TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1 Ổn định lớp:

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo án Tin 8 hoàn chỉnh theo chuẩn kiến thức (Trang 25 - 26)

1. Ổn định lớp:

- Điểm danh, kiểm tra sỉ số lớp học

2. Kiểm tra bài cũ:

Câu 1: Nêu cách khởi động và thoát khỏi phần mềm Finger BreakOut Câu 2: Gọi 1 HS lên thực hành trên máy – GV nhận xét và cho điểm HS

3. Bài mới:

Hoạt động của GV và HS Nội dung

Hoạt động 1: Đặt vấn đề

- GV yêu cầu HS viết một chương trình tính diện tích hình tròn có bán kính r = 2. (thực hiện trên máy tính)

- HS lên máy thực hiện và chạy chương trính:

Begin

Write('Dien tich hinh tron co ban kinh r=2 la: ', 3.14*2*2); readln;

end.

- GV giảng: Với cách viết như trên, nếu muốn tính diện tích của một hình tròn khác thì lại phải vào chương trình để sửa lại. Như vậy sẽ rất mất thời gian, đó là chưa kể người sử dụng phải biết lập trình, hiểu chương trình thì mới vào sửa chương trình được. Việc đòi hỏi người sử dụng phải biết lập trình, sửa được chương trình là không thực tế.

- GV giới thiệu đoạn chương trình sau:

Var

R: Integer;

Begin

Write('Dien tich hinh tron la: ', 3.14*R*R); readln;

end.

- GV chạy chương trình cho HS quan sát từng bước.

- GV giảng: Trong đoạn chương trình trên cô đã sử dụng biến nhớ R để lưu trữ giá trị bán kính mà người dùng nhập vào bộ nhớ. Do vậy muốn tính diện tích của một hình tròn khác chúng ta chỉ cần nhập vào bán kính của hình tròn. Để hiểu rõ hơn về Biến và cách sử dụng biến. Nội dung của bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về điều này.

Hoạt động 2: Biến là công cụ trong lập trình

- GV hỏi: Từ ví dụ trên, em có thể cho biết BIẾN được sử dụng làm gì?

- HS: Dùng để l‎‎‎ưu trữ dữ l‎‎‎iệu.

- GV giảng: Để chương trình luôn biết chính xác dữ liệu cần xử lí được lưu trữ vị trí nào trên bộ nhớ, các NNLT cung cấp 1 công cụ lập trình rất quan trọng. Đó là Biến nhớ hay gọi là Biến. - GV hỏi: Dữ liệu do biến lưu trữ gọi là gì ?

- HS: Đó l‎‎‎à giá trị của biến.

- GV giới thiệu Ví dụ 1

- GV yêu cầu HS viết lệnh in kết quả của 15+5 ra màn hình.

- HS: Writel‎‎‎n(15+5);

- GV: Nếu để in 2 giá trị bất kì ra màn hình được nhập trước từ bàn phím thì câu lệnh trên có còn đúng hay không? Sửa lại cho đúng.

- HS: Ta gán sử dụng biến X để l‎‎‎ưu số hạng thứ nhất được nhập vào từ bàn phím, sử dụng biến Y để l‎‎‎ưu số hạng thứ hai được nhập vào từ bàn phím.

Writel‎‎‎n(X+Y);

- GV giới thiệu ví dụ 2:

Giả sử cần tính giá trị của các biểu thức 100 50

3+ + và 100 50 5 + và ghi kết quả ra màn hình.

- Em hãy nêu cách tính toán các biểu thức trên?

1. Biến là công cụ tronglập trình: lập trình:

- Biến là đại lượng dùng để lưu trữ dữ liệu

- Dữ liệu do biến lưu trữ gọi là giá trị của biến

- Giá trị của biến có thể thay đổi trong khi thực hiện chương trình.

Ví dụ 1: ( SGK) Ví dụ 2: (SGK)

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo án Tin 8 hoàn chỉnh theo chuẩn kiến thức (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(26 trang)
w