6. Kết cấu của luận văn
3.3.1. xuất thành lập trung tâm kinh doanh vốn khu vực phía nam tạ
3.3.1. Đề xuất thành lập trung tâm kinh doanh vốn khu vực phía nam tại Chi nhánh Sở giao dịch 2 đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển nhánh Sở giao dịch 2 đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Theo mô hình hoạt động, bộ phận Nguồn vốn và Kinh doanh vốn đang đƣợc tập trung hoàn toàn tại HSC, áp dụng hệ thống điều chuyển giá nội bộ FTP. Chức năng quản lý vốn tập trung nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả trong công tác điều hành vốn nội bộ trên cơ sở phát huy tính năng động sáng tạo trong khai thác tiềm năng thế mạnh trên từng địa bàn. Tuy nhiên cũng gặp không ít trở ngại và vƣớng mắc, cụ thể:
- Vào thời điểm thị trƣờng biến động, quy trình báo cáo từ Chi nhánh lên BIDV khiến việc xử lý thiếu sự linh hoạt, có lúc chậm trễ trong việc đánh giá, nhận định rủi ro thị trƣờng, rủi ro đối tác để có thể nắm bắt kịp thời các cơ hội kinh doanh của thị trƣờng trong khi vẫn đảm bảo an toàn và rủi ro thấp nhất cho BIDV.
- Công tác tiếp thị bán hàng giữa BIDV với Chi nhánh chƣa có kế hoạch, định hƣớng cụ thể, rõ ràng; sự phối hợp với các dịch vụ khác chƣa thực sự đồng bộ.
- Việc tập trung hóa hoạt động quản lý và kinh doanh vốn về một trung tâm tại HSC là một vấn đề phức tạp và gây nhiều trở ngại, trƣớc hết đó là vấn đề về địa lý. Việc chuyển mọi hoạt động mua bán vốn về một trung tâm ở xa KH sẽ gặp nhiều
khó khăn, đặc biệt trong điều kiện môi trƣờng cạnh tranh gay gắt nhƣ địa bàn TP.HCM. Vì vậy, đối tƣợng KHDN của BIDV trên địa bàn TP.HCM chƣa đƣợc mở rộng, chủ yếu vẫn là những KH có mối quan hệ trong hoạt động tín dụng với BIDV.
- Trong thời gian vừa qua, xác định HĐV là mục tiêu hàng đầu trong hoạt động kinh doanh, BIDV-CNSGD2 đã tăng cƣờng quan hệ với các DN trên địa bàn TPHCM,… Đối với các công ty có nguồn tiền nhàn rỗi tƣơng đối lớn để tái đầu tƣ, đây là cuộc cạnh tranh tƣơng đối khắc nghiệt trên địa bàn TP.HCM giữa các TCTD nhằm tăng nguồn tiền gửi VND, đảm bảo thanh khoản và hiệu quả kinh doanh. Việc duy trì và mở rộng quan hệ với các DN lớn đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. Quan hệ giữa hai bên là đôi bên hợp tác cùng chia sẻ lợi nhuận.
Xuất phát từ thực trạng hoạt động vốn hiện nay của BIDV tại địa bàn TP.HCM. Việc hình thành đại diện trung tâm kinh doanh vốn tại khu vực Phía Nam đặt tại BIDV-CNSGD2 sẽ giúp công tác quản lý và kinh doanh vốn có tầm nhìn rộng hơn, tiếp cận gần hơn với thị trƣờng và các đối tƣợng KH, đồng thời thực hiện giao dịch có giá trị lớn hơn để có mức giá tốt hơn.
Số lƣợng KH là DN lớn của BIDV trên địa bàn TPHCM tƣơng đối lớn, trong khi đó kết quả kinh doanh mang lại chƣa xứng đáng với tiềm năng thực sự của nhóm KH này. Sự cạnh tranh diễn ra gay gắt của các TCTD trên địa bàn hỏi việc tiếp cận KH cần thực hiện trực tiếp và thƣờng xuyên, các giao dịch phải đƣợc thực hiện tập trung, chuyên nghiệp, nhanh chóng. Trong khi đó, tận dụng nguồn nhân lực tại một đơn vị có kinh nghiệm và hoạt động hiệu quả hàng đầu tại khu vực phía Nam nhƣ BIDV-CNSGD2 sẽ tạo điều kiện tiếp cận các nguồn vốn trong và ngoài nƣớc với chi phí thấp.
