PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ * KẾT LUẬN:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa ở huyện An Phú đến năm 2015 (Trang 29)

* KẾT LUẬN:

Phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, vừa phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc; vừa tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, xử lý tốt mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa để văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, là một động lực phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập quốc tế. Tập trung xây dựng đời sống, lối sống và môi trường văn hóa lành mạnh; coi trọng văn hóa trong lãnh đạo, quản lý, văn hóa trong kinh doanh và văn hóa trong ứng xử, chú trọng xây dựng nhân cách con người Việt Nam về lý tưởng, trí tuệ, đạo đức, lối sống, thể chất, lòng tự tôn dân tộc, trách nhiệm xã hội, ý thức chấp hành pháp luật, nhất là trong thế hệ trẻ. Bảo đảm quyền được thông tin và cơ hội tiếp cận thông tin của nhân dân, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa, dân tộc; Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý, đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động văn hóa, hình thành thị trường văn hóa lành mạnh. Kiên quyết chống các biểu hiện phi văn hóa, suy thoái đạo đức, lối sống. Đẩy mạnh phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội; giảm nhẹ tệ nạn ma túy, mại dâm, ngăn chặn có hiệu quả tai nạn giao thống. Nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, xây dựng xã, phường, khu phố, thôn, xóm đoàn kết, dân chủ, kỷ cương, văn minh, lành mạnh.

Quản lý nhà nước về văn hóa là quản lý bằng chính sách và pháp luật gắn với công tác giáo dục tư tưởng và tuyên truyền vận động kết hợp với quản lý về kinh tế. Tăng cường quản lý nhà nước trên lĩnh vực dịch vụ văn hóa nhằm xây dựng và giữ gìn một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, làm cho văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần xã hội, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế.

Văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển kinh tế xã hội, mọi xã hội hiện đại đều phải giải quyết nhiệm vụ tăng cường khả năng cạnh tranh kinh tế trên cơ sở bảo tồn và nâng cao các giá trị văn hóa để phát triển đất nước. Văn hóa là sự hiểu biết nhằm định hướng cho sự phát triển kinh tế theo cái đúng, cái tốt, cái đẹp. Văn hóa là một trong những bộ phận quan trọng để khắc phục các khuyết tật vốn có của thị trường, sự mất cân bằng trong phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, nhiệm vụ đầu tiên của văn hóa là tham gia vào chọn lựa con đường cho sự phát triển lâu bền của dân tộc.

Khi phát sinh việc khiếu nại các cơ quan quản lý nhà nước giải quyết kịp thời, đúng thẩm quyền của từng cấp. Các Quyết định phải đảm bảo đúng nội dung, hình thức, giải quyết chính xác vấn đề, tránh những sai sót xảy ra đáng tiết như tình huống trên, nhằm đảm bảo hiệu lực quản lý nhà nước về kinh tế-xã hội nói chung và trong lĩnh vực quản lý văn hóa nói riêng nhằm tăng cường hiệu lực của pháp luật.

Trong xu thế đất nước hội nhập quốc tế sự lựa chọn phát triển nền văn hóa là con đường đúng đắn để bảo vệ độc lập và chủ quyền đất nước. Những thế lực thù địch đang phá hoại đất nước ta bằng diễn biến hòa bình, đưa văn hóa độc hại cùng

với lối sa đọa làm băng hoại những giá trị đạo đức. Chính vì vậy, quản lý hoạt động văn hóa là nhiệm vụ quan trọng không riêng của ngành văn hóa mà là của tòan Đảng, toàn Dân, của các cấp, các ngành, huy động sức mạnh của toàn xã hội vào sự nghiệp phát triển văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần, là động lực, là nhân tố góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Vì một môi trường văn hóa lành mạnh, vì lợi ích cộng đồng, vì một phong trào phát triển văn hóa cho dân tộc, mỗi cá nhân, mỗi cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa, chúng ta coi trọng kỷ cương phép nước hãy sống và làm việc theo pháp luật nhằm hướng tới một xã hội tốt đẹp, văn minh hơn.

* KIẾN NGHỊ:

- Đề nghị Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang hoàn thiện đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa - thể thao cấp huyện và các xã, thị trấn theo quy hoạch, đảm bảo các xã, thị trấn được chọn để xây dựng nông thôn mới đều có Trung tâm văn hóa - thể thao để tổ chức các hoạt động tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương, tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao ở nông thôn như: liên hoan, hội thi, hội diễn văn nghệ quần chúng, thi đấu, thi diễn các môn thể thao ở nông thôn, tạo điều kiện để người dân địa phương tham gia các hoạt động sáng tác và biểu diễn nghệ thuật dân gian truyền thống.

- Quan tâm đầu tư xây dựng các sân luyện tập và thi đấu thể dục - thể thao cấp xã, đảm bảo 100% các xã nông thôn mới đều có sân bóng đá và sân bóng chuyền, nhằm phát triển phong trào ở cơ sở, tạo điều kiện nhân dân tham gia luyện tập, rèn luyện sức khỏe nâng cao thể chất.

- Đầu tư xây dựng Trung tâm văn hóa thông tin xã, ấp để phát huy hiệu quả

hoạt động của cộng đồng dân cư, làm nơi sinh hoạt văn hóa, hội họp của nhân dân tại địa bàn dân cư, nơi tổ chức phổ biến, triển khai đưa các mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện các hoạt động phát triển văn hóa nông thôn đến người dân địa phương.

- Có chế độ chính sách phù hợp để khuyến khích, động viên, cổ vũ kịp thời cho nhân dân, tập thể, cá nhân sáng tạo, tích cực tham gia đóng góp các phong trào Văn hóa văn nghệ - Thể dục thể thao và thông tin ở cơ sở.

- Đề nghị Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh An giang tranh thủ nguồn vốn đầu tư 02 phân khu tại Khu du lịch Búng Bình Thiên và Làng Văn hóa Chăm của huyện nhà An Phú.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa ở huyện An Phú đến năm 2015 (Trang 29)