Dữ liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tác động của việc chia cổ phiếu thưởng lên giá cổ phiếu - Bằng chứng ở Việt Nam (Trang 29)

Thị trường chứng khoán Việt Nam hoạt động từ năm 2000 với Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh giao dịch những chứng khoán của các công ty lớn niêm yết, đến năm 2005, Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội ra đời và hoạt

động song song, là nơi niêm yết và giao dịch các chứng khoán của các công ty vừa và

nhỏ. Tác giả tập hợp các thông báo chia cổ phiếu thưởng của các công ty cổ phần niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội thông qua các trang web: www.cafef.vn; trong khoảng thời gian từnăm

2000 đến tháng 07/2013 của 707 công ty giao dịch trên thịtrường. Trong sốđó, có tất

cả 205 công ty công bố chia cổ phiếu thưởng với 283 thông báo chia cổ phiếu thưởng.

Sau khi có được danh sách các công ty trong mẫu nghiên cứu, tác giả tiến hành thu

thập các thông tin liên quan: ngày công bố chia cổ phiếu thưởng, tỷ lệ chia cổ phiếu

thưởng, nguồn chia cổ phiếu thưởng, phân loại các công ty có trong mẫu. Vì khoảng

thời gian khảo sát giá của các công ty thông báo phát hành cổ phiếu thưởng là từ ngày

-250 đến ngày 20 nên một số công bố đã được loại bỏ khỏi mẫu nghiên cứu vì không

đủ dữ liệu để thu thập. Mẫu nghiên cứu cuối cùng còn lại 190 thông báo.

Theo những nghiên cứu trước đây, trong nghiên cứu sự kiện, các tác giả sử dụng dữ

liệu thu nhập của cổ phiếu theo ngày và theo tháng. Tuy nhiên, đối với những kiểm

định tham số thì việc sử dụng thu nhập bất thường theo ngày cho ra kết quả mạnh hơn

so với sử dụng thu nhập bất thường theo tháng. Mặt khác, thịtrường chứng khoán Việt Nam có thời gian hoạt động chưa quá lâu, nếu dữ liệu được thu thập theo tháng thì cỡ

mẫu sẽ quá nhỏ để thỏa mãn các yêu cầu của những kiểm định thống kê. Thêm nữa, nếu một khoảng thời gian ước lượng có 36 quan sát theo tháng của 3 năm trong đó

cùng một sự kiện, ví dụ thông báo chi trả cổ tức, có thể xảy ra ít nhất 3 lần. Mặc dù 36 quan sát thì đủđể tính toán một thu nhập bất thường nhưng sẽ bịảnh hưởng bởi những sự kiện có ý nghĩa kinh tế khác, có thể xảy ra trong suốt giai đoạn ước lượng. Vì

những lý do trên nên trong bài nghiên cứu này, tác giả sẽ tiến hành thu thập và tính toán dữ liệu về thu nhập bất thường của các cổ phiếu có trong mẫu theo ngày.

Theo đó, tác giả sử dụng phần mềm Metastock để khảo sát giá các cổ phiếu có thông

báo chia cổ phiếu thưởng và chỉ số giá VN-Index tương ứng trong khoảng thời gian từ

ngày 250 trước ngày thông báo đến ngày thứ 20 sau ngày thông báo.

Mặc dù theo nghiên cứu của MM (1961) thì chính sách cổ tức không làm thay đổi giá trị doanh nghiệp, mà giá trị doanh nghiệp chỉ phụ thuộc vào quyết định đầu tư. Tuy

nhiên, kết luận này của MM được gắn với các giả định của một thị trường vốn hiệu quả và hoàn hảo, còn trong thực tế thì có nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã cho thấy chính sách cổ tức có tác động đến giá trị doanh nghiệp, chẳng hạn như Myron

J.Gordon, David Durand, Jonh Lintner,… Theo Balasingham Balachandran & Sally Tanner (2001), các tác giả đã cung cấp bằng chứng cho thấy không có sự khác nhau giữa thu nhập bất thường của nhóm sạch và nhóm nhiễu trong giai đoạn thông báo,

nhưng trong giai đoạn trước, tác động này chỉ có ý nghĩa với nhóm các thông báo

nhiễu. Điều này cho thấy rằng thị trường đã phản ứng tích cực với thông báo phát

hành cổ phiếu thưởng cùng với các báo cáo tài chính, thể hiện công ty đã hoạt động tốt và gây ra hiệu ứng trước thông báo cho nhóm này. Do đó, trong bài nghiên cứu này, tác giả sẽ chia mẫu nghiên cứu ban đầu ra thành hai nhóm như của Balasingham Balachandran & Sally Tanner (2001): nhóm các thông báo có thông tin gây nhiễu

trong đó, như là các thông báo chia cổ phiếu thưởng cùng với công bố chia cổ tức, bán

ưu đãi, phát hành báo cáo tài chính,… trong tuần thông báo phát hành cổ phiếu thưởng

(sau đây tác giả sẽ gọi là nhóm thông báo nhiễu) và nhóm còn lại – thông tin trong

thông báo chỉ bao gồm việc phát hành cổ phiếu thưởng (tác giả sẽ gọi là nhóm thông báo sạch). Kết quả có 71 thông báo sạch và 119 thông báo nhiễu.

Sau đó, tác giả tiếp tục tiến hành chia nhóm các công ty có thông báo phát hành cổ

phiếu thưởng theo ngành nghề hoạt động. Việc phân ngành trong bài nghiên cứu dựa

(HOSE). Theo đó, doanh thu của hoạt động nào mang lại cho doanh nghiệp là lớn nhất sẽ được xem xét là hoạt động kinh doanh chính của công ty, và danh sách phân ngành cho các công ty dựa trên tiêu chí này. Từ đó, số lượng các thông báo trong bài nghiên

cứu được phân ngành như sau:

Số thứ tự Ngành Sốlượng 1 Công nghiệp 93 2 Xây dựng 21 3 Thương mại 22 4 Tài chính 30 5 Khác 24 Tổng 190

Tiếp theo, theo nghiên cứu của Balasingham Balachandra & Sally Tanner (2001), tác

giả cũng sẽ tiến hành phân tích phản ứng giá cổ phiếu trong bài nghiên cứu theo các

yếu tố: tỷ lệ chia cổ phiếu thưởng (được thu thập từ các thông báo phát hành cổ phiếu

thưởng); giá trị vốn hóa thịtrường của công ty và thu nhập bất thường tích lũy trước thông báo (từ giá các chứng khoán và chỉ số thị trường thu thập trên được tính toán thông qua các mô hình trình bày dưới đây) để kiểm tra xem điều này có đúng với thị

trường chứng khoán Việt Nam không. Để tính toán giá trị vốn hóa thịtrường của công

ty, tác giả tiến hành thu thập các số liệu sau:

- Số lượng cổ phiếu thường 1 tháng trước ngày thông báo

- Số lượng cổ phiếu quỹ 1 tháng trước ngày thông báo

- Giá cổ phiếu 1 tháng trước ngày thông báo

Từ các số liệu này tác giả sẽ tính toán giá trị vốn hóa thị trường của công ty trong thông báo phát hành cổ phiếu thưởng cho mô hình nghiên cứu theo công thức được trình bày trong phần sau.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tác động của việc chia cổ phiếu thưởng lên giá cổ phiếu - Bằng chứng ở Việt Nam (Trang 29)