Ngoài ra, việc tập trung hoá giao dịch vốn tại một trung tâm trên địa bàn cũng góp phần làm gia tăng khả năng cạnh tranh của BIDV so với các ngân hàng khác trên địa bàn, các luồng vốn đƣợc luân chuyển linh hoạt và hiệu quả, nâng cao tính tự chủ và khả năng phản ứng linh hoạt của ngân hàng trƣớc những biến động của thị trƣờng.
3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước và cơ quan quản lý Nhà nước
3.3.2.1. Kiến nghị đối với Chính phủ
Môi trƣờng kinh tế vĩ mô ảnh hƣởng rất lớn đến công tác huy động tiền gửi DN của NHTM. Để tạo điều kiện cho các NHTM phát triển bền vững, Chính phủ cần tiếp tục duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô:
- Kiểm soát đƣợc lạm phát ở mức hợp lý: thực tiễn đã cho thấy tỷ lệ lạm phát cao sẽ làm cho các NHTM gặp nhiều khó khăn vì ngân hàng khó điều chỉnh lãi suất huy động theo kịp lạm phát. Hơn nữa, tỷ lệ lạm phát cao cũng sẽ làm cho những nỗ lực cải cách tài chính nhằm thu hút tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn bằng cách nâng lãi suất tiền gửi sao cho lãi suất thực dƣơng có thể không thực hiện đƣợc. Vì vậy, việc kiểm soát lạm phát có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo điều kiện cho các NHTM huy động tiền gửi từ KHDN nói riêng và các thành phần kinh tế trong xã hội nói chung.
- Duy trì tăng trƣởng kinh tế bền vững: kinh tế Viêt Nam đang trong giai đoạn phát triển mặc dù tỷ lệ tăng trƣởng có chậm lại, vai trò của Chính phủ trong việc duy trì sự tăng trƣởng kinh tế bền vững là rất quan trọng, có ảnh hƣởng tích cực đến sự phát triển của hệ thống các NHTM. Kinh tế tăng trƣởng ổn định thì dự báo về tình hình hoạt động và dòng tiền của DN sẽ dần đƣợc cải thiện và nâng cao, từ đó họ sẽ có điều kiện tích lũy thu nhập qua hệ thống NHTM.
- Chính phủ cần chỉ đạo triển khai mạnh mẽ các đề án thành phần của Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hƣớng đến năm 2020. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý quy định chặt chẽ các chủ thể tham gia thanh toán không dùng tiền mặt qua hệ thống ngân hàng, khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt bằng các chính sách ƣu đãi về thuế, phí trong lĩnh vực thanh toán. Thực hiện tốt đề án thanh toán không dùng tiền mặt sẽ tiết kiệm rất nhiều chi phí cho nền kinh tế, giúp giảm lƣợng tiền mặt lƣu thông trong nền kinh tế, gia tăng lƣợng tiền huy động cho các NHTM.
3.3.2.2. Kiến nghị đối với Ng n hàng Nhà nƣớc
- NHNN điều hành CSTT theo nguyên tắc chặt chẽ, thận trọng, linh hoạt và hiệu quả trên nền tảng các công cụ CSTT hiện đại và công nghệ tiên tiến. Mục tiêu bao trùm của CSTT trong giai đoạn này là ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát, bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng đặc biệt là kiên quyết sáp nhập các ngân hàng yếu kém cơ cấu lại toàn diện hệ thống ngân hàng và góp phần tạo môi trƣờng thuận lợi cho tăng trƣởng kinh tế.
- NHNN cần xây dựng và thực thi CSTT theo nguyên tắc thị trƣờng thông qua việc đổi mới, hoàn thiện các công cụ CSTT, đặc biệt là các công cụ gián tiếp mà vai trò chủ đạo là nghiệp vụ thị trƣờng mở.
- NHNN cần độc lập, tự chủ trong việc xây dựng, điều hành CSTT, lãi suất và tỷ giá hối đoái. Nâng cao vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của NHNN trong việc tổ chức thực hiện chiến lƣợc, xây dựng và điều hành CSTT trên cơ sở phân định rõ quyền hạn, nhiệm vụ và hạn chế sự can thiệp của các cơ quan liên quan vào quá trình xây dựng và thực thi CSTT, pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
3.4. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ KIẾN NGHỊ CHO CÁC NGHIÊN
CỨU TIẾP THEO
Nghiên cứu đã có một số đóng góp nhất định trong việc tìm hiểu đánh giá huy động tiền gửi DN tại BIDV-CNSGD2. Từ đó, đề xuất những giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng huy động tiền gửi DN tại Chi nhánh. Tuy nhiên, đề tài không thể tránh khỏi những hạn chế về đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu hƣớng đến đối tƣợng KHDN chỉ tại BIDV-CNSGD2, nhƣng việc tiến hành thu thập ý kiến đánh giá của KH qua hình thức lấy mẫu ngẫu nhiên có thể làm cho tính đại diện của kết quả nghiên cứu chƣa đƣợc thực hiện.
