Trường hợp cụ thể

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn Quản trị học CHỨC NĂNG HOẠCH ĐỊNH (Trang 30)

II. Mục tiêu – Nền tảng của việc lập kế hoạch

c. Trường hợp cụ thể

MBO sử dụng tại Intel :

− Bắt đầu với 1 vài mục tiêu trọng yếu.

− Thiết lập mục tiêu cấp dưới phù hợp với mục tiêu trọng yếu.

− Cho phép cấp dưới thiết lập các kết quả của chính họ họ có thể đáp ứng các mục tiêu của mình.

MBO sử dụng tại Honda Việt Nam (năm 2009):

− Đặt mục tiêu:

• Thoát ra khỏi sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nền

kinh tế tiếp tục tăng trưởng.

• Chiếm lĩnh thị trường trong nước, nâng cao thị phần.

• Mở rộng sản xuất.

− Xây dựng chương trình hành động

• Đưa nhà máy thứ 2 vào sản xuất tăng công suất từ 1 triệu xe/năm lên 1,5 triệu xe/năm

• Tăng thêm ca sản xuất.

• Tuyển thêm đội ngũ lao động và tăng cường đào tạo đội ngũ hiện có.

• Cải tiến quy trình sản xuất.

• Đổi mới công nghệ, khoa học – kĩ thuật theo tiêu chuẩn tiên tiến của Italia.

• Chú trọng mở rộng sản xuất dòng xe tay ga tăng số lượng xe sản xuất ra lên 1 triệu xe một năm.

− Thực hiện kế hoạch và tiến hành điều chỉnh.

− Kết quả thu được:

• Thoát khỏi sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế.

• Đạt kỉ lục bán hàng cao nhất với 1430000 xe máy và 4200 ô-tô tăng 18% so với năm 2008.

• Ước tính thị phần đạt hơn 50%.

• Được bình chọn là doanh nghiệp số 1 về thỏa mãn khách hàng.

• Đạt được nhiều kết quả trong các hoạt động xã hội.

d. Ưu và khuyết điểm: Ưu điểm:Ưu điểm:

− Giải quyết các vấn đề chung giữa các cá nhân và các nhóm tại tất cả các cấp của tổ chức.

− Khen thưởng và thăng chức trực tiếp kịp thời khuyến khích nhân viên làm việc tốt hơn.

− Tận dụng được tính sáng tạo của nhân viên trong việc thiết lập và hoàn thành mục tiêu.

− Có sự cam kết của các bộ phân, nhân viên cấp dưới về việc thực hiện mục tiêu.

− Thiết lập được một cơ cấu quản trị có sự phân định rõ ràng, năng động, hiệu quả và thúc đẩy nền văn hóa của doanh nghiệp…

Khuyết điểm:

− Sự thay đổi của môi trường có thể tạo ra các lỗ hổng trong mục tiêu đã được thiết lập.

− Tốn thời gian do việc xác định mục tiêu phải đạt trên cơ sở đồng thuận ở từng cấp độ quản lý. Tổ chức càng có nhiều cấp bậc quản lý thì càng mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, sau một thời gian áp dụng, thời gian xây dựng mục tiêu cho các cấp bậc sẽ giảm đi đáng kể.

− Gặp khó khăn khi xác định mục tiêu và yêu cầu cho những công việc hay vị trí công việc cao cấp, những công việc khó định lượng hiệu quả như tư vấn, tham mưu…

− Những hạn chế vì tính cứng nhắc do ngần ngại thay đổi mục tiêu.

− Áp lực thành tích có thể ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của cả nhóm.

So sánh Thiết lập mục tiêu theo quan điểm truyền thống và dựa trên MBO:

Tiêu chí Theo quan điểm truyền thống Dựa trên phương pháp MBO Đặc điểm Quản lý Doanh nghiệp theo chiều dọc

mang nặng tính chỉ huy và điều khiển.

Quản lý Doanh nghiệp theo chiều ngang mang tính kết nối và công tác.

Ưu điểm

Duy trì ý thức kỷ luật của nhân viên. − Năng suất lao động cao.

− Phát huy được trí tuệ và năng lực làm việc của nhân viên.

− Tạo môi trường làm việc mang tính cạnh tranh.

− Thúc đẩy làm việc vì mục tiêu của nhân viên và của doanh nghiệp.

− Tối đa hoá nguồn doanh nghiệp và hạn chế lãng phí về thời gian.

Nhược điểm

− Tạo sức ỳ và tính thụ động của nhân viên.

− Không khai thác hết năng lực làm việc của nhân viên.

− Lãng phí về thời gian và nguồn lực lao động cao, đặc biệt là “Lãng phí thời gian ẩn”, tức là nhân viên vẫn làm việc nhưng làm rất chậm hoặc làm việc theo kiểu đối phó.

− Không thúc đẩy nhân viên làm việc vì mục tiêu chung của doanh nghiệp.

− Yêu cầu trình độ và công cụ kiểm soát tốt.

− Sự biến đổi trong môi trường kinh doanh có thể ảnh hưởng mạnh đến mục tiêu.

KẾT LUẬN

Thông qua những tư liệu tìm hiểu về “Chức năng hoạch định”, bài tiểu luận này cung cấp cho người đọc những kiến thức cơ bản về chức năng hoạch định của nhà quản trị bào gồm khái niệm, mục đích, vai trò cũng như các bước thực hiện chức năng này.

