XUẤT, KHUYẾN NGHỊ, KHẢ NĂNG ÁP DỤNG

Một phần của tài liệu SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN DẠY HỌC ELEARNING TRƯỜNG THPT VĨNH CỬU (Trang 28)

Trong xu thế đổi mới của đất nước và của ngành giáo dục, nhiệm vụ nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THPT đã trở nên yêu cầu rất cần thiết, cần được quan tâm đúng mức trong quá trình phát triển giáo dục.

Nâng cao năng lực cho đội ngũ GV, nhất là năng lực dạy dọc e-learning là một vấn đề cấp bách và mang tính chiến lược của nước ta trong giai đoạn hiện nay, bởi vì đó là yếu tố cơ bản, quan trọng quyết định chất lượng đào tạo, chất lượng GD của các nhà trường. Xét về mặt lý luận đến thực tiễn, trong bất kỳ giai đoạn nào, nhất là trong giai đoạn CNH_HĐH đất nước. Muốn nâng cao chất lượng thì phải bồi dưỡng cho họ về cả phẩm chất và năng lực. Do đó cần thực hiện tốt các biện pháp quản lý của HT đối với công tác bồi dưỡng năng lực cho GV, là nhân tố đóng vai trò quyết định. Điều đó được lý giải trên cơ sở năng lực dạy học được nâng cao, sẽ góp phần nâng cao năng lực GD và năng lực tự hoàn thiện, đồng thời góp phần nâng cao phẩm chất của người GV.

5.1. Kiến nghị:

Trong sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng, người GV giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng , mà chất lượng của người GV phần lớn phụ thuộc vào năng lực sư phạm, bao gồm năng lực giáo dục học sinh, năng lực dạy học và năng lực tổ chức hoạt động sư phạm, trong đó, thành tố quyết định là năng lực dạy học, điều này cũng đươc nêu trong Luật GD năm 2005 ”.

Do vậy, công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực cho GV dạy học nói chung và dạy học e-learning nói riêng sẽ thành công khi chúng ta ý thức được tầm quan trọng của đội ngũ GV trong việc đổi mới và phát triển GD. Do vậy, quản lý để nâng cao chất lượng ĐNGV, thông qua việc đổi mới công tác bồi dưỡng GV là nhiệm vụ trọng tâm của Hiệu trưởng, là công tác trọng yếu nhất của các cấp quản lý, các trường THPT hiện nay.

Khi tiến hành ứng dụng e-learning trong dạy học trường THPT Vĩnh Cửu cần phải phát huy hết những mặt mạnh của các biện pháp đã và đang áp dụng, nhanh chóng khắc phục những tồn tại, những thiếu sót để huy động mọi lực lượng trong xã hội tạo thành sức mạnh tổng hợp đầu tư cho nhà trường trong đó huy động mọi nguồn lực cho việc triển khai ứng dụng CNTT trong dạy học đạt hiệu quả cao, tôi mạnh dạn đề xuất những kiến nghị sau.

Ban hành các văn bản pháp quy quy định chặt chẽ hơn và có tính bắt buộc đối với việc ứng dụng CNTT trong trường THPT.

Cần có sự chỉ đạo đầy đủ, đồng bộ, thống nhất bằng các văn bản mang tính pháp quy để các trường có cơ sở lập đề án, huy động nguồn vốn đầu tư cho hoạt động này, góp phần làm thay đổi nội dung, phương pháp, hình thức dạy học và quản lý giáo dục, tạo nên được sự kết hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội thông qua mạng, làm cơ sở tiến tới một xã hội học tập.

Chỉ đạo cho các trường sư phạm có kế hoạch nâng cao trình độ tin học và khả năng ứng dụng CNTT trong dạy học cho sinh viên.

Đối với UBND tỉnh:

Tạo nguồn kinh phí để nhà trường có thể trang bị dạy học. Cơ sở vật chất tốt là điều kiện giúp nhà trường chỉ đạo, giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với yêu cầu hiện nay.

