Vốn là nhu cầu không thể thiếu được cho sản xuất, kinh doanh và đối với người nghèo thì như cầu vốn còn thiết yếu hơn nữa, đó là cơ hội để họ vươn lên hòa nhập với cuộc sống cộng đồng, là cứu cánh để giúp họ thoát đói, vượt nghèo.
Trong giai đoạn một, vốn tạo ra việc làm cho người nghèo và cho gia đình họ, từ đó tạo ra thu nhập, giúp họ giải quyết được những nhu cầu cơ bản từng bước thoát ra khỏi đói nghèo lạc hậu.
Trong giai đoạn hai, vốn được tiếp tục đầu tư vào sản xấut d0ể nâng cao hiệu quả của sản xuất, cải tiến kỹ thuật, ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm làm tăng tính cạnh tranh của sản phẩm để tăng thu nhập, tạo điều kiện cho người nghèo có tích lũy.
Tuy nhiên, đối với người nghèo, đáp ứng được nhu cầu vốn đã là thiết yếu nhưng sử dụng nguồn vố có hiệu quả còn cấp thiết hơn nhiều. Người nghèo thường ít học, trình độ khoa học công ngệ hầu như không có, kinh nghiệm làm ăn, các mối quan hệ xã hội đều hạn chế, do đó hầu như họ không biết cách sử dụng vốn, không biết đầu tư vào đâu và không biết cả cách hạch toán làm ăn sao cho có lãi. Nhiều trường hợp người nghèo vay vốn mua bò, mua heo vầ nuôi, khi đến thời hạn trả tiền thì bán bò, heo đi chỉ đủ trả số vốn vay ban đầu.
Đây là chưa kể đến những trường hợp người nghèo vay vốn không phải để đầu tư làm ăn mà vì họ quá nghèo nên đồng vốn họ vay được còn bị lạm dụng để giải quyết nhu cầu ăn và một phần nhỏ cho nhu cầu ở, chữa bệnh, học hành của con cái. Một bộ phận rất nhỏ còn sử dụng đồng vốn vay ít ỏi và khó nhọc vào các tệ nạn như rượu chè, cờ bạc…
Vì thế tín dụng cấp cho người nghèo có mức rủi ro rất lớn, lớn hơn bất kỳ chương trình tín dụng nào khác, bởi vậy, nó phải được kiểm soát nghiêm ngặt.
Thứ nhất, phải có điều kiện cho vay thích hợp.
Thứ hai, tín dụng phải được đưa tới tận tay người nghèo.
Người nghèo thường e ngại khi bước vào nhà ngân hàng, vì họ ít có cơ hội được vay ở đó. Hơn nữa người rất nghèo còn lo kiếm sống, không có thời gian rãnh rỗi dành cho sự nổ lực mà họ nghĩ rằng không có hiệu quả. Vì vậy tín dụng
Thứ ba, thủ tục cho vay đơn giản, hướng dẫn chu đáo. Thứ tư, khả năng cho vay liên tiếp.
Một khoản nợ nhỏ không đủ để những người nghèo thoát khỏi cảnh bần hàn và sẽ không có hiệu lực kích thích nếu không có các khoản vay tiếp tục. Một khi đã trả được nợ đầy đủ theo đúng tiến độ đặt rathì các thành viên sẽ d8ược vay nợ liên tục.
Thứ năm, kỷ luật rất chặt chẽ. Kỷ luật chỉ được duy trì thông qua giám sát chặt chẽ của các nhân viên ngân hàng bám sát cơ sở.