Hoạch định được xem là một trong những chức năng quan trọng đối với một nhà quản trị, giúp cho nhà quản trị nhìn thấy một cách tổng quát thực trạng của doanh nghiệp và từ đó, lập ra những kế hoạch, những chiến lược hoạt động thích hợp cho toàn công ty. Chính vì thế, có thể nói hoạch định là một chiếc cầu nối giữa hiện tại và tương lai, giúp cho nhà quản trị nắm bắt được tình hình doanh nghiệp một cách thuận tiện và dễ dàng hơn.

Như đã được biết về “Môi trường quản trị”, nhà quản trị nhận thấy được những yếu tố bên trong, bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty thì hoạch định là bước tiếp theo mà các nhà quản trị sẽ phải thực hiện. Nhận biết được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp thông qua mô hình SWOT, nhà quản trị tất yếu hoạch định cho mình những chiến lược phù hợp theo nguyên tắc SMART với mục tiêu đã được xác định trước.

Thế nên, có thể nói, hoạch định hay lập kế hoạch là một trong những bước cần thiết cần phải có đối với một nhà quản trị. Nó giúp cho nhà quản trị nhìn rõ hơn về những hành động mình sẽ thực hiện, những thành công đạt được cũng như có những phương án dự trù cho những thách thức, khó khăn có thể xảy ra trong quá trình thực hiện. Đây là một bước hết sức quan trọng khi

Song, hoạch định mà không có mục tiêu thì việc hoạch định sẽ không bao giờ dẫn doanh nghiệp đến kết quả mong muốn. Vậy nên, mục tiêu được xem là nền tảng của công việc hoạch định. Trước khi hoạch định những chiến lược hành động, nhà quản trị cần xác định mục tiêu mà doanh nghiệp mình đang hướng đến. Có khá nhiều cách khác nhau để xác định mục tiêu, nhưng, bài tiểu luận này tập trung vào hai cách chính là phương pháp truyền thống và phương pháp MBO. Hiện nay, phương pháp MBO được sử dụng khá phổ biến hơn bởi những ưu điểm nổi trội của nó như năng suất lao động cao; phát huy tối đa năng lực của từng cá nhân và của cả tập thể thông qua việc tạo môi trường làm việc cạnh tranh; v.v… Dù sử dụng phương pháp nào, việc thiết lập mục tiêu vẫn là điểm nhấn trong quá trình hoạch định của doanh nghiệp.

Thiết lập mục tiêu và có những kế hoạch hành cộng cụ thể, rõ ràng là chìa khoá thành công của bất kì doanh nghiệp nào, bên cạnh những điều kiện sẵn có. Mục tiêu là động lực khiến toàn thể doanh nghiệp hành động hướng đến nó; và hoạch định là phương thức để đi đến mục tiêu đó, chỉ ra con đường mà doanh nghiệp nên đi, những điều doanh nghiệp nên thực hiện để đạt được mục tiêu đã đề ra.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Sách:

1. Robbins, Coulter, Bergman & Stagg, “Quản trị học”, khoa Quản trị kinh doanh, Đại học Ngoại thương dịch từ “Management”.

Internet:

1. www.qtkdk34.8forum.net

2. www.google.com

3. www.wattpad.com

PHỤ LỤC

DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ VÀ BẢNG

STT TÊN TRANG

1 Hình 1: Hệ thống hoạch định tổ chức 10 2 Hình 2: Các bước thực hiện phương pháp MBO 28 3 Hình 3: Quy trình thực hiện phương pháp MBO 29 4 Hình 4: Mối quan hệ giữa các giai đoạn trong MBO 30 5 Bảng 1: So sánh Hoạch định chiến lược và Hoạch định tác nghiệp 11 6 Bảng 2: So sánh Kế hoạch chiến lược và Kế hoạch tác nghiệp 14 7 Bảng 3: So sánh Kế hoạch định hướng và kế hoạch cụ thể 15

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

Phần Nội dung Người thực hiện

I. Các vấn đề chính của hoạch định 1. Khái niệm Lương Mỹ Phương 2. Tầm quan trọng ( mục đích của hoạch

định)

3. Hoạch định và hiệu quả hoạt động Vũ Thị

PhươngThảo 4. Phân loại kế hoạch

5. Vai trò hoạch định trong các cấp quản

trị Lê Thị

Hiền Thương 6. Quy trình lập kế hoạch

II. Mục tiêu – Nền tarngn của việc lập kế hoạch

1. Khái niệm và mục tiêu Nguyễn

Phương Trang 2. Sự đa dạng của mục tiêu

3. Các loại mục tiêu

Nguyễn Vũ Vương 4. Đặc điểm của 1 mục tiêu được thiết

lập tốt (SMART)

5. Thiết lập mục tiêu theo quan điểm

truyền thống Trần

Nhật Tiến 6. Thiết lập mục tiêu bằng phương pháp

MBO

Tổng hợp và chỉnh sửa nội dung tiểu luận

Hoàng Thanh Phong Mạch Hải Yến

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn Quản trị học CHỨC NĂNG HOẠCH ĐỊNH (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w