Phương pháp định hạng mức độ rủi ro của cổ phiếu

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KIỆT QUỆ TÀI CHÍNH.PDF (Trang 63)

1. Sử dụng DEA chuẩn và DEA xác định trường hợp tồi nhất trong xếp hạng cổ

2.1 Phương pháp định hạng mức độ rủi ro của cổ phiếu

Tổng định mức rủi ro của một cổ phiếu được tổng hợp từ tổng định mức rủi ro cơ bản và tổng định mức rủi ro kỹ thuật của cổ phiếu đó trong tương quan với toàn bộ thị trường. Với mục đích đánh giá chất lượng các mã cổ phiếu trên nền tảng cơ bản nên nhóm tác giả đánh giá tổng định mức rủi ro cơ bản chiếm tỷ trọng tới 70% trong tổng định mức rủi ro của một cổ phiếu và tổng định mức rủi ro kỹ thuật chiếm tỷ trọng 30% trong tổng định mức rủi ro của cổ phiếu đó.

Định mức rủi ro cơ bản: Để đánh giá định mức rủi ro cơ bản của cổ phiếu, chúng tôi tập trung vào phân tích ba nhóm rủi ro mang tính cơ bản của cổ phiếu, đó là: định mức rủi ro về quy mô vốn, định mức rủi ro về năng lực kinh doanh và định mức rủi ro về cơ cấu vốn. Các cổ phiếu với các thuộc tính như: tỷ lệ thu nhập trên đầu tư cao, các cải thiện trong hiệu quả sử dụng tài sản và các số liệu trong lịch sử cho thấy mức thu nhập cao hơn kỳ vọng thì có xu hướng nhận được điểm đo về định mức rủi ro thấp hơn.

Chúng tôi cho rằng, tại thị trường chứng khoán Việt Nam các công ty niêm yết có quy mô càng lớn thì tính minh bạch càng cao và mức độ kinh doanh ổn định cao hơn các công ty nhỏ. Ngoài ra, mức độ ảnh hưởng từ nền kinh tế đến các công ty lớn cũng hạn chế hơn nhiều đối với các công ty nhỏ, đặc biệt trong nền kinh tế Việt Nam. Dựa trên cơ sở này chúng tôi định mức rủi ro về quy mô được xác định dựa trên vốn điều lệ, theo đó các doanh nghiệp có quy mô càng nhỏ thì định mức rủi ro về quy mô vốn càng cao.

Năng lực kinh doanh luôn là tiêu chí hàng đầu của các nhà đầu tư khi đánh giá về một công ty. Công ty nào có kết quả kinh doanh tốt đều thu hút sự chú ý của thị trường. Chúng tôi định mức rủi ro về năng lực kinh doanh dựa trên các chỉ tiêu tài chính: ROA, ROE, EPS cơ bản, P/E cơ bản, tỷ lệ EBIT trên tổng tài sản và tỷ lệ giữa hiệu số ROE với EBIT trên tổng tài sản. Các chỉ tiêu này cho thấy khá toàn diện năng lực kinh doanh của từng công ty với các góc nhìn về khả năng sinh lời và hiệu quả sử dụng đồng vốn.

Một doanh nghiệp có cơ cấu vốn tốt, ít vay và chủ yếu dựa trên đồng vốn chủ luôn có chiến lược kinh doanh an toàn. Ngoài ra, những công ty có cơ cấu vốn tốt luôn đảm

bảo được về tính ổn định và sự phát triển bền vững. Nhóm tác giả đo lường định mức rủi ro về cơ cấu vốn của doanh nghiệp dựa trên các chỉ tiêu tài chính sau: tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu với nợ dài hạn trên tổng tài sản dài hạn (cố định), tỷ lệ giữa tổng tài sản trên nợ phải trả, và tỷ suất thanh toán hiện thời.

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KIỆT QUỆ TÀI CHÍNH.PDF (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)