1. Giáo dục môi trường.
.Giáo dục môi trường: là 1 quá trình thông qua các hoạt động giáo dục chính quy và không chính quy nhằm giúp con người có được sự hiểu biết, kỹ năng và tạo điều kiện cho họ tham gia vào phát triển một xã hội bền vững về sinh thái
.Các cách thực hiện cụ thể:
.Giáo dục mọi các nhân và tập thể hiểu biết đầy đủ trách nhiệm, giới hạn về hành vi đối với môi trường. Vd: ý thức bảo vệ môi trường là để cai thiện chất lượng cuộc sống; các hành vi gây hại đến môi trường bị phap luật nghiêm cấm.
.Giáo dục bằng thông tin đại chúng ( truyền thanh, truyền hình, báo chí) để giáo dục môi trường được rộng rãi đến toàn bộ người dân.
Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục: nội dung giáo dục bảo vệ môi trường phải dảm bảo tính giáo dục toàn diện ở mọi cấp bậc: Giáo dục mầm non, tiểu học, trung học.
Đào tạo cán bộ về bảo vệ môi trường: đào tạo những kiến thức cơ bản, những kỹ năng nắm bắt các vấn đề môi trường, kỹ năng dự báo, phòng ngừa và giải quyêt sự cố môi trường và những nội dung cần thiết về pháp luật bảo vệ môi trường
2. Truyền thông môi trường
Truyền thông môi trường: là quá trình tương tác xã hội hai chiều nhằm giúp người liên quan hiểu
được các yếu tố thên chốt, mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau của chúng. Truyền thông không nhằm phổ biến thông tin và là chia sẻ nhận thức về 1 phương thức sống bền vững trong cộng đồng xã hội
Các phương thức truyền thông chủ yếu:
bằng các phương tiện truyền thông đại chúng: báo chí, tivi, …
Truyền tải thông tin qua các buổi họp, hội thảo, huấn luyện, khảo sát( đối với công nhân viên của công ty).
Truyền miệng trực tiếp, từ đó kêu gọi mọi người chung tay bảo vệ môi trường( đối với người dân sống xung quanh khu vực).
Đối với cơ quan nhà nước thì tuyên truyền, vận động, tổ chức các buổi kiểm tra khảo sát về các vấn đề môi trường trong và xung quanh nhà máy.
Tài liệu tham khảo
http://thuvienphapluat.vn/archive/Nghi-dinh-80-2014-ND-CP-thoat-nuoc-va-xu-ly-nuoc-thai-
vb242830.aspx