- So sánh tương quan giữa NDVI và nhiệt độ
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1 Kết luận
4.1 Kết luận
Việc ứng dụng viễm thám vào các nghiên cứu khoa học, vào việc quản lý tài nguyên thiên nhiên hiện nay rất phổ biến và được sử dụng rộng raic trong các sở ban ngành trên cả nước. Viễn thám tỏ ra rất hiệu quả trong việc thu thập các thông tin số liệu do các ảnh vệ tinh thu được. Công nghệ viễn thám ngày càng hiệu quả với các công cụ hỗ trợ đắc lực, một trong số đó là phần mềm ENVI.
Phần mềm ENVI là một công cụ rất mạnh về xử lý ảnh viễn thám, và rất dễ sử dụng.
Trong thực hiện đề tài này, nhóm đã sử dụng ENVI 4.8 để xử lý ảnh viễn thám nhằm thành lập bản đồ nhiệt và biến động nhiệt của thị xã Bến Cát từ năm 2002-2014. Kết quả thu được là ảnh biến động nhiệt độ trên toàn khu vực Bến Cát.
Từ kết quả đó nhóm đã có một số kết luận cũng như đưa ra được lời giải cho sự biến động nhiệt của khu vực này. Thông qua ảnh biến động ta có thể thấy được nhiệt độ bề mặt của thị xã Bến Cát từ 2002-2014 đã tăng lên, nhiệt độ cao nhất tập trung ở các khu vực dân cư đông, các khu công nghiệp sau đó là đến là các khu vực đất trống, khu vực có thực vật và cuối cùng là vùng thủy hệ. Lý giải cho sự gia tăng nhiệt độ bề mặt này là quá trình phát triển và đô thị hóa nhanh chóng của tỉnh Bình Dương nói chung và thị xã Bến Cát nói riêng.
Qua thực hiện đề tài này, thấy được những ưu thế của công nghệ viễn thám, đó là: trong việc nghiên cứu nhiệt độ bề mặt việc sử dụng ảnh Landsat và phần mềm ENVI đã tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức nếu so với việc đi thu thập số liệu bằng cách cho người đi đến các khu vực để đo mẫu nhiệt độ. Việc sử dụng viễn thám cũng tỏ ra kinh tế hơn so với việc lắp đặt các trạm đo nhiệt độ dày đặc để thu thập nhiệt độ của khu vực nghiên cứu.
Một ưu điểm nữa của viễn thám đó là có thể thành lập được các bản đồ biến động nhiệt kết hợp với các chỉ số khác để thành lập các loại bản đồ khác phục vụ cho những mục đích khác nhau.
4.2 Kiến nghị
Nhiệt độ bề mặt của thị xã Bến Cát trong hơn 10 năm vừa qua có sự thay đổi lớn, mà nguyên nhân chính là do quá trinh phát triển và đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ. Nhiệt độ bề mặt tăng nhanh cũng gây ra một số ảnh hưởng tới sức khỏe của con người.
Để giữ cho nhiệt độ bề mặt của khu vực được ổn định nhóm có một vài kiến nghị như sau:
- Tăng diện tích của thảm thực vật và thủy hệ trong các khu đo thị cũng như là các khu công nghiệp, vì cây xanh và thủy hệ có thể làm cho nhiệt độ khu vực xung quanh nó ôn hòa lại.
- Ngoài ra, nhiệt độ bề mặt của các tuyến đường giao thông cũng khá cao do hoạt động không ngừng của các loại phương tiện, do đó cũng có kiến nghị trồng thêm các cây xanh hai bên đường (ngoài mục đích làm giảm nhiệt độ bề mặt còn có tác dụng giảm thiểu lượng bụi và tăng mỹ quan đô thị)
- Các khu vực đất trống chưa sử dụng có thể quy hoạch để trở thành đất trồng các loại cây công nghiệp hay cây ngắn ngày.