HOẠT ĐỘNG TRIỂN LÃM CỦA BẢO TÀNG.

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn Cơ sở bảo tàng học CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN - GIÁO DỤC CỦA BẢO TÀNG (Trang 25)

- Triển lãm là một hình thức quan trọng của công tác tuyên truyền – giáo dục ở các bảo tàng.

- Đề tài của các triển lãm rất rộng. Đề tài của triển lãm gắn với thời sự, với mục tiêu chính trị của từng thời kỳ.

- Một bảo tàng có thể tiến hành những cuộc triển lãm độc lập, hoặc phối hợp giữa các bảo tàng thuộc các loại hình khác nhau, tùy quy mô và mục đích của các cuộc triển lãm đó. Thực tiễn đã chứng minh rằng những cuộc triển lãm phối hợp nhiều cơ quan đã mang lại những kết quả tốt. Ví dụ: Hướng tới kỷ niệm 69 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9, Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức triển lãm "Chủ tịch Hồ Chí Minh với biển, đảo Việt Nam". Nhờ vậy, chỉ trong mười ngày đầu tháng tám, Bảo tàng đã đón hơn 45 nghìn lượt khách trong nước và quốc tế đến tham quan, tìm hiểu về Bác Hồ.

Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức triển lãm "Chủ tịch Hồ Chí Minh với biển, đảo Việt Nam". (Ảnh: baotanghochiminh.vn)

- Triển lãm được phân ra triển lãm cố định và triển lãm lưu động.

- Triển lãm cố định được tổ chức trong bảo tàng cũng như ngoài bảo tàng. Tuy rằng các cuộc triển lãm có khi được tổ chức trong bảo tàng nhưng chúng khác với trưng bày bảo tàng những nét cơ bản, ví dụ như trưng bày diễn ra lâu dài còn triển lãm chỉ được tổ chức trong thời gian ngắn. Nói đến “triển lãm” tức là nói đến khái niệm tạm thời, có thể tháo dỡ đi được. Các cuộc triển lãm cố định sau một thời kỳ mở cửa có thể được chỉnh lý lại để đưa vào hệ thống trưng bày của bảo tàng, hoặc có thể chuyển nó thành triển lãm lưu động dưới hình thức nhẹ nhàng hơn nhằm phục vụ công chúng muốn tham quan nhưng chưa có điều kiện đến được bảo tàng. - Khi xây dựng một cuộc triển lãm, đặc biệt là triển lãm lưu động, phải tính

đến những tiêu chí:

• Phương tiện gọn nhẹ, cơ động khi đi triển lãm, dùng được nhiều lần.

• Nội dung triển lãm phải đảm bảo tính khách quan, khoa học, với nội dung cô đọng để người xem dễ hiểu dễ nhớ.

• Sử dụng các biện pháp kỹ thuật để tạo điều kiện cho khách tham quan cảm thụ nội dung triển lãm một cách hiệu quả nhất.

• Hình thức mỹ thuật thể hiện phải nêu bật được chủ đề tư tưởng cũng như nội dung triển lãm, đồng thời phải phù hợp với thị hiếu thẩm mỹ của đa số khách tham quan.

Triển lãm “Ký ức Điện Biên” tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam. (Ảnh: baomoi.com)

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức triển lãm lưu động tại Sơn La, 9/2011. (Ảnh: baotangphunu.org.vn)

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn Cơ sở bảo tàng học CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN - GIÁO DỤC CỦA BẢO TÀNG (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w