSP là miễn thuế hoàn toàn hoặc ưu đãi thuế suất thấp.Xét về nhiều mặt,nó còn có lợi hơn cả MFN.

Tiềm năng của hai nước trong quan hệ thương mại nói riêng,kinh tế nói chung còn nhiều điều cần phát huy. Việc đàm phán ký kết hiệp định thương mại toàn diện là bước đi quan trọng và tất yếu trong quá trình bình thường hoá quan hệ kinh tế vì lợi Ých của cả hai nước. Đạt tới mục tiêu đó, cả hai bên đều phải có những cố gắng vượt bậc để vượt qua những trở ngại. Đòi hỏi chung hiện nay là phải nhượng bộ và hiểu biết lẫn nhau,cùng thể hiện thiện trí, khắc phục những khác biệt về văn hoá và luật pháp, tìm giải pháp thích hợp cho một hiệp định toàn diện mà hai bên đều chấp nhận được.

KẾT LUẬN

Trong gần hai thập kỷ sau cuộc chiến Việt Nam, quan hệ thương mại Mỹ-Việt vẫn còn băng giá với việc Mỹ áp đặt cấm vận thương mại đối với Việt Nam. Năm 1994, tiếp theo việc nới lỏng sơ bộ một số hạn chế, tổng thống dành cho Việt nam việc miễn áp dụng các điều khoản của luật sửa đổi Jackson Vanik.

Đẩy mạnh quan hệ ngoại giao để tiến tới tăng cường hoạt động kinh tế, phát triển quan hệ kinh tế đưa quan hệ ngoại giao đén những bước xa hơn, trong đó thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại mang tính chất trọng yếu. Đó chính là mục tiêu của Chính phủ và Nhà nước Việt nam đáp ứng mong mỏi giới kinh doanh cũng như nhân dân Việt nam trong mối quan hệ với Mỹ, cũng là mục tiêu của Hoa kỳ trong chiến lược kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương và một phần chiến lược kinh tế toàn cầu. Tuy thực trạng mối quan hệ đó hiện nay chưa đạt được những điều mà cả hai bên mong muốn và còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết nhưng chắc chắn trong tương lai, những thành tựu đạt được còn rực rỡ hơn.tuy nhịp độ phát triển kinh tế mấy năm qua bị chựng lại nhưng trong thời gian tới khi mà Việt nam ký được hiệp định thương mại, chế độ NTR được thiết lập và một số vấn đề khác được giả toả thì nhất thiết Việt nam có thể tiến vào thế

kỷ 21 trong một tư thế vững chắc hơn, dồi dào sinh lực hơn, hội nhập vào nền kinh tế thế giới một cách bình đẳng và ngang sức hơn hiện nay. Điều đó có thể thành hiện thực hay không một phần phụ thuộc vào nỗ lực của phía Mỹ và một phần lớn khác phụ thuộc vào sự cố gắng hết mình của phía Việt nam,trong chủ trương quyết sách, sự thông minh sáng suốt của hàng ngàn lãnh đạo là yếu tố quan trọng hàng đầu. Cũng phải nói rằng việc thực hiện này không thể một sớm một chièu mà cần phải có thời gian trong ddó mỗi bước thu được rất ít thành tựu. Liệu mối quan hệ Việt - Mỹ nói riêng và quan hệ Việt Nam với các nước, các khối kinh tế khác nói chung có mang lại hiệu quả tối đa hay không còn phụ thuộc vào tiềm năng có được phát huy tối đa và nhược điểm có được khắc phục tối đa hay không.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1) Hoa Kỳ-xu hướng chiến lược kinh tế từ khi kết thúc chiến tranh lạnh- NXB KHXH- 1997 của PGS.PTS Đỗ Ngọc Diệp.

2) Kinh tế Mỹ-vấn đề và triển vọng. NXB KHXH 1997.

3) Đề tài 97-78-060-Phát triển kinh tế thương mại Việt nam-Hoa Kỳ-Bộ thương mại. 4) Hiệp định giữa CHXHCN Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ về quan hệ thương

mại-Bộ thương mại. 5) Thời báo kinh tế. 6) http://dantri.com.vn/ 7) http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/bta_overview.html 8) http://vietbao.vn 9) http://www.vnecon.vn 10) http://www.doko.vn/luan-van/Trien-vong-quan-he-kinh-te-thuong-mai-Viet-My-sau- khi-ky-ket-hiep-dinh-thuong-mai-44160

Một phần của tài liệu Hiệp định thương mại Việt Mỹ (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(28 trang)
w