Thời gian thành thục và thời điểm thu hái của các giống bơ Bảng 3.33 Thời gian thành thục của quả bơ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tuyển chọn giống bơ (Persea americana Miller) thích hợp cho một số tỉnh Tây Nguyên (Trang 25)

Bảng 3.33. Thời gian thành thục của quả bơ

TT Giống

Thời gian từ lúc ra hoa đến quả thành thục và rụng (ngày)

%DM Chuyển đổi màu sắc

vỏ quả

1 TA1 185 - 200 27,0 Xanh Tím đen

2 TA4 200 - 210 19,3 Xanh Tím đỏ

3 TA5 220 - 230 25,5 Xanh Xanh nâu 4 TA17 190 - 200 22,8 Xanh Xanh vàng 5 TA21 170 - 180 25,2 Xanh Vàng nâu 6 TA40 175 - 180 25,5 Xanh Tím 7 Booth 7 240 - 250 23,3 Xanh Xanh vàng 8 Fuerte 210 - 215 23,0 Xanh Xanh nâu 9 Reed 245 - 260 23,5 Xanh Xanh vàng

Trung bình 23,9

CV% 2,24

Quá trình quan trắc cho thấy các giống có thời gian từ khi ra hoa đến khi chín rụng khá dài, giống TA21 và TA40 có thời gian thành thục ngắn nhất khoảng từ 170 - 180 ngày, trong khi đó giống Reed có thời gian thành thục dài nhất khoảng từ 245 - 260 ngày. Chỉ tiêu này cũng đồng nghĩa với yếu tố mùa vụ thu hoạch sớm, chính vụ hay muộn và thực tế cho thấy thời gian chín càng kéo dài thì thời gian thu hoạch càng muộn.Ngoài tính chất quyết định đến độ sáp của quả bơ thì hàm lượng chất khô một yếu tố quyết định đến khả năng chín cũng như độ thành thục của quả. Tuy nhiên cũng tùy thuộc vào giống khác nhau mà có thời gian chín khác nhau do có hàm lượng chất khô khác nhau. Phân tích chỉ tiêu này cho thấy; thông thường quả bơ có hàm lượng chất khô ở mức 19% quả có thể đạt độ chín ăn được, giống TA4 có hàm lượng chất khô thấp nhất 19,3% và giống TA1 có hàm lượng chất khô cao nhất 27%.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tuyển chọn giống bơ (Persea americana Miller) thích hợp cho một số tỉnh Tây Nguyên (Trang 25)