Sơ bộ tình hình lạm phát 4 tháng đầu năm 2009:

Một phần của tài liệu Lạm phát- từ lý thuyết đến thực tiễn ở việt nam.doc (Trang 30 - 33)

2. Thực trạng kinh tế 2008 và 3 tháng đầu năm 2009: 1 Nhìn lại tình hình kinh tế 2008:

2.2 Sơ bộ tình hình lạm phát 4 tháng đầu năm 2009:

Tính chung hai tháng đầu năm 2009, CPI đã tăng 1,49% và mức tăng trung bình so với 2 tháng đầu năm 2008 là 16,13%.

Tăng giá mạnh nhất là nhóm hàng thực phẩm và dịch vụ ăn uống (1,67%). Trong đó, thực phẩm tăng tới 1,72%, lương thực tăng 0,82%, dịch vụ ăn uống ngoài gia đình đã tăng giá 2,63%.

Nhóm hàng nhà ở và vật liệu xây dựng tăng giá 1,59%. Nhóm hàng đồ uống và thuốc lá chỉ tăng giá 0,8%, may mặc và giày dép tăng giá 0,44%, thiết bị và đồ dùng gia đình tăng giá 0,7%. Các hàng hóa khác tăng giá 2,01%.

Trong khi đó, nhóm hàng phương tiện đi lại và bưu điện giảm giá 0,05%.

Tháng 2-2009 cũng chứng kiến việc lần đầu tiên sau nhiều năm, giá rau xanh không tăng sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán ở các đô thị lớn, đặc biệt là Hà Nội và TPHCM. Điều này cũng cho thấy sự khác biệt trong diễn biến thị trường tết năm nay so với các năm trước.

Cũng theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong tháng 2-2009, giá vàng tăng 5,74% và tỷ giá đô la Mỹ tăng 0,91%.

Ba tháng cuối cùng của năm 2008, CPI đã ở mức âm. CPI tháng 1-2009 ở mức 0,32%. Theo quy luật, CPI tháng đầu tiên trong năm thường tăng cao hơn những tháng trước đó do thói quen tiêu dùng nhiều vào dịp tết âm lịch.

Mặc dù CPI tháng 2-2009 tăng nhưng mức tăng cũng thấp hơn so với các năm trước. Điều này chứng tỏ dù CPI có tăng song xu hướng giảm phát vẫn đang tiếp diễn. Các biện pháp kích cầu chưa có ảnh hưởng rõ nét.

Theo số liệu của cơ quan thống kê công bố ngày 19/3, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2009 tại Hà Nội đã giảm 0,07%, trong khi lại tăng nhẹ 0,03% tại Tp.HCM.

Như vậy, sau khi tăng cao trong tháng 2/2009 ở cả hai đầu đất nước (Tp.HCM tăng 1,31% và Hà Nội tăng thấp hơn chút ít, suýt soát 1%), CPI chỉ khẽ “rung rinh” trong tháng 3 này.

Ở những góc độ đối chiếu khác, nếu so với tháng 12/2008, chỉ số giá tháng này tại Hà Nội đã tăng 1,22%; so với cùng kỳ năm trước đã tăng 12,34%. Với Tp.HCM, các so sánh tương ứng cho kết quả là 1,38% và 11,67%.

Việc chỉ số giá tăng thấp trong tháng Ba có một phần nguyên nhân từ việc CPI tháng Hai đã tăng quá cao. Sau tháng Tết với lực cầu hàng hóa tăng mạnh, tháng này sức cầu đã giảm đáng kể, lại được cộng hưởng từ việc một bộ phận người dân bắt đầu thắt chặt chi tiêu, đã kéo giá hàng hóa ổn định trở lại.

Theo các chuyên gia thống kê, có một số điểm đáng chú ý từ những chỉ số giá công bố sớm của tháng Ba này.

Thứ nhất, sự thay đổi của CPI ở biên độ thấp sau một tháng Tết tăng khá cao cho thấy diễn biến giá đã đi theo tính chu kỳ của các năm kinh tế tăng trưởng ổn định.

Thứ hai, cán cân hàng - tiền đang có sự cân bằng nhất định, chưa có dấu hiệu nào cho thấy biểu hiện của suy thoái giá cả, một chỉ báo về tình trạng thiểu phát và giảm phát đang đi vào giai đoạn diễn tiến nghiêm trọng.

Thứ ba, diễn biến chỉ số giá như hiện nay có lợi cho việc ổn định tâm lý người dân, có lợi cho việc huy động vốn của hệ thống ngân hàng, cũng như tạo điều kiện để giảm lãi suất cho vay trên thị trường. Tỷ lệ thành công của các đợt phát hành trái phiếu Chính phủ cũng sẽ cao hơn.

