Mối quan hệ giữa các giải pháp được đề xuất

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 106)

8. Cấu trúc luận văn

3.3.Mối quan hệ giữa các giải pháp được đề xuất

Trong các giải pháp đã nêu ở trên, muốn phát triển đội ngũ CBQL trường THCS huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, luôn phải xác định những nguyên tắc định hướng và có các giải pháp cụ thể, mỗi giải pháp có tính độc lập tương đối còn có quan hệ chi phối, ràng buộc và phụ thuộc vào nhau. Ở từng điều kiện và thời điểm khác nhau, vị trí của mỗi giải pháp có tầm quan trọng khác nhau, có khi giải pháp này là kết quả để thực hiện các giải pháp tiếp theo.

Quy hoạch, tạo nguồn CBQL là khâu quan trọng trong công tác cán bộ của ngành Giáo dục. Đội ngũ cán bộ kế cận dồi dào, có chất lượng là cơ sở để đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng hợp lý và chuyển tiếp vững vàng các thế hệ CBQL. Như vậy không thực hiện tốt quy hoạch thì sẽ thiếu cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch, triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng. Ngược lại, dù công tác quy hoạch tốt đến đâu mà không quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng thì công tác quy hoạch cũng không có ý nghĩa. Hơn nữa, khi không thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng hoặc đào tạo, bồi dưỡng không có quy hoạch thì sẽ không thực hiện tốt công tác bố trí, sử dụng một cách hợp lý đội ngũ CBQL. Điều này dễ dẫn đến không phát huy được kết quả đào tạo, bồi dưỡng và đôi khi phản tác dụng dẫn đến lãng phí.

Một vấn đề chúng ta phải nhận thức rằng: Việc cụ thể hóa các tiêu chuẩn của CBQL trường THCS, quy hoạch, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, bố trí, sử dụng hợp lý đội ngũ CBQL có được thực hiện tốt hay không còn phụ thuộc rất lớn vào sự nhận thức đúng đắn và sự quan tâm đúng mức của các cấp chính quyền địa phương cũng như các cấp quản lý trong ngành giáo dục.

Vì vậy, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phát triển đội ngũ CBQL các trường THCS huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, tuỳ theo yêu cầu về đội ngũ CBQL với thực trạng của ngành giáo dục và của địa phương mà tổ chức thực hiện từng giải pháp quản lý phát triển đội ngũ CBQL trường THCS vào những thời điểm thích hợp.

3.4. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp quản lý được đề xuất

Để khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của 6 giải pháp quản lý được đề xuất, chúng tôi tiến hành lấy ý kiến của các chuyên gia bao gồm: CBQL và các chuyên viên có kinh nghiệm ở Phòng GD&ĐT Thạch Hà, CBQL và GV có kinh nghiệm ở một số trường THCS kết quả thu được như sau:

3.4.1 Khảo nghiệm tính cần thiết

Bảng 3.1. Kết quả trưng cầu ý kiến về tính cấn thiết của giải pháp xây dựng đội ngũ CBQL các trường THCS huyện Thạch Hà - tỉnh Hà Tĩnh

TT Các giải pháp Mức độ cần thiết Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết SL % SL % SL %

1 Hoàn thiện quy hoạch đội ngũ cán bộ quản

lý trường THCS 187 77,59 54 22,41 0 0

2

Xây dựng tiêu chuẩn cán bộ quản lý trường THCS phù hợp với nhiệm vụ phát triển kinh tế của địa phương

3

Làm tốt công tác tuyển chọn, đề bạt, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại và sắp xếp đội ngũ CBQL các trường THCS.

146 60,58 95 39,42 0 0

4

Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng và khuyến khích tự bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý cho CBQL trường THCS và đội ngũ kế cận

194 80,50 47 19,50 0 0

5 Làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra,

đánh giá, sàng lọc 197 81,74 44 18,26 0 0

6

Làm tốt công tác thi đua khen thưởng, có các chính sách khuyến khích, đãi ngộ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển đội ngũ CBQL

215 89,21 26 10,79 0 0

Nhận xét:

Các giải pháp đề ra trong phiếu xin ý kiến đều được đánh giá là rất cần thiết và cần thiết cho việc phát triển đội ngũ CBQL trường THCS huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, mức độ rất cần thiết chiếm tỉ lệ cao (89,21%), mức độ cần thiết (39,42%) và không cần thiết là không. Vì vậy, việc xây dựng một chính sách phù hợp hơn cho việc phát triển giáo dục nói chung và phát triển đội ngũ CBQL nói riêng là một việc làm cần thiết và khẩn trương trong quá trình hội nhập.

