Khoa học: Gió nhẹ, gió mạnh Phòng chống bão.

Một phần của tài liệu Bài soạn Giao an lop 4 tuan 19 CKTKN (Trang 33 - 35)

- Sưu tầm tranh, ảnh một số cây rau, hoa.

Khoa học: Gió nhẹ, gió mạnh Phòng chống bão.

I. Mục đích, yêu cầu:

- Nêu được một số tác hại của bão: thiệt hại về người và của.

- Nêu cách phòng chống: theo dõi bản tin thời tiết; cắt điện tàu tuyền không ra khơi đến nơi trú ẩn an toàn.

- Có ý thức về phòng tránh gió bão.

II.Chuẩn bị:

- Các hình minh hoạ trong SGK - Phiếu học tập

III.Hoạt động dạy – học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1.Bài cũ:

- Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi: 1) Giải thích nguyên nhân tại sao có gió ? 2) Giải thích tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền, ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển ?

2.Dạy bài mới:

* Giới thiệu bài –Ghi đề:

* Hoạt động 1: Tìm hiểu về một số cấp gió. - GV giới thiệu cho HS biết về người đầu tiên nghĩ ra cách phân chia sức gió thổi thành 13 cấp độ.

-Yêu câu HS các nhóm quan sát các hình minh hoạ và đọc các thông tin trong SGK để hồn thành phiếu học tập.

1) Khi có gió này, mây bay, cây cỏ đu đưa, sóng nước trong hồ dập dờn.

2) Khi có gió này, bầu trời đầy những đám mây đen, cây lớn gãy cành, nhà có thể bị tốc mái.

3) Lúc này khói bay thẳng lên trời, cây cỏ đứng im.

4) Khi có gió này, trời có thể tối và có bão. Cây lớn đu đưa, người đi bộ ở ngồi trời sẽ rất khó khăn vì phải chống lại sức gió.

5) Khi có gió này, bầu trời thường sáng sủa, bạn có thể cảm thấy gió trên da mặt, nghe thấy tiếng lá rì rào, nhìn được lan khói bay. - Gọi đại diện HS trình bày.

- GV nhận xét sửa sai. - 2 HS trả lời. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS thảo luận. - HS quan sát, trả lời: - Gió khá mạnh (cấp 5) - Gió dữ, bão to (cấp 9) - Không có gió (cấp0) - Gió to, bão (cấp 7) - Gió nhẹ (cấp 2) - HS trình bày.

- GV theo dõi câu trả lời của các nhóm để nhận xét, tổng hợp ý kiến.

* Hoạt động 2: Thảo luận về sự thiệt hại của bão và cách phòng chống bão.

- GV yêu cầu HS quan sát hình SGK và thảo luận trong nhóm.

+ Nêu những dấu hiệu đặc trưng cho bão. + Nêu tác hại do bão gây ra và một số cách phòng chống bão.

- GV tóm tắt nội dung và có thể giới thiệu một số tranh ảnh và thông tin về bão và tác hại của bão.

* Hoạt động 3: Trò chơi ghép chữ vào hình. - GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm.

-Yêu cầu các nhóm thực hiện vẽ lại 4 hình minh hoạ các cấp độ của gió và viết lời ghi chú vào các hình vẽ trên.

- Các nhóm thi nhau làm việc nhóm nào làm nhanh và đúng thì thắng cuộc.

- GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn. - GV nhận xét câu trả lời của từng nhóm. 3.Củng cố- dặn dò:

- Nhận xét giờ học.

- Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Dặn HS về nhà tìm hiểu xem gia đình hoặc địa phương mình đã phòng chống bão bằng cách nào ?

- HS lắng nghe.

- HS tiến hành thảo luận

- Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS thực hiện.

- HS cả lớp.

Hoạt độg tập thể: Sinh hoạt lớp.

I. Mục đích, yêu cầu :

- Đánh giá các hoạt động tuần 19 phổ biến các hoạt động tuần 20

- Học sinh biết được các ưu khuyết điểm trong tuần để có biện pháp khắc phục hoặc phát huy .

II.Chuẩn bị :

- Giáo viên : Những hoạt động về kế hoạch tuần 20 .

- Học sinh : Các báo cáo về những hoạt động trong tuần vừa qua .

III. Hoạt động dạy - học:

1. Kiểm tra:

- Giáo viên kiểm tra về sự chuẩn bị của học sinh .

2. Nội dung: a) Giới thiệu :

- Giáo viên giới thiệu tiết sinh hoạt cuối tuần b)Đánh giá hoạt động tuần qua.

- Giáo viên yêu cầu lớp chủ trì tiết sinh hoạt -Giáo viên ghi chép các công việc đã thực hiện tốt và chưa hoàn thành .

- Đề ra các biện pháp khắc phục những tồn tại còn mắc phải .

c) Phổ biến kế hoạch tuần 20

- Giáo viên phổ biến kế hoạch hoạt động cho tuần tới :

- Về học tập . - Về lao động .

-Về các phong trào khác theo kế hoạch của ban giám hiệu

3. Củng cố - Dặn dò:

- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. - Dặn dò học sinh về nhà học bài và làm bài xem trước bài mới .

- Các tổ trưởng lần lượt báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ cho tiết sinh hoạt

- Lớp truởng yêu cầu các tổ lần lượt lên báo cáo

các hoạt động của tổ mình . (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các lớp phó :phụ trách học tập, phụ trách lao động, lớp trưởng báo cáo hoạt động lớp trong tuần qua .

- Lớp trưởng báo cáo chung về hoạt động của lớp trong tuần qua.

- Các tổ trưởng và các bộ phận trong lớp ghi kế hoạch để thực hiện theo kế hoạch.

- Ghi nhớ những gì giáo viên Dặn dò và chuẩn bị tiết học sau.

Hoạt động ngoài giờ: Tìm hiểu về Tết cổ truyền Việt Nam.

I. Mục đích, yêu cầu:

Một phần của tài liệu Bài soạn Giao an lop 4 tuan 19 CKTKN (Trang 33 - 35)