Đối với Sở GD&ĐT:

Sở giáo dục cần có văn bản chỉ đạo cụ thể, hướng dẫn các trường triển khai Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học (triển khai từ đâu và triển khai như thế nào?), Mỗi năm cần tổ chức hội thi “Giáo viên sử dụng công nghệ Giỏi” hay giải “ Bàn phím vàng”, … để kích thích lòng đam mê sáng tạo phục vụ cho sự nghiệp giáo dục.

Chủ động mở nhiều lớp tập huấn bồi dưỡng về đổi mới phương pháp giảng dạy có ứng dụng CNTT.

Tạo điều kiện cho giáo viên đi tham quan thực tế ở những trường đã có nhiều thành công trong việc ứng dụng CNTT vào dạy học.

Đối với nhà trường:

Nhà trường cần làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục để huy động nguồn lực từ xã hội cho việc xây dựng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học của nhà trường. Hoàn thiện các biện pháp quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học.

Dựa trên các nhu cầu về trang thiết bị hạ tầng CNTT mà Hiệu trưởng sẽ cho mua sắm theo lộ trình và thứ tự ưu tiên đã đề ra.

Nhà trường nên huy động các Mạnh Thường Quân tạo điều kiện cho giáo viên còn khó khăn vay tiền không tính lãi và trả dần để giáo viên mua máy tính xách tay phục vụ cho việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy.

Hiệu trưởng cần vạch ra quy trình thực hiện, phân công cụ thể trách nhiệm cho tôi là phó Hiệu trưởng phụ trách mảng CNTT của trường. Từ đó tôi lên lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Trên cơ sở kế hoạch chung của nhà trường Hiệu trưởng cần yêu cầu thực hiện việc lập kế hoạch ở cấp tổ và kế hoạch cá nhân. Giao cho phó Hiệu trưởng phụ trách mảng này thường xuyên theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch. Cần tổ chức đánh giá năng lực ứng dụng CNTT của giáo viên thường xuyên để đề ra kế hoạch bồi dưỡng kịp thời cho những giáo viên còn yếu về ứng dụng CNTT trong giảng dạy.

Ngoài ra về phía Hiệu trưởng đã có công văn chỉ rõ việc phải chỉ đạo ứng dụng CNTT trong học tập và giảng dạy theo hướng người học có thể học qua nhiều nguồn học liệu; cần tăng cường chỉ đạo cho phó Hiệu trưởng quản lý hoạt động học tập của học sinh như: chỉ đạo giáo viên hướng dẫn cho học sinh phương pháp, kỹ năng tự học, tự khai thác và ứng dụng CNTT vào quá trình học tập của bản thân. Việc ứng dụng CNTT trong quá trình dạy học không chỉ tiến hành trên lớp mà còn phải phối hợp với gia đình học sinh cần biết để tạo điều kiện cho các em có khả tự học tại nhà. Vì vậy, Hiệu trưởng phải có kế hoạch phối hợp với Ban đại diện Cha Mẹ học sinh phổ biến cho họ hiểu rõ về mục tiêu, nội dung việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy của nhà trường để gia đình có biện pháp giáo dục, giúp đỡ học sinh trong học tập và rèn luyện.

Bên cạnh đó Hiệu trưởng nên có chế độ động viên khen thưởng kịp thời đối với những giáo viên, học sinh làm tốt.

Trong công tác tuyển dụng giáo viên, Hiệu trưởng cần kiểm tra kiến thức và kỹ năng tối thiểu về CNTT bằng khả năng đáp ứng yêu cầu công việc thực tế.