3.4.2. Khảo nghiệm tính khả thi

Bảng 3.2: Khảo nghiệm về tính khả thi của các giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS

TT

Các giải pháp Tính khả thi

Rất khả thi Khả thi Không khả thi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

SL % SL % SL %

1 Hoàn thiện quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS 176 73,03 65 26,97 0 0 2 Xây dựng tiêu chuẩn cán bộ quản lý trường THCS phù hợp với nhiệm vụ phát triển

3 Làm tốt công tác tuyển chọn, đề bạt, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại và sắp xếp đội ngũ

CBQL các trường THCS. 155 64,32 86 35,68 0 0

4 Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng và khuyến khích tự bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý cho CBQL trường THCS và đội ngũ kế cận

188 78,01 53 21,99 0 0

5 Làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá, sàng lọc 181 75,10 60 24,90 0 0 6 Làm tốt công tác thi đua khen thưởng, có các chính sách khuyến khích, đãi ngộ, tạo

mọi điều kiện thuận lợi để phát triển đội ngũ CBQL

157 65,15 84 34,85 0 0

Qua kết quả trên chúng tôi thấy rằng:

Các giải pháp đề ra trong phiếu xin ý kiến đều được đánh giá là rất khả thi và khả thi cho việc phát triển đội ngũ CBQL trường THCS huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, mức độ rất khả thi chiếm tỉ lệ cao (78,01%), mức độ cần thiết (38,59%) và không cần thiết là không.

Kết luận chương 3

Từ những cơ sở lý luận của việc phát triển đội ngũ CBQL nói chung, đội ngũ CBQL trường học nói riêng và thực trạng đội ngũ CBQL trường THCS huyện Thạch Hà, chúng tôi nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý phát triển đội ngũ CBQL trường THCS huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay. Các giải pháp chúng tôi đề xuất không phải là vấn đề hoàn toàn mới, nhưng đối với huyện Thạch Hà là vấn đề lần đầu tiên được đề cập, góp phần cho việc nghiên cứu, vận dụng để phát triển đội ngũ CBQL các trường THCS trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, các giải pháp cũng chỉ mang tính chất lý luận, còn việc thực hiện các giải pháp có hiệu quả hay không phải phụ thuộc vào tình hình thực tiễn và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Điều quan trọng là sự quan tâm đúng mức của các cấp quản lý ngành và chính quyền địa phương, sự quan tâm đó không chỉ dừng lại ở các chủ trương, chính sách mà còn bằng hành động thực tiễn trong xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển đội ngũ CBQL cũng như quan tâm đầu tư các nguồn nhân lực, vật lực, tài lực cho phát triển đội ngũ CBQL các trường THCS.

KẾT LUẬN 1. Kết luận:

1.1. Qua nghiên cứu lý luận chúng tôi nhận thấy:

Phát triển đội ngũ CBQL trường THCS là nhiệm vụ trọng tâm của các trường THCS. Xây dựng được đội ngũ CBQL đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và chuẩn hóa về trình độ mới có thể nâng cao chất lượng đào tạo, mới có thể đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục theo tinh thần Nghị quyết hội nghị lần thứ 8 BCH TW Đảng khóa XI.

1.2. Qua nghiên cứu thực trạng công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh chúng tôi nhận thấy:

Bên cạnh những mặt đã đạt được, thì trình độ chuẩn chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức, năng lực quản lý của đội ngũ CBQL trường THCS huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh chưa đáp ứng với yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và chưa phù hợp với thực tiễn, vẫn còn nhiều bất cập yếu kém dẫn đến chất lượng chưa đảm bảo, số lượng thiếu hụt bổ sung không kịp thời, cơ cấu độ tuổi chưa phù hợp, việc xây dựng đội ngũ kế cận chưa được quan tâm đúng mức, công tác thu hút nhân tài CBQL chưa được triển khai. Vì vậy, để đảm bảo các mục tiêu mà ngành giáo dục tỉnh Hà Tĩnh và huyện Thạch Hà đã đề ra trong kế hoạch phát triển giáo dục đào tạo giai đoạn 2012 – 2015 và những năm tiếp theo thì cần phải có một số giải pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THCS huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.

1.3. Từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn chúng tôi đề xuất 6 giải pháp như sau:

- Hoàn thiện quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS.

- Xây dựng tiêu chuẩn cán bộ quản lý trường THCS phù hợp với nhiệm vụ phát triển kinh tế của địa phương.

- Làm tốt công tác tuyển chọn, đề bạt, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại và sắp xếp đội ngũ CBQL các trường THCS.

- Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng và khuyến khích tự bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý cho CBQL trường THCS và đội ngũ kế cận.

- Làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá, sàng lọc.

- Làm tốt công tác thi đua khen thưởng, có các chính sách khuyến khích, đãi ngộ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển đội ngũ CBQL.

1.4. Kết quả thăm dò tính cần thiết, khả thi của các giải pháp:

Qua thăm dò tính cần thiết, khả thi của các giải pháp cho thấy các giải pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THCS huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh có tính cần thiết và khả thi cao. Điều này cho phép tin tưởng nếu đưa vào thực hiện, chúng sẽ mang lại hiệu quả cao trong công tác phát triển đội ngũ quản lý trường THCS huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.

Như vậy, mục đích và các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài được giải quyết. Giả thuyết khoa học được chứng minh. Đề tài đã hoàn thành.

