Kinh nghiệm một số ngân hàng trên thế giới

Một phần của tài liệu Quản lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh hà tĩnh (Trang 33)

a) Kinh nghiệm quản lý nợ xấu ở Hàn Quốc Các biện pháp xử lý nợ xấu của Hàn Quốc:

- Một là, hình thành quỹ công chúng và công ty quản lý tài sản Hàn

Quốc – Korean Assent Management Corporation (KAMCO).

KAMCO phân các tài sản mua thành 2 loại: tài sản thông thường và tài sản đặc biệt. Tài sản thông thường là những khoản nợ xấu mà khả năng được thanh toán là không chắc chắn.Tài sản đặc biệt là những khoản nợ xấu cho các công ty đang trong quá trình tái tổ chức doanh nghiệp, do đó các khoản nợ được cơ cấu lại với lãi suất thấp hơn và kéo dài thời gian trả nợ. Các loại tài sản này lại tiếp tục được phân thành các khoản vay có đảm bảo và không có đảm bảo.

Sau khi mua lại, KAMCO sẽ nhóm các khoản nợ xấu này lại và bán cho các nhà đầu tư thông qua đấu giá quốc tế hoặc KAMCO sẽ phát hành các

26

chứng khoán có đảm bảo bằng tài sản dựa trên các khoản nợ xấu đã mua. KAMCO cũng có thể tịch thu thế chấp của các tài sản có đảm bảo. Đôi khi, KAMCO nẵm giữ các khoản nợ xấu và cố gắng tái cơ cấu nợ, tài trợ hay chuyển đổi nợ - vốn chủ nếu KAMCO cho rằng công ty đó có khả năng hồi phục.

Lượng nợ xấu được KAMCO mua lại tăng lên qua từng năm. Tỷ lệ nợ xấu còn lại/ tổng nợ xấu ngày càng giảm, từ 88,6% năm 1997 xuống còn 24% năm 2001, đã cho thấy vai trò rất tích cực của KAMCO trong việc mua và xử lý nợ xấu. Đến năm 2001, quá trình xử lý nợ xấu ở Hàn Quốc đã gần như được hoàn thành.

- Hai là, thành lập các cơ quan luật pháp khác để tạo điều kiện cho quá

trình tái cơ cấu doanh nghiệp và ngành tài chính theo nguyên tắc thị trường như công ty tái cơ cấu doanh nghiệp.

Công ty tái cơ cấu doanh nghiệp (CRC) là công ty chuyên thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp, hoạt động tương tự như quỹ thu mua chứng khoán. Mục đích hoạt động của CRC là làm sống lại những doanh nghiệp không có khả năng trả nợ. Để nắm được quyền quản lý các công ty này, CRC thường mua lại cổ phiếu và/ hoặc mua lại nợ xấu từ các tổ chức tài chính như KAMCO hay KDIC.

- Ba là, thực hiện các biện pháp hỗ trợ.

Chính phủ Hàn Quốc đưa ra chính sách ưu đãi thuế quan trọng với những chủ thể trên thị trường nợ xấu. Chính phủ yêu cầu các ngân hàng phải lập dự phòng mất vốn nhiều hơn cho các khoản nợ xấu bằng việc áp dụng các nguyên tắc phân loại tài sản chặt chẽ hơn.

Để khuyến khích khả năng bán các khoản nợ xấu, chính phủ Hàn Quốc đã ban hành những luật thuế đặc biệt:

27

+ Giảm thuế trên thặng dư vốn: Thặng dư vốn thu được từ việc chuyển đổi các tài sản sở hữu bởi các tổ chức tài chính như KAMCO hay KDIC đều được giảm 50% thuế.

+ Tính vào chi phí: Khi TCTD có số nợ xấu nhiều hơn mức dự phòng mất vốn, TCTD được phép bù phần nhiều hơn đó với dự phòng định giá lại tài sản. Phần bù đó được tính vào chi phí khi tính thu nhập chịu thuế của TCTD.