Đề tài chƣa đi sâu nghiên cứu những đặc tính riêng của các DN trong mối liên hệ với kết quả đánh giá chất lƣợng dịch vụ của KH. Nghiên cứu chỉ mới đề cập đến thời gian sử dụng dịch vụ HĐV tại BIDV-CNSGD2 và số
ngân hàng giao dịch của DN, chƣa phân tích những đánh giá của KH trong mối liên hệ với loại hình của DN, ngành nghề kinh doanh, quy mô của DN…
Phạm vi đánh giá chỉ hạn chế ở các KH đang sử dụng dịch vụ HĐV tại BIDV-CNSGD2, chƣa có điều kiện tìm hiểu ý kiến đánh giá của các KH đã từng có quan hệ với BIDV nhƣng nay không còn giao dịch nữa và nhóm KH tiềm năng hiện chƣa sử dụng dịch vụ ngân hàng của BIDV.
Từ những điểm hạn chế trên, có thể gợi ý cho một số nghiên cứu tƣơng tự tiếp theo. Theo đó, đề tài có thể đƣợc tiến hành với nghiên cứu định lƣợng, thực hiện các bƣớc phân tích sâu hơn, đa chiều và chặt chẽ hơn. Đồng thời, có thể mở rộng phạm vi nghiên cứu ra nhiều đối tƣợng KH khác. Bên cạnh đó, có thể ứng dụng nội dung nghiên cứu đối với các dịch vụ khác của BIDV nói chung nhƣ: bảo hiểm, chứng khoán, cho thuê tài chính… bởi đây cũng là những lĩnh vực có mức độ tƣơng tác cao giữa KH và nhà cung cấp dịch vụ.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Trên cơ sở thực trạng huy động tiền gửi DN đƣợc đánh giá từ chƣơng 2, định hƣớng phát triển huy động tiền gửi DN tại BIDV-CNSGD2, chƣơng 3 đã nêu các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng huy động tiền gửi DN - yếu tố quyết định đến việc phát triển nền vốn của Chi nhánh. Các giải pháp này tập trung vào sự tin cậy của DN đối với huy động tiền gửi DN, cải thiện danh mục sản phẩm và chính sách giá đối với vốn huy động từ KH, hiệu quả phục vụ, sự thuận tiện đối với giao dịch và tính hữu hình của Chi nhánh.
Xét trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều biến động và chƣa có sự phục hồi rõ nét thì sự điều tiết với các chính sách vĩ mô luôn định hƣớng hoạt động của các ngân hàng, trên cơ sở đó tác giả cũng có những kiến nghị với cơ quan hữu quan nhƣ NHNN và các cơ quan quản lý Nhà nƣớc, Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam.
Trong chƣơng 3 đã chỉ ra hạn chế của đề tài và định hƣớng nghiên cứu trong tƣơng lai nhằm khái quát và có nhóm giải pháp áp dụng chung cho toàn bộ các chi nhánh của BIDV trên địa bàn trọng điểm là TPHCM và khu vực phía Nam nhằm ổn định chất lƣợng và sự hài lòng về dịch vụ HĐV đáp ứng nhu cầu KH nói chung so với KHDN chỉ đƣợc nêu trong nghiên cứu.
PHẦN KẾT LUẬN
Việc ổn định và phát triển nền vốn của BIDV nói chung và chi nhánh Sở giao dịch 2 nói riêng không những đảm bảo nguồn vốn cung ứng trong hoạt động ngân hàng. Việc ổn định và phát triển này sẽ quy định sự ổn định và phát triển về quy mô, kết cấu tài sản sinh lời của ngân hàng, ảnh hƣởng đến chất lƣợng tài sản, mục tiêu phát triển và tính an toàn trong hoạt động.
HĐV có tính chất tƣơng tác cao giữa KH và ngân hàng, đặc biệt là KHDN, nó đòi hỏi nhiều về tính đáp ứng kịp thời và chuyên nghiệp rất cao. việc đảm bảo và không ngừng nâng cao chất lƣợng dịch vụ HĐV đến KHDN ngân hàng quan tâm thƣờng xuyên, bởi lẽ sự hài lòng của KH đối với dịch vụ là yếu tố sống còn và là mục tiêu mà các ngân hàng đều đeo đuổi trong việc phát triển nền KH, nền vốn, các dịch vụ ngân hàng hiện đại và hình ảnh ngân hàng.