2. Kiến nghị: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để các biện pháp trên có tính khả thi cao, tất yếu phải có sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và của ngành giáo dục và đào tạo từ trung ương đến cơ sở, sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng, đơn vị giáo dục. Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi xin khuyến nghị với các cấp một số vấn đề như sau:

2.1. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo:

Chỉ đạo cụ thể hơn trong công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên THCS cùng với việc tiến hành đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS.

Sớm hoàn chỉnh các chính sách về chế độ đãi ngộ cho đội ngũ CBQL nói chung và cán bộ quản lý trường THCS nói riêng tương xứng với yêu cầu

nhiệm vụ và trách nhiệm của người cán bộ quản lý, vấn đề mà lâu nay các cấp quản lý rất quan tâm.

2.2. Với UBND tỉnh Hà Tĩnh và UBND huyện Thạch Hà:

- Tăng cường đầu tư, có chính sách hỗ trợ kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý nói chung và cán bộ quản lý trường THCS.

- Chỉ đạo các đơn vị, phòng ban chức năng, tổ chức bồi dưỡng lý luận chính trị, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ quản lý cho cán bộ quản lý để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Đồng thời yêu cầu các phòng, ban có liên quan đến lĩnh vực giáo dục phải nghiên cứu và nắm bắt tình hình giáo dục nói chung tại địa phương để tạo điều kiện cho ngành được phát triển hơn nữa.

- Ưu tiên các chương trình dự án để tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, đáp ứng với yêu cầu đổi mới.

- Chỉ đạo công tác tuyên truyền giáo dục đến cán bộ và nhân dân có nhận thức đúng vai trò của giáo dục THCS, tạo ra sự quan tâm và đồng thuận của toàn xã hội đối với giáo dục THCS.

2.3. Với Sở Giáo dục và Đào tạo và phòng Giáo dục:

- Tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ quản lý các trường THCS tham quan học tập kinh nghiệm ở các trường THCS trong và ngoài tỉnh. Kịp thời cung cấp thông tin quản lý, phổ biến những kinh nghiệm quản lý trong thực tiễn.

- Tăng cường công tác thanh kiểm tra, đánh giá sàng lọc hàng năm về công tác cán bộ, để có sự điều chỉnh kịp thời những sai lệch trong công tác quản lý.

2.4. Với cán bộ quản lý các trường THCS:

Trước yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và yêu cầu phát triển giáo dục ở địa phương, người cán bộ quản lý cần xác định đúng tinh thần trách nhiệm, phải tích cực tự giác học tập, rèn luyện, bồi dưỡng.

- Cập nhật những thông tin mới và vận dụng sáng tạo trong hoạt động quản lý, phát huy được các nguồn lực cho nhiệm vụ phát triển nhà trường, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Chỉ thị 40/CT- TW, về việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục;

2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VIII (2013) Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 (khóa XI) số 29-NQ/TW, Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;

3. Ban Tổ chức Trung ương Đảng (2012), Hướng dẫn số 15-HD/BTCTW, Quy hoạch đội ngũ cán bộ, quản lý;

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ (2006) Thông tư số 35/2006/TTLT-BGĐT-BNV, Hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông, công lập;

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư số 12/2011/TT-BGĐT, Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học;

6. Bùi Minh Hiền - Vũ Ngọc Hải - Đặng Quốc Bảo (2006), Quản lý giáo dục, NXB Đại học Sư phạm tr.13;

7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), tài liệu phục vụ nghiên cứu các kết luận Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khoá IX, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội 8, tr.14;

8. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội;

9. Đặng Quốc Bảo (2002), Quản lý, quản lý giáo dục tiếp cận từ những mô hình, Trường CBQL GD &ĐT,Hà Nội;

10. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về quản lý giáo dục, Trường CBQL GD &ĐT, Hà Nội;

11. Đặng Quốc Bảo (2008), Cẩm nang nâng cao năng lực quản lý Nhà trường;

12. Đặng Quốc Bảo (2010), Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội, Tr 3;

13. Kônđacốp (1984), Quản lý giáo dục quốc dân trên địa bàn quận, huyện, Trường CBQLTW Hà Nội, Tr 10; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

14. Nguyễn Gia Quý (1996), Bản chất của hoạt động quản lý, quản lý giáo dục, thành tựu và xu hướng, NXB giáo dục, Hà Nội, Tr 12;

15. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục, Trường Cán bộ quản lý Trung ương I, Hà Nội;

16. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục, Trường CBQL GD&ĐT TW1, Hà Nội, Tr35;

17. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2006), Cơ sở khoa học quản , Bài giảng cho hệ cao học quản lýgiáo dục, Hà Nội;

18. Phạm Minh Hạc (1984), Tâm lý học giáo dục, NXB giáo dục, Hà Nội, Tr 34; 19. Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (các khóa 11, 12),

Luật Công chức, Luật Viên chức;

20. Thủ tướng Chính phủ Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg, phê quyệt Đề án xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và các bộ quản lý giáo dục;

21. Thủ tướng Chính phủ Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 106)