định về tại Điều 14 và Điều 15 của Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV ngày 26/02/2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành quy tắc ứng xử của các bộ, công chức, viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương:
Điều 14. Các quy định những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm trong quan hệ xã hội
1. Cán bộ, công chức, viên chức không được lợi dụng chức vụ, quyền hạn, mạo danh để tạo thanh thế khi tham gia các hoạt động trong xã hội. (08 điểm)
2. Cán bộ, công chức, viên chức không được sử dụng các tài sản, phương tiện công cho các hoạt động xã hội không thuộc hoạt động nhiệm vụ, công vụ.
(08 điểm)
3. Cán bộ, công chức, viên chức không được tổ chức các hoạt động cưới hỏi, ma chay, mừng thọ, sinh nhật, tân gia, thăng chức và các hoạt động khác của bản thân và gia đình vì mục đích vụ lợi. (08 điểm)
Điều 15. Các quy định cán bộ, công chức, viên chức không được làm trong ứng xử nơi công cộng
1. Cán bộ, công chức, viên chức không được vi phạm các quy định về nội quy, quy tắc ở nơi công cộng; không được vi phạm các chuẩn mực về thuần phong mỹ tục tại nơi công cộng để bảo đảm sự văn minh, tiến bộ của xã hội. (08
điểm)
2. Cán bộ, công chức, viên chức không được vi phạm các quy định vềđạo đức công dân đã được pháp luật quy định hoặc đã được cộng đồng dân cư thống nhất thực hiện. (08 điểm)
Câu 2: Các mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội được quy định tại Điều 47 của Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học là:
Nhà trường phối hợp với chính quyền, đoàn thểđịa phương, Ban đại diện cha mẹ học sinh, các tổ chức chính trị - xã hội và cá nhân có liên quan nhằm:
1. Thống nhất quan điểm, nội dung, phương pháp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội để thực hiện mục tiêu giáo dục. (15 điểm)
2. Huy động mọi lực lượng và nguồn lực của cộng đồng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, góp phần xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục của nhà trường; xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, ngăn chặn những hoạt động có ảnh hưởng xấu đến học sinh; tạo điều kiện để học sinh được vui chơi, hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao lành mạnh phù hợp với lứa tuổi . (15 điểm)
Câu 3: Quy trình đánh giá, xếp loại giáo viên được quy định tại Điều 12 của Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Quy trình đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn được tiến hành trình tự theo các bước:
- Bước 1: Giáo viên tự đánh giá, xếp loại . (10 điểm )
- Bước 2: Tổ chuyên môn đánh giá, xếp loại. (10 điểm )
- Bước 3: Hiệu trưởng đánh giá, xếp loại giáo viên; kết quảđược thông báo cho giáo viên, tổ chuyên môn và báo cáo lên cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp.
ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ PHỎNG VẤN SỐ: 19
CHỨC DANH: Giáo viên Trung học cơ sở
Câu 1: Theo Điều 5, Chương I - Luật Viên chức ngày 15/11/2010, các nguyên tắc trong hoạt động nghề nghiệp của viên chức là:
1. Tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật trong quá trình thực hiện hoạt động nghề nghiệp. (10 điểm)
2. Tận tụy phục vụ nhân dân. (10 điểm)
3. Tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử. (10 điểm)
4. Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và của nhân dân. (10 điểm)
Câu 2: Theo Điều 35 - Chương IV tại Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học. Giáo viên không được có các hành vi sau đây:
1. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của học sinh và đồng nghiệp. (05 điểm)
2. Gian lận trong kiểm tra, thi cử, tuyển sinh; gian lận trong đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh. (05 điểm)
3. Xuyên tạc nội dung giáo dục; dạy sai nội dung kiến thức, không đúng với quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước Việt Nam. (05 điểm)
4. Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền. (05 điểm)
5. Hút thuốc lá, uống rượu, bia và sử dụng các chất kích thích khác khi đang tham gia các hoạt động giáo dục; sử dụng điện thoại di động khi đang dạy học trên lớp. (05 điểm)
6. Bỏ giờ, bỏ buổi dạy, tùy tiện cắt xén chương trình giáo dục. (5,0 điểm)
Câu 3: Đểđánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp được quy định tại Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông. Phải thực hiện theo 6 tiêu chuẩn, đó là:
Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống. (05 điểm)
Tiêu chuẩn 2: Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục. (05
điểm)
Tiêu chuẩn 3: Năng lực dạy học. (05 điểm)
ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ PHỎNG VẤN SỐ: 20
CHỨC DANH: Giáo viên Trung học cơ sở Câu 1: Theo Điều 16, Mục 2, Chương II tại Luật Viên chức ngày 15/11/2010