CƠ (VCHC) CỦA ĐÁ MẸ.
Độ giàu VCHC thể hiện khối lượng VCHC có trong đá sinh có khả năng
sinh ra các hydrocacbon (HC). Trong phân tử của các HC thì khối lượng
chiếm chủ yếu là cacbon, vì vậy để xác định lượng VCHC có trong đá sinh
người ta xác định lượng cacbon hữu cơ có trong đá sinh. Độ giàu VCHC được thể hiện thông qua tổng hàm lượng cacbon hữu cơ có trong đá trầm tích – TOC%. Thông qua thường lượng cacbon hữu cơ có trong đá mẹ được xác định bằng máy LECO – 3000 và tính theo công thức sau.
TOC% = m*CO2 x (mC/mCO2) / (mR + mCaCO3 ) x 100%
Trong đó :
m *CO2: Khối lượng CO2 thoát ra do đốt mẫu
mC/mCO2: tỷ lệ khối lượng nguyên tử cacbon trên khối lượng phân tử khí
CO2.
mR: khối lượng mẫu đưa vào buồng đốt (g);
mCaCO3: khối lượng CaCO3 bị loại bỏ bằng HCl (g). Độ giàu VCHC của đá
mẹ đánh giá theo hàm lượng VCHC theo bảng sau:
38
Sét, bột kết Cacbonat
< 0,5 < 0,25 Nghèo Không có khả năng sinh
dầu, khí
0,5 - 1 0,25 – 0,5 Trung bình Sinh trung bình
1 - 2,5 0,5 – 1 Tốt Sinh tốt
2,5 – 5 1 – 2 Rất tốt Sinh rất tốt
> 5 > 2 Cực tốt Sinh cực tốt
Phương pháp nhiệt phân Rock – eval là phương pháp xác định lượng HC đã sinh ra (lượng HC tự nhiên) và lượng HC có khả năng còn sinh ra nhưng chưa đủ điều kiện. Các lượng HC này được xác định bằng cách dùng
mẫu đá nghiền nhỏ, nhiệt phân trong môi trường N2 hoặc He với chương trình
gia tăng nhiệt độ nhất định. Trong 15 phút nhiệt độ đạt đến 5500C, lần lượt ta xác định được:
S1: Lượng HC đã sinh ra có chứa trong mẫu, thoát ra ở trong khoảng nhiệt độ từ 0 – 2500C.
S2: Lượng HC còn có thể được sinh ra nhưng chưa đủ điều kiện, thoát
ra trong khoảng nhiệt độ từ 400 – 5000C.
Khi lượng S2 tách ra đạt giá trị cao nhất thì người ta đánh dấu nhiệt độ tương ứng được gọi là Tmax.
3500C khi hạ giá trị nhiệt độ xuống.
Từ các giá trị S1, S2, S3, ta tính được giá trị của các tham số sau:
Chỉ số Hydrogen: HI = S2/TOC (mg/g ; kg/tấn); Chỉ số sản phẩm: PI=
S1/(S1+S2)
Chỉ số HI dùng để phân loại đá mẹ và kerogen, chỉ số PI xác định sự có mặt của HC tái sinh (PI>0,3) và HC di cư (PI<0,3).