Vì vậy, đề tài “Phát triển huy động tiền gửi doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sở giao dịch 2” đã đi sâu nghiên cứu và giải quyết đƣợc một số vấn đề cơ bản sau đây:
- Hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản về huy động vốn ngân hàng nói chung và huy động tiền gửi DN nói riêng và xu hƣớng phát triển của chúng trong bối cảnh hội nhập. Đồng thời đã nêu rõ các nhân tố ảnh hƣởng đến quá trình phát triển hoạt động HĐV KHDN của BIDV-CNSGD2 trong điều kiện hội nhập quốc tế.
- Nghiên cứu và phân tích, đánh giá thực trạng phát triển hoạt động huy động tiền gửi DN thông qua các dữ liệu thứ cấp và tình hình thực tế từ đánh giá nội bộ của BIDV-CNSGD2.
- Với những lý luận cơ bản về HĐV, đánh giá chất lƣợng huy động tiền gửi DN, cùng với việc tìm hiểu hoạt động của BIDV nói chung và của BIDV- CNSGD2 nói riêng. Những yếu tố ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng huy động tiền gửi DN của BIDV-CNSGD2 là sự tin cậy với ngân hàng, yếu tố sản phẩm và hiệu quả phục vụ của ngân hàng, sự thuận tiện và tính hữu hình của đơn vị. Đánh giá chất lƣợng huy động tiền gửi DN tăng dần theo sự tăng lên của thời gian quan hệ tiền gửi của DN tại chi nhánh, giảm dần theo sự tăng lên của số lƣợng các ngân hàng có quan hệ.
- Trên cơ sở khoa học và những thực tiễn nghiên cứu, luận văn đã đƣa ra các giải pháp nhằm phát triển huy động tiền gửi DN tại BIDV - CNSGD2. Các kiến nghị với các cơ quan hữu quan đƣợc đƣa vào trong luận văn nâng cao vai trò hơn nữa ở các ban ngành trong việc định hƣớng hoạt động của ngân hàng trong thời gian tới.
- Cuối cùng, luận văn cũng chỉ ra hạn chế của đề tài và định hƣớng phát triển việc nghiên cứu đề tài trong tƣơng lai. Trên cơ sở những giải pháp của đề tài đã đƣợc nêu ra trên cơ sở thực tế tại BIDV - CNSGD2, BIDV có thể định hƣớng nghiên cứu nâng tầm quy mô lên toàn khu vực trọng điểm phía Nam hoặc toàn bộ hệ thống BIDV, nghiên cứu áp dụng với nền KH chung chứ không chỉ đơn thuần nền KHDN mà luận văn đã đề cập.
Trong quá trình thực hiện, đề tài chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Do vậy, em rất mong sẽ nhận đƣợc những ý kiến đóng góp, bổ sung của quý thầy cô, đồng nghiệp và các anh chị để vấn đề nghiên cứu đƣợc hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC TÀI LIỆU TRONG NƢỚC
1. BIDV – Báo cáo thường niên năm 2012.
2. BIDV – Chi nhánh Sở giao dịch 2 (2012), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2012 và kế hoạch năm 2013, Tài liệu Hội nghị tổng kết năm 2012 của BIDV Chi nhánh Sở giao dịch 2.
3. BIDV- Chi nhánh Sở giao dịch 2, Báo cáo tổng kết 15 năm hoạt động 1997- 2012
4. BIDV–Ban Quản lý chi nhánh (2008), Báo cáo hoạt động kinh doanh của các chi nhánh đến 31/12/2008.
5. BIDV–Ban Quản lý chi nhánh (2009), Báo cáo hoạt động kinh doanh của các chi nhánh đến 31/12/2009.
6. BIDV–Ban Quản lý chi nhánh (2010), Báo cáo hoạt động kinh doanh của các chi nhánh đến 31/12/2010.
7. BIDV–Ban Quản lý chi nhánh (2011),Báo cáo hoạt động kinh doanh của các chi nhánh đến 31/12/2011.
8. BIDV–Ban Quản lý chi nhánh (2012), Báo cáo hoạt động kinh doanh của các chi nhánh đến 31/12/2012.
9. Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh – Thông tin kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2013.
10.Đặng Công Hoàn, 2012. Chính sách của nhà nước trong phát triển thanh toán không dùng tiền mặt – Kinh nghiệm phát triển thẻ thanh toán ở Hàn Quốc và một số hàm ý cho Việt Nam. Tạp chí ngân hàng, số 24, trang 9-15. 11.Đặng Hoàng An Dân (2010), Giải pháp nâng cao năng lư, Luận văn thạc sĩ