vùng này để thực hiện quá trình lắng cặn. Ngoài ra còn có hệ thống phân phối nước vào, hệ thống thu nước ra, hệ thống thu khí và các vách ngăn và một số hệ thống phụ trợ khác.
4.2. Nguyên lý hoạt động của bể UASB
Bể UASB hoạt động dựa vào sự phân hủy hợp chất hữu cơ của các VSV kỵ khí bám dính và lơ lửng trong bể. Nước thải sau khi được xử lý qua các công trình phía trước, được điều chỉnh pH thích hợp sẽ được bơm vào theo hệ thống ống dẫn phân phối đều ở đáy bể. Sau đó nước thải sẽ di chuyển đều từ dưới lên, đi qua lớp bùn hạt lơ lửng ở đáy bể với vận tốc được duy trì
trong khoảng 0,6 – 0,9 m/h ( thực tế 0,9 – 1,1m/h).
Quá trình xử lý xảy ra khi hỗn hợp bùn kỵ khí phân bố ở đáy bể tiếp xúc đều với các chất hữu cơ hòa tan có trong nước thải, hấp phụ, phân hủy và chuyển hóa chúng thành các hợp chất khí: 70 – 80% CH4, 20 – 30% CO2 và một số khí khác. Bọt khí sinh ra trong quá trình phân hủy sẽ có xu hướng lên trên và kéo theo các hạt bùn nổi lên. Khi lên tới mặt nước, nhờ hệ thống tách pha rắn – lỏng – khí, các bọt khí sẽ bị tách ra và đi vào hệ thống thu khí của bể, còn các hạt bùn sẽ chìm xuống lại lớp bùn dưới đáy bể. Quá trình này gây nên sự xáo trộn và tuần hoàn cục bộ của lớp bùn lơ lửng trong bể. Sau quá trình phân hủy ở lớp bùn kỵ khí ở đáy bể, hỗn hợp bùn và nước thải đã phân hủy sẽ di chuyển qua vách ngăn và đi vào vùng lắng phía trên bể. Tại đây, các hạt bùn sẽ bị lắng xuống và đi qua khe hở của vách ngăn, tuần hoàn trở lại bể.
Nước sau khi lắng sẽ được thu ra ngoài qua hệ thống máng răng cưa hoặc máng tràn của bể để đi qua các công trình xử lý tiếptheo nếu cần thiết. Khí sinh ra trong quá trình phân hủy sẽ được đi vào hệ thống thu khí, được dự trữ để phục vụ cho các mục đích khác (sản xuất điện, làm nhiên liệu đốt,…). Sau một thời gian, do sự vận hành liên lục của bể và do sự phát triển của VSV kỵ khí, lượng bùn trong bể sẽ tăng lên. Do đó sau một thời gian vận hành, cần phải loại bỏ lớp bùn già ở đáy bể ra ngoài
Hiệu suất của bể UASB bị phụ thuộc vào các yếu tố như: nhiệt độ, pH, các chất độc hại trong nước thải…
KẾT LUẬN
Trước xu thế phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đất nước, việc đảm bảo phát triển bền vững cần thiết phải đi đôi với bảo vệ môi trường. Đặc biệt trong xu thế hiện nay, vấn đề bảo vệ môi trường đã và đang trở thành vấn đề mạng tính toàn cầu, cần sự chung tay của tất cả các nước, của toàn nhân loại.
Ngành công nghiệp chế biến thủy sản nói chung là một trong những ngành có nguy cơ ô nhễm cao, do đó cần thiết có hệ thống xử lí nước thải để xử lí trước
khi thải ra môi trường.
Với hệ thống xử lí được thiết kế như trên, nước thải của nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh sau khi được xử lí sẽ đạt tiêu chuẩn chất lượng loại A – theo QCVN 40:2011/BTNMT, đủ điều kiện thải ra ngoài môi trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lâm Minh Triết – Nguyễn Thanh Hùng – Nguyễn Phước Dân, Xử lí nước thải đô thị và công nghiệp – Tính toán thiết kế công trình, NXB ĐHQG Tp HCM, 2008.
2. TS. Trịnh Xuân Lai, Tính toán – thiết kế các công trình xử lí nước thải, NXB Xây Dựng, 2000.
học, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2003.
4. Trịnh Xuân Lai, Nguyễn Trọng Dương, Xử lí nước thải công nghiệp, NXB Xây Dựng Hà Nội, 2005.
5. QCVN 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp. 6. http://voer.edu.vn/bai-viet/kinh-te/vai-tro-cua-xuat-khau-thuy-san.html 7. http://xulymoitruong.com/xu-ly-nt-che-bien-thuy-hai-san-4889/ 8. http://vi.scribd.com/doc/44910740/81/III-3-2-Tinh-toan-thi%E1%BA%BFt-k %E1%BA%BF-b%E1%BB%83-UASB 9. http://vi.scribd.com/doc/73709424/Noi-Dung-Hoan-Chinh 10. http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/do-an-xu-ly-nuoc-thai-thuy-san.489063.html