Viêm mỏm ruột thừa còn lại.

Một phần của tài liệu quy trình ngoại khoa tiêu hóa phần 1 mổ mở (Trang 27)

10. PT thoát vị bẹn nội soiI. ĐẠI CƯƠNG I. ĐẠI CƯƠNG

II. CHỈ ĐỊNH

Thoát vị bẹn trực tiếp Thoát vị bẹn gián tiếp

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Có dấu hiệu viêm phúc mạc do thoát vị nghẹt đã bị hoại tử hay thủng, vỡ - Rối loạn đông máu chưa được điều chỉnh

- Có bệnh tim phổi nặng không cho phép bơm hơi ổ bụng

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện: Người thực hiện là bác sỹ ngoại tổng quát được đào tạo về kỹ thuật mổ nội soi (có chứng chỉ hợp lệ). thuật mổ nội soi (có chứng chỉ hợp lệ).

2. Phương tiện:

- Phòng mổ có đầy đủ điều kiện tiến hành nội soi qua ổ bụng - Bộ nội soi ổ bụng: Monitor, camera, nguồn sáng, nguồn CO2

- Hệ thống máy bơm và rửa hút dịch ổ bụng

- Hệ thống dao điện lưỡng cực và đơn cực, dao cắt đốt siêu âm

- Các dụng cụ vén gan, kẹp ruột, panh, kẹp, kéo chuyên biệt cho mổ nội soi ổ bụng - Bộ dụng cụ mổ bụng thường dùng (chuẩn bị khi phải chuyển mổ mở)

3. Người bệnh

- Các xét nghiệm cơ bản (sinh hóa, huyết học, nước tiểu) - Chụp phổi, điện tâm đồ (với người > 65 tuổi)

- Bữa ăn cuối cùng trước lúc mổ cách xa ít nhất 6 tiếng

4. Hồ sơ bệnh án

- Các thủ tục hành chính và chuyên môn được hoàn tất đầy đủ theo quy định (bệnh án chi tiết, giấy cam đoan tự nguyện mổ bằng phẫu thuật nội soi …)

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH1. Vô cảm: Gây mê nội khí quản 1. Vô cảm: Gây mê nội khí quản

2. Kỹ thuật

Đặt trocart 10mm dưới rốn

Bơm CO2 vào khoang phúc mạc;

2 trocart 5mm được đặt ở hố chậu trái và ở vị trí đường nối giữa điểm giữa xương đòn và đường ngang qua rốn (đối với thoát vị bẹn bên phải) và ngược lại.

Bệnh nhân được đặt ở tư thế đầu thấp, người bệnh nhân nghiêng bên trái và tay phải được để ép sát vào thân người (đối với thoát vị bẹn phải) và ngược lại đối với bên trái.

- Mở phúc mạc theo đường cong phía trên vị trí thoát vị 02 cm bằng móc đốt điện hoặc bằng kéo, bắt đầu từ gần gai chậu trước trên đến gai mu, tách phúc mạc khỏi lớp mỡ tiền phúc mạc.

- Phẫu tích rộng phúc mạc, bộc lộ được dây chằng Cooper, dải chậu mu. - Xử lý túi thoát vị:

Túi thoát vị trực tiếp: được kéo nhẹ nhàng về phía ổ bụng bằng pince không sang chấn; thừng tinh được bộc lộ.

Túi thoát vị gián tiếp: nếu nhỏ được tách khỏi thừng tinh và được kéo nhẹ nhàng về phía ổ bụng; nếu túi thoát vị to tiến hành cắt ngang túi thoát vị ở vị trí gần lỗ bẹn sâu để tránh sự thông thương giữa khoang phúc mạc với vùng bẹn – đùi, đầu gần được khâu kín bằng chỉ sugicryl 3/0 và đầu xa để nguyên.

- Đặt mảnh ghép: Mảnh ghép được đặt vào khoang tiền phúc mạc, bắt đầu từ phía dây chằng Cooper gần củ mu cho đến gần gai chậu trước trên. Mảnh ghép phải đảm bảo che phủ toàn bộ vùng bẹn – đùi, được trải phẳng và nằm dưới phúc mạc.

Kích thước mảnh ghép 6x11cm ; ở 4 góc của mảnh ghép được cắt vát trước. Tuy nhiên, với những bệnh nhân mà vùng bẹn đùi lớn, sàn bẹn rộng thì sử dụng mảnh ghép kích thước lớn hơn (15x15)cm và cắt cho phù hợp.

- Cố định mảnh phép: mảnh ghép được cố định cẩn thận vào các vị trí sau bằng chỉ surgicrly 3/0

Góc dưới trong vào dây chằng Cooper từ vị trí củ mu đến tĩnh mạch chậu ngoài.

Góc trên trong, mép trên vào mặt sau cơ thẳng bụng và vòng cung cân cơ ngang bụng ở phía trên vị trí thoát vị ít nhất 02 cm cho đến dải chậu mu.

Mảnh ghép ở vị trí từ dải chậu mu đến phía ngoài của động mạch chậu ngoài không được cố định vì vùng này có nhánh đùi của thần kinh sinh dục đùi và nhánh bên của thần kinh dưới da đùi đi qua. Vùng tam giác nguy hiểm là vùng giữa ống dẫn tinh và mạch máu tinh hoàn có chứa động mạch chậu ngoài, tĩnh mạch chậu ngoài và thần kinh đùi cũng không được cố định lưới vì có thể gây tổn thương các thành phần này.

- Đóng phúc mạc: sau khi mảnh ghép được cố định, phúc mạc được đóng kín lại bằng chỉ sugicryl 3/0, khâu vắt.

- Đóng các lỗ mở trocart và khâu da bằng chỉ lin.

Một phần của tài liệu quy trình ngoại khoa tiêu hóa phần 1 mổ mở (Trang 27)