định của PL hiện hành?
- Hội đồng dân tộc là cơ quan của Quốc hội, làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số. Nhiệm kỳ của Hội đồng dân tộc theo nhiệm kỳ của Quốc hội.
- Hội đồng dân tộc có nhiệm vụ thẩm tra dự án luật, kiến nghị về luật, dự án pháp lệnh và các dự án khác; thẩm tra những báo cáo được Quốc hội hoặc Uỷ ban thường vụ Quốc hội giao; trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội ý kiến về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; thực hiện quyền giám sát; kiến nghị với Uỷ ban thường vụ Quốc hội về việc giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh và những vấn đề trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
- Hội đồng dân tộc có quyền kiến nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét trình Quốc hội việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.
- Hội đồng dân tộc nghiên cứu và kiến nghị với Quốc hội những vấn đề về dân tộc; thực hiện quyền giám sát việc thi hành chính sách dân tộc, các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội miền núi và vùng có đồng bào dân tộc thiểu số
- Chủ tịch Hội đồng dân tộc được tham dự các phiên họp của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
60. Phân tích hình thức hoạt động của Quốc hội thông qua hoạt động của các Ủy ban của QH theo quy định của PL hiện hành định của PL hiện hành
Các ủy ban của QH: Do QH bầu ra, để giúp QH thực hiện được tốt các nhiệm vụ, quyền hạn.
- Nghiên cứu, thẩm tra những vấn đề được QH và UBTVQH giao cho.
- Đề xuất những sáng kiến giúp QH và UBTVQH giải quyết tốt các vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của mình.
Để thực hiện nhiệm vụ trên, QH thành lập ra 2 Ủy ban:
a)
Ủy ban thường trực: là những ủy ban hoạt động thường xuyên.
Nhiệm vụ:
+ Nghiên cứu, thẩm tra dự án luật, kiến nghị về luật, dự án pháp lệnh và dự án khác. + Thẩm tra các báo cáo được QH hoặc UB TVQH giao cho.
+ Trình QH chương trình xd Luật và Pháp lệnh
+ Thực hiện quyền giám sát trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn do luật định + Kiến nghị những vấn đề thuộc phạm vi hoạt động của ủy ban.
7 Ủy ban chuyên trách được thành lập: + UB Pháp luật;
+ UB Kinh tế và ngân sách; + UB Quốc phòng và an ninh;
+ UB Văn hóa, giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng; + UB về các vấn đề xã hội;
+ UB công nghệ và môi trường; + UB đối ngoại của Qhội.
Đến thời điểm hiện nay có 9 UB gồm (theo Luật sửa đổi, bổ sung 1 số điều của Luật TC QH ngày 02/4/2007): UB pháp luật; UB tư pháp; UB ktế; UB tài chính, ngân sách; UB văn hóa GD thanh niên, thiếu niên và nhi đồng; UB quốc phòng và an ninh; UB về các vấn đề XH; UB KH công nghệ và môi trường; UB đối ngoại của Qhội.
b)
Ủy ban lâm thời: là ủy ban được QH thành lập ra khi xét thấy cần thiết để thẩm tra hay điều tra về một vấn
đề nhất định (Dự thảo HP và dự thảo sửa đổi HP; UB kiểm tra tư cách đại biểu). Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, Ủy ban này sẽ giải thể.
Các thành viên của HĐDT và các ủy ban của QH phải là đại biểu QH và không thể đồng thời là thành viên CP để đảm bảo tính khách quan trong việc giám sát hoạt động của cơ quan chấp hành của QH.