Với chuyên đề đưa ra, tôi mong muốn được cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, trường tôi nói riêng, các trường trong tỉnh nói chung, trong ngành sang một trang mới từ việc ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ. Chuyên đề này đ c vi tượ ế

trên tinh th n chia s nhi t huy t và nh ng kinh nghi m đúc k t đ c ầ ẻ ệ ế ữ ệ ế ượ trong quá trình tìm tòi, nghiên cứu E-Learning t i tr ng THPT V nh C u, mong r ng có th góp m t ph n công s cạ ườ ĩ ử ằ ể ộ ầ ứ

nh bé vào vi c đ i m i ph ng pháp gi ng d y – h c t p c a th y và trò các tr ng ph thôngỏ ệ ổ ớ ươ ả ạ ọ ậ ủ ầ ườ ổ

giáo d c t nh nhà.ụ ỉ

Người thực hiện

TÀI LIỆU THAM KHẢO

*****Tiếng Việt

[1] Điều lệ trường trung học, NXB Giáo dục, 2000 [2] Luật giáo dục 2005, NXB Giáo dục, 2005

[3] Từ Minh Phương (2010), Bài giảng Nhập môn Trí tuệ nhân tạo, Học viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông, trang 102-105.

*****Các trang web

[4] Trang Web Moodle , http://moodle.org/, truy cập năm 2011

[5] Trang tham khảo thư viện Moodle, http://xref.moodle.org/nav.html? _functions/index.html, truy cập năm 2011

[6] Trang học trực tuyến phát triển Moodle, http://dev.moodle.org/, truy cập năm 2011

[7] Trang Web Wiki (2010), http://wikipedia.org, truy cập năm 2011

*****Chỉ thị, thông tư ngành Giáo Dục

[8] Chỉ thị số 55/ 2008/CT- BGDĐT ngày 30/09/ 2008 của Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo về “Tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012”

[9] Chỉ thị số 15/ 2000/CT- BGDĐT ngày 17/05/ 2000 của Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo về “Các biện pháp cấp bách tăng cường quản lý dạy thêm, học thêm”

[10] Chỉ thị 3399 /CT-BGDĐT ngày 16/8/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Đào Tạo về “nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông,

giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2010 - 2011

[11] Chỉ thị 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ chính trị (khóa VIII) về “đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phụ vụ sự nghiệp công nghiệp hóa,

hiện đại hóa

[12] Thông tư số 08/2010/TT-BGDĐT ngày 01/03/2010 của Thứ Trưởng Bộ Giáo Dục và Đào “Quy định về sử dụng phần mềm tự do mã nguồn mở trong các cơ sở giáo dục”

SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI

Trường THPT Vĩnh Cửu –––––––––––

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

––––––––––––––––––––––––

Vĩnh Cửu, ngày 14 tháng 5 năm 2015

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2014 - 2015

–––––––––––––––––

Tên sáng kiến kinh nghiệm: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN DẠY HỌC E-LEARNING TRƯỜNG THPT VĨNH CỬU

Họ và tên tác giả: Bùi Thị Ngọc Nga Chức vụ: Phó hiệu trưởng Đơn vị: Trường THPT Vĩnh Cửu

Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác)

- Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: ... 

- Phương pháp giáo dục  - Lĩnh vực khác: ... 

Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị  Trong Ngành 

1.Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây)

- Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn 

- Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn

- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị 

2.Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây)

- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao 

- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao 

- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao 

- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả 

- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị 

3.Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)

- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:

Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành 

- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành

- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành 

Xếp loại chung: Xuất sắc  Khá  Đạt  Không xếp loại 

Cá nhân viết sáng kiến kinh nghiệm cam kết và chịu trách nhiệm không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của mình.

Tổ trưởng và Thủ trưởng đơn vị xác nhận đã kiểm tra và ghi nhận sáng kiến kinh nghiệm này đã được tổ chức thực hiện tại đơn vị, được Hội đồng chuyên môn trường xem xét, đánh giá; tác giả không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của chính tác giả.

Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký tên xác nhận của tác giả và người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi bản sáng kiến kinh nghiệm.

NGƯỜI THỰC HIỆN SKKN

(Ký tên và ghi rõ họ tên)

XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

(Ký tên và ghi rõ họ tên)

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Một phần của tài liệu SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN DẠY HỌC ELEARNING TRƯỜNG THPT VĨNH CỬU (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w