+ Miễn giảm thuế giao dịch chứng khoán: Khi KAMCO, KDIC hay tổ chứ tài chính nào mua cổ phiếu của các tổ chức tài chính mất khả năng thanh toán để tổ chứ lại tổ chức này và chuyển đổi lượng cổ phiếu đó cho bên thứ ba sẽ được miễn giảm thuế.

b) Kinh nghiệm quản lý nợ xấu ở Malaysia

Malaysia đã thành lập ra Danaharta (một AMC) vào tháng 6/1998. Nhiệm vụ chính là loại bỏ các NPLs (non-performing loans) khỏi bảng kế toán của các định chế tài chính với mức giá hợp lý và tối đa hóa giá trị có thể phục hồi của các khoản nợ. Hoạt động này giúp cho các tổ chức tài chính thoát khỏi gánh nặng nợ đang ngăn cản chức năng trung gian tài chính. Danaharta đã thành công trong việc xử lý NPLs. Danaharta đã mua 23.1 tỷ RM, tương đương 31.8% nợ xấu trong hệ thống ngân hàng, đưa nợ xấu của Malaysia về khoảng 12.4% vào giữa năm 2009. Việc mua bán nợ được thực hiện trong vòng 6 tháng, nhanh hơn cả mục tiêu đề ra. Các tổ chức tài chính chấp nhận lỗ khi bán nợ cho AMC. Mức chiết khấu bình quân là 57%, tức là các ngân hàng buộc phải chấp nhận mất hơn nửa các khoản nợ.

Bên cạnh Danaharta, Malaysia còn lập ra Danamodal, một công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước. Danamodal đã bơm 6.4 tỷ RM vào 10 tổ chức tài chính để loại bỏ đi rủi ro hệ thống trong ngành ngân hàng. Kết quả, hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) tăng lên 12.7%. Song hành với việc bơm vốn là việc các cổ đông ngân hàng chấp nhận việc giảm cổ phần trong tổ chức tài

28

chính, thay đổi hội đồng quản trị, ban lãnh đạo. Danamodal chỉ định đại diện vốn trong các tổ chức tài chính để giám sát quản lý một cách cẩn thận và tiến hành những thay đổi cần thiết.

Ngoài ra, Malaysia còn đưa ra kế hoạch sáp nhập 58 tổ chức tài chính vào 6 nhóm. Kế hoạch này được sự hỗ trợ của Ngân hàng Trung ương Malaysia và được thực hiện dựa trên những cam kết với WTO trong lĩnh vực tài chính.

Sau khi tiến hành những các bước trên, Malaysia đã tập trung xây dựng thị trường trái phiếu để tránh cho việc thị trường tài chính bị mắc kẹt trong nợ xấu. Đây là điều mà Việt Nam sẽ rất cần tiếp thu từ Malaysia trong việc phát triển thị trường tài chính trong thời gian tới. Phát triển thị trường trái phiếu là ưu tiên vì nó là một kênh huy động vốn thay thế cho ngân hàng. Thị trường trái phiếu còn thiếu sót và khiếm khuyết là nguyên nhân quan trọng của tình trạng nợ xấu của Malaysia năm 1997 (và cả Việt Nam trong thời gian vừa qua). Một số chính sách thực hiện thúc đẩy thị trường trái phiếu:

- Đơn giản quy trình đăng ký phát hành trái phiếu để các doanh nghiệp có thể phát hành nhiều loại trái phiếu theo mức độ chấp nhận rủi ro của nhà đầu tư, các loại trái phiếu với kỳ hạn dài.

- Tập trung phát triển thị trường repo và mở rộng đối tượng khách hàng.

- Kế hoạch dài hạn phát triển để thị trường trái phiếu sôi động với nhiều nhà phát hành, nhà đầu tư, trung gian tài chính.

- Bảo hiểm cho thị trường trái phiếu để hỗ trợ hồ sơ tín dụng của doanh nghiêp.

Malaysia có nhiều đặc điểm tương đồng với Việt Nam về kinh tế, văn hóa, lịch sử, cơ cấu dân số… Với những chính sách hợp lý, đất nước này đã

29 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

có những bước tiến mạnh mẽ trong thời gian qua. Điều đó, có nghĩa là kinh nghiệm của Malaysia rất hữu dụng với nền kinh tế Việt Nam.

Một phần của tài liệu Quản lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh hà tĩnh (Trang 33)