tích 1000m (s)
27,89 ± 2,69 25,15 ± 2,10 2,425 2,260 < 0,05 3 Chênh lệch thành tích
500m đầu với 500m cuối (s)
24,19± 2,31 22,19± 2,51 2,495 2,262 < 0,05 4 Thành tích đua 1000m
(s)
247,59±23,69 234,49±25,0 2,315 2,262 < 0,05
Bảng 3.8. Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm (nA = nB = 11).
Kết quả bảng 3.8 cho thấy: Sau thời gian thực nghiệm cả 4 nội dung kiểm tra đánh giá trình độ SMB của nam VĐV đua thuyền rowing của nhóm thực nghiệm so với nhóm đối chứng đều có ttính > tbảng ở ngưỡng xác suất P < 0,05. Chênh lệch thành tích 2 x 1000m với 2000m, 500m đầu và 500m cuối, thành tích chèo thuyền 2000m của nhóm thực nghiệm đều tốt hơn nhóm đối chứng, điều đó chứng tỏ thành tích của hai nhóm có sự khác biệt, hay nói cách khác trình độ phát triển sức mạnh bền của nhóm thực nghiệm đã tốt hơn hẳn nhóm đối chứng.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊa. Kết luận a. Kết luận
Từ kết quả nghiên cứu trên đề tài đi đến các kết luận sau:
- Đua thuyền, trong đó có nội dung rowing là môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam, tuy đã có những thành tích bước đầu nhưng vẫn còn nhiều bất cập, thiếu thốn như: Thiếu tài liệu tham khảo cho giảng dạy, huấn luyện đội ngũ giáo viên, huấn luyện viên chưa đào tạo chính quy, cơ sở vật chất thiếu thốn.
- Trình độ phát triển SMB của nam VĐV đua thuyền rowing lứa tuổi 15 – 17 ở cự ly 2000m của tỉnh Hưng Yên nhìn chung ở mức trung bình yếu, tốc độ dự trữ của các nhóm tuổi chênh nhau không nhiều. Trong đó tỷ lệ VĐV có trình độ yếu kém còn chiếm tỷ lệ cao (16,66% đến 25,00%). Một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện trạng này là việc sử dụng các bài tập còn thiếu đa dạng, hiệu quả thấp.
- Bằng việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu đề tài đã lựa chọn 18 bài tập phát triển SMB cho nam VĐV đua thuyền rowing lứa tuổi 15 – 17 tỉnh Hưng Yên như sau:
1.Bài tập chạy 3000m.
2. Bài tập thi đâu với các môn bóng. 3. Bài tập bật nhảy di chuyển.
4. Bài tập chạy biến tốc. 5. Chạy 1000m.
6. Bài tập tạ vòng tròn 8 trạm . 7. Kéo máy trên cạn.
8. Chèo thuyền nghỉ giữa quãng. 9. Tập tạ với khối lượng lớn.
10. Chèo thuyền tăng dần thời gian bơi nhanh cố định thời gian bơi chậm 11. Chèo thuyền biến tốc cố định thời gian bơi nhanh giảm dần thời gian bơi chậm.
12. Chèo thuyền cự ly 1000m.
13. Chèo thuyền nghỉ giữa quãng theo kiểu bậc thang. 14. Chạy hết sức 100m.
15. Chèo thuyền chở vật nặng. 16. Chèo thuyền kéo vật cản. 17. Chèo thuyền cự ly 20 – 25km.
18. Bài tập thi đấu ( kiểm tra) thành tích theo từng tuần.
Các bài tập trên sau khi ứng dụng thực nghiệm trong thực tế đã cho kết quả bước đầu khá tốt. Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm đã chứng minh sự ưu việt của các bài tập mà đề tài lựa chọn, trình độ phát triển sức mạnh bền của nhóm thực nghiệm có nhịp tăng trưởng cao hơn nhóm đối chiếu. Sự khác biệt các nội dung kiểm tra của 2 nhóm đều có ttính > tbảng với độ tin cậy ở ngưỡng xác suất P < 0,05.
b. Kiến nghị
1. Do điều kiện trình độ, thời gian, kinh phí còn những khó khăn thiếu thốn nên chúng tôi mới chỉ nghiên cứu trên một đối tượng hạn hẹp, những kết quả bước đầu rất khả quan. Tuy nhiên để có những kết luận chính xác, đầy đủ và khoa học cần nghiên cứu với quy mô lớn hơn trong thời gian dài hơn, đối tượng đông hơn, hy vọng khi có điều kiện chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này.
2. Sinh viên chuyên sâu các môn TNDN trường Đại học TDTT Bắc Ninh, các câu lạc bộ đua thuyền có thể sử dụng kết quả nghiên cứu của chúng tôi như một tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy và huấn luyện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dương Nghiệp Chí (1991) Đo lường thể thao- NXB TDTT Hà Nội 2. Daxiorski (1978) Các tố chất thể lực của VĐV - NXB TDTT Hà Nội (Bui Tử Liêm - Phạm Xuân Tâm dịch).
3. Harre Dietrich (1996) Học thuyết huấn luyện - NXB TDTT Hà Nội (Trương Anh Tuấn dịch).
4. Lưu Quang Hiệp - Phạm Thị Uyên (1995) Sinh lý học TDTT - NXB TDTT Hà Nội.
5. Diên Phong (2001) 130 câu hỏi và trả lời về huấn luyện thể thao
hiện đại - NXB TDTT Hà Nội.
6. Philin (1996) Lý luận và phương pháp thể thao trẻ - NXB TDTT Hà Nội (Nguyễn Quang Hung dịch).
7. Nguyễn Xuân Sinh và cộng sự (2000) Giáo trình nghiên cứu khoa
học thể dục thể thao NXB TDTT Hà Nội.
8. Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (2006) Lý luận và phương pháp thể
dục thể thao - NXB TDTT Hà Nội.
9. Nguyễn Văn Trạch và cộng sự (2004) Huấn luyện thể lực cho VĐV
bơi - NXB TDTT Hà Nội.
10. Trịnh Hung Thanh (1996) Đặc điểm sinh lý một số môn thể thao - NXB TDTT Hà Nội
11. Tập thể tác giả (2001) Đua thuyền thể thao - NXB thể thao nhân dân Bắc Kinh.
12. Uỷ ban TDTT (2000) Đua thuyền toàn tập, NXB TDTT Hà Nội 13. Phạm Ngọc Viễn và cộng sự (1991) Tâm lý học thể dục thể thao - NXB TDTT Hà Nội.
14. Nguyễn Đức Văn (1997) Phương pháp thống kê trong thể dục thể
thao NXB TDTT 1987.