Sáp nhập ngân hàng:

Một phần của tài liệu báo cáo Tái cấu trúc tài chính các ngân hàng TMCP tại Việt nam (Trang 29)

Đối với một số ngân hàng yếu kém, không đủ năng lực tham gia vào việc vận hành hệ thống tài chính mà tồn tại sẽ cản trở hoạt động của hệ thống ngân hàng. Bởi vậy việc sáp nhập ngân hàng sẽ giúp tăng sức mạnh của hệ thống ngân hàng, trong đó các thành viên đều có sức cạnh tranh thực sự và phát triển bền vững,

Về nguyên tắc, việc cơ cấu lại các ngân hàng theo hướng tăng hợp lý về quy mô, tăng hiệu quả hoạt động, quản lý và sử dụng vốn. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã phát đi thông điệp khuyến khích các tổ chức tín dụng tự nguyện tìm hiểu lẫn nhau để mua lại, sáp nhập, hợp nhất.

Đầu tiên vào cuối tháng 7/2011. Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện (VPSC) sáp nhập vào Ngân hàng Liên Việt (LienVietBank), chính thức ra mắt Ngân hàng Liên Việt Bưu điện (LienvietPost Bank). Sau khi sáp nhập, vốn điều lệ của LienvietPost Bank đã tăng từ 3.650 tỷ đồng lên tới hơn 5.600 tỷ đồng, đồng thời ngân hàng này còn có hệ thống mạng lưới gồm13.000 điểm giao dịch gắn trong hệ thống bưu cục. Đây là những kết quả bước đầu đạt được của ngân hàng sau khi sáp nhập.

Đến cuối năm 2011, 3 ngân hàng gồm Sài Gòn, Đệ Nhất và Tín Nghĩa thực hiện hợp nhất tự nguyện. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – BIDV tham gia vào ngân hàng mới sau khi sáp nhập với tư cách đại diện phần vốn Nhà nước. Theo Thống đốc Nguyễn Văn Bình, 3 ngân hàng này thời gian qua gặp khó khăn về thanh khoản chủ yếu do dùng nhiều vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn. Khi nguồn vốn ngắn hạn không còn dồi dào, 3 ngân hàng này đã mất khả năng thanh toán tạm thời. Với tư cách đại diện vốn Nhà nước, BIDV sẽ phải đảm bảo để ngân hàng sau hợp nhất không bị phá sản, đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền hợp pháp. Từ 1/1/2012, ngân hàng hợp nhất với tên gọi Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) chính thức đi vào hoạt động.

Gần đây nhất, ngày 15/6,NHNN chấp thuận nguyên tắc việc sáp nhập Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank) vào Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB). Ngân hàng sau khi sáp nhập sẽ vẫn giữ tên là Ngân hàng TMCP Sài Gòn -

Hà Nội, có vốn điều lệ khoảng gần 9.000 tỷ đồng và quy mô tổng tài sản trên 100.000 tỷ đồng, hoạt động khắp các tỉnh thành lớn trong cả nước.

Việc sáp nhập ngân hàng yếu kém vào ngân hàng khác có năng lực hơn là hướng đi đúng trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế. Nó không chỉ là sự thống nhất đầu mối để giảm phân tán, nhỏ lẻ gây khó cho quản lý, giám sát, tăng sức mạnh cho dòng vốn; mà còn tăng trách nhiệm của các ngân hàng với nền kinh tế.

Một phần của tài liệu báo cáo Tái cấu trúc tài chính các ngân hàng TMCP tại Việt nam (Trang 29)