Những kiến nghị sau khi thực hiện đề tài

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm ỨNG DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG DẠY ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TỰ SỰ DÂN GIAN LỚP 10 (Trang 28)

- Tăng cường trang thiết bị, cơ sở vật chất về công nghệ thông tin để giáo viên dễ dàng tìm kiếm tài liệu trên mạng và phục vụ việc giảng dạy tốt hơn.

- Thư viện nhà trường cần có nhiều sách báo, băng đĩa, tranh ảnh về tác phẩm dân gian được dạy trong nhà trường.

- Nâng cao nhận thức cho giáo viên về sự cần thiết của việc đổi mới các phương pháp dạy học nói chung và sử dụng các phương pháp dạy học tích cực nói riêng trong dạy học văn bản tự sự dân gian 10 nói riêng. Tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm, điều chỉnh, bổ sung theo hướng hoàn thiện hơn.

- Tập huấn kỹ năng sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 12 cho giáo viên dạy học bộ môn

- Đa dạng hóa các hình thức hoạt động và tăng cường sự phối hợp của các lực lượng trong nhà trường để nâng cao hiệu quả sử dụng các phương pháp dạy học tích cực.

KẾT LUẬN

Không ai có thể phủ nhận việc sử dụng các PP và KTDH tích cực trong dạy học hiện nay có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì nó góp phần nâng cao chất lượng dạy học nói chung và môn văn lớp 10 nói riêng. Việc ứng dụng PP và KTDH giúp HS hình thành những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống. Biến việc “Học” thành quá trình kiến tạo; ở đó học sinh tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lí thông tin, tự hình thành tri thức, có năng lực và phẩm chất của con người ở thời đại mới: tự tin, năng động, sáng tạo trong cuộc sống. Tuy nhiên Phương pháp dạy học tích cực không phải là phương pháp dạy học vạn năng, nên nó chỉ có thể đạt được hiệu quả tối đa khi giáo viên biết kết hợp phương pháp dạy học tích cực một cách hài hòa với phương pháp dạy học truyền thống. Và dù áp dụng phương pháp dạy học tích cực hay phương tiện dạy học hiện đại như thế nào đi chăng nữa cũng không thể thay thế được vai trò phương pháp thuyết trình bài giảng của người giáo viên với ngôn ngữ sư phạm uyển chuyển, giàu tình cảm, đảm bảo tính hệ thống và lôgíc chặt chẽ trong từng tiết học riêng, với đối tượng học sinh cụ thể nhằm thu hút học sinh.

Trong quá trình thực hiện đề tài khó tránh khỏi sai sót, tôi kính mong được sự tham gia đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo và sự trao đổi kinh nghiệm của các đồng nghiệp để tôi có thể rút kinh nghiệm và hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Biên Hòa, ngày 10 tháng 5 năm 2015 Người thực hiện

Nguyễn Thị Ti Na

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục - Đào tạo ( 2010 ), Dự án phát triển giáo dục THPT- Hướng dẫn học tập theo băng hình về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

2. Bộ Giáo dục - Đào tạo (2005), Luật giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

3. Bộ Giáo dục - Đào tạo (2008), Sách giáo khoa Ngữ văn 10 - tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

4. Bộ Giáo dục - Đào tạo (2008), Sách giáo viên Ngữ văn 10 - tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

5. Bộ Giáo dục - Đào tạo (2008), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn lớp 10, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

6. Bộ Giáo dục - Đào tạo (2008),Tài liệu bồi dưỡng giáo viên, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

7. Bùi Mạnh Nhị, Hồ Quốc Hùng, Văn học dân gian – những công trình nghiên cứu, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

8. Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn, Đinh Gia Khánh (chủ biên), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

9. Nguyễn Trọng Hoàn – Nguyễn Khắc Đàm, Sách thiết kế bài giảng Ngữ văn 10 (tập 1), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI

Trường THPT Nam Hà –––––––––––

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

––––––––––––––––––––––––

Biên Hoà, ngày 25 tháng 05 năm 2015

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Năm học: 2014 - 2015

–––––––––––––––––

Tên sáng kiến kinh nghiệm: ỨNG DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG DẠY ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TỰ SỰ DÂN GIAN LỚP 10

Họ và tên tác giả: NGUYỄN THỊ TI NA Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị: Trường THPT Nam Hà (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác)

- Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: ...  - Phương pháp giáo dục  - Lĩnh vực khác: ...  Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị  Trong Ngành 

1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây)

- Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn 

- Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn  - Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay

tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị 

2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây)

- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao 

- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao 

- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao  - Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả 

- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị 

3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)

- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:

Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  - Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc

sống: Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành

- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng:

Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành 

Xếp loại chung: Xuất sắc  Khá  Đạt  Không xếp loại 

Cá nhân viết sáng kiến kinh nghiệm cam kết và chịu trách nhiệm không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của mình.

Tổ trưởng và Thủ trưởng đơn vị xác nhận đã kiểm tra và ghi nhận sáng kiến kinh nghiệm này đã được tổ chức thực hiện tại đơn vị, được Hội đồng chuyên môn trường xem xét, đánh giá; tác giả không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của chính tác giả.

Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký tên xác nhận của tác giả và người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi bản sáng kiến kinh nghiệm.

NGƯỜI THỰC HIỆN SKKN

(Ký tên và ghi rõ họ tên)

XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

(Ký tên và ghi rõ họ tên)

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm ỨNG DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG DẠY ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TỰ SỰ DÂN GIAN LỚP 10 (Trang 28)