Nhìn trên tổng thể chỉ số giá các nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu, cũng giống như chỉ số chung của Hà Nội và Tp.HCM, các nhóm đều ít có sự thay đổi so với tháng trước.

Với Hà Nội, có ba nhóm chỉ số giảm nhẹ là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,27%, trong đó lương thực tăng 0,02% nhưng thực phẩm giảm 0,71%; nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 0,01%; nhóm giao thông, bưu chính viễn thông giảm 0,36%. Các nhóm còn lại đều tăng nhưng mức độ không lớn, trong khoảng từ 0,02 đến 0,5%.

Tp.HCM cũng có ba nhóm chỉ số giá giảm trong tháng này, nhưng thuộc vào những nhóm có quyền số thấp như giao thông, bưu chính viễn thông; văn hóa, giải trí và du lịch; và nhóm hàng hóa, dịch vụ khác. Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,18%, trong đó lương thực tăng tới 4,66% nhưng thực phẩm lại giảm 1,43%. Những nhóm còn lại tăng từ 0,04 cho đến 0,82%.

Chỉ số giá tháng 3/2009 đang được Tổng cục Thống kê đưa vào tính toán và dự kiến sẽ được chính thức công bố vào đầu tuần sau. Với diễn biến này, nhiều khả năng CPI tháng này sẽ âm.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2009 đã tăng nhẹ 0,35% so với tháng trước đó, khiến việc CPI tháng 3/2009 giảm 0,17% đã không “kéo” thành xu hướng. Nếu so với tháng 12/2008, chỉ số giá tháng này chỉ tăng 1,68%. So với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng của tháng này vẫn còn cao tới 9,23%, nhưng đây là lần đầu tiên trong năm nay, mức so sánh này về lại một con số.

Ở một tương quan khác, so sánh chỉ số giá tiêu dùng bình quân của 4 tháng đầu năm 2009 với kỳ tương ứng của năm 2008, mức tăng là 13,14%, đã giảm đi khá nhiều so với các tháng trước đó.

Do mức tăng không lớn nên gần như chỉ ảnh hưởng rất ít đến đời sống người dân. Nhưng việc chỉ số giá tăng trong thời điểm này có thể lại là tín hiệu đáng mừng hơn đáng lo, vì đây là một chỉ báo quan trọng, cho thấy xu thế nền kinh tế Việt Nam không đi vào giảm phát.

Hơn nữa, mức tăng rất nhẹ của chỉ số giá trong tháng Tư này là có tính quy luật. Trong những năm kinh tế ổn định, chỉ số giá tháng Tư luôn cao hơn tháng Ba. Vì vậy, có thể dự báo tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ sẽ tiếp tục tăng trong tháng này, một diễn biến quan trọng khi xét đến triển vọng tăng trưởng trong năm nay.

Liên quan đến xu thế của chỉ số giá tiêu dùng trong năm 2009, hôm Thứ Hai đầu tuần, phát biểu tại Diễn đàn Đầu tư Việt Nam Toàn cầu, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cho rằng chỉ số giá tiêu dùng năm nay sẽ chỉ tăng vào khoảng 6%, thấp xa so với mức tăng 19,89% của năm 2008.

Trở lại chỉ số giá tháng này, theo dõi diễn biến 10 nhóm hàng hóa dịch vụ thiết yếu, có thể thấy nhóm văn hóa, thể thao, giải trí vẫn như tháng trước, tiếp tục giảm 0,64%, các nhóm còn lại chỉ tăng từ 0,20% đến 0,48%.

Ở những nhóm hàng hóa, dịch vụ có mức tăng cao trong tháng này, đáng chú ý là nhóm phương tiện đi lại, bưu điện đã tăng 0,48%. Nguyên nhân chủ yếu là do hai đợt tăng giá xăng dầu vào các ngày 2/4 và 11/4, với giá xăng A92 tăng tổng cộng 1.000 đồng lên 12.000 đồng/lít.

Tăng thấp hơn là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, ở mức 0,43%. Nhưng nhóm này lại có quyền số đến trên 42%, vì vậy là nguyên nhân chính “đẩy” chỉ số giá tiêu dùng tháng này đi lên.

Trong nhóm, chỉ số giá lương thực tháng này chỉ tăng 0,03%; nhưng chỉ số của mặt hàng thực phẩm đã tăng tới 0,46%; và đáng lo ngại nhất là ăn uống ngoài gia đình đã tăng tới 0,83%.

Một phần của tài liệu Lạm phát- từ lý thuyết đến thực tiễn ở việt nam.doc (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w