Hồi quy với tín dụng trong nước cung cấp bởi hệ thống ngân hàng

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN. (Trang 36)

4. Nội dung và kết quả nghiên cứu

4.1.Hồi quy với tín dụng trong nước cung cấp bởi hệ thống ngân hàng

Đầu tiên, phương trình (1) được thực hiện hồi quy với FIN được đo lường bằng DCBS. Kết quả hồi quy bằng 3 phương pháp pooled regression, FEM và REM được thể hiện ở bảng 4.2. Để lựa chọn một ước lượng hồi quy phù hợp cho việc giải thích vai trò của phát triển tài chính đối với tăng trưởng kinh tế, bài nghiên cứu sử dụng kiểm định Likelihood với giả thuyết không là

hồi quy sử dụng mô hình pooled regression phù hợp hơn FEM và sử dụng kiểm định Breush-Pagan với giả thuyết không là hồi quy sử dụng mô hình pooled regression phù hợp hơn REM. Với giá trị kiểm định F tính được là 5.47 với p-value = 0.000 cho kiểm định Likelihood, và giá trị kiểm định

= 62.34 với p-value = 0.000 cho kiểm định Breush – Pagan, hai giả thuyết không nêu trên đều bị bác bỏ ở mức ý nghĩa 1%. Từ đây cho thấy ước lượng sử dụng FEM và REM phù hợp hơn mô hình pooled regression.

Bảng 4.2: Kết quả hồi quy với tín dụng trong nước cung cấp bởi hệ

thống ngân hàng Pooled regression Fix effects GLS Random effects C 7.054078*** 6.05801*** 6.024561*** (5.58) (5.12) (2.58) Q -0.4692538** -0.4057465* -0.2878659 (-2.15) (-1.76) (-0.76) DCBS -0.0325845*** -0.0221807*** -0.0434867*** (-6.32) (-4.62) (-5.57) GDS 0.0457268*** 0.0403587*** 0.0714413*** (3.12) (2.96) (3.62) TRADE 0.0221791*** 0.0261054*** 0.0369029*** (4.78) (6.73) (4.94) GOV -0.0583395 -0.0796983** -0.16451** (-1.39) (-1.98) (-2.43) INF -0.0522697*** -0.0311106* -0.0697681*** (-2.58) (-1.79) (-3.31) R2 0.1732 0.2072 0.1931 Likelihood test 5.47 (p-value) 0.0000 Breush-Pagan test 62.34 (p-value) 0.0000 Hausman test 42.09 (p-value) 0.0000

Ghi chú: Giá trị thống kê được thể hiện trong ngoặc đơn. Ký hiệu: ***, ** và * lần lượt thể hiện

mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%.

Để lựa chọn giữa hai mô hình hồi quy FEM và REM, bài nghiên cứu sử

dụng kiểm định Hausman với giả thuyết không cho rằng hồi quy sử dụng REM phù hợp hơn hồi quy sử dụng FEM. Với giá trị kiểm định = 42.09 và giá trị p-value = 0.000, giả thuyết không cho rằng REM phù hợp hơn FEM của kiểm định Hausman bị bác bỏ ở mức ý nghĩa 1%. Từ đây cho thấy FEM

là ước lượng phù hợp nhất trong 3 phương pháp ước lượng để kiểm định vai trò của phát triển tài chính đối với tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát

triển. Với mô hình FEM được lựa chọn, các kiểm định về phương sai thay đổi

và tương quan chuỗi được thực hiện.

Trong bài nghiên cứu kiểm định Wald được sử dụng để kiểm định hiện

tượng phương sai thay đổi với giả thuyết không cho rằng phương sai không đổi. Qua kết quả kiểm định thể hiện trong bảng 4.3 ta thấy giá trị kiểm định

= 2579.980 của kiểm định Wald có giá trị p-value = 0.000. Do đó, giả

thuyết không – phương sai không đổi bị bác bỏ.

Bên cạnh đó, giá trị kiểm định F của kiểm định Lagram-multiplier là 5.895 tại mức p-value = 0.0216 < 0.05 cho thấy giả thuyết không cho rằng không có hiện tượng tương quan chuỗi cũng bị bác bỏở mức ý nghĩa 5%.

Bảng 4.3: Kết quả kiểm định phương sai thay đổi và tương quan chuỗi

Chỉ tiêu Giá trị kiểm định Giá trị p-value

Kiểm định phương sai thay đổi = 2579.980 0.0000

Kiểm định tương quan chuỗi F = 5.895 0.0216

(Nguồn: kết quả xử lý số liệu do tác giả thực hiện bằng Stata 11)

Như vậy qua kết quả kiểm định ở bảng 4.3, ta nhận thấy giả thiết về phương sai thay đổi và tương quan chuỗi đều bị vi phạm. Do đó, để các hệ số

hồi quy đáng tin cậy hơn và ước lượng hàm hồi quy hiệu quả hơn, ước lượng sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát (GLS) được sử dụng.

Qua kết quả hồi quy GLS thể hiện ở bảng 4.2, hệ số hồi quy cho Q mang giá trị âm và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10%. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu của Hassan et al (2011), Bekaert et al (2005) và Ayadi et al (2013) với ngụ ý rằng GDP thực bình quân đầu người ban đầu thấp được liên kết với một mức tăng trưởng kinh tế cao hơn. Điều này có nghĩa là ở các

nước có GDP thực bình quân đầu người thấp sẽ có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn.

Khi sử dụng DCBS và GDS đểđo lường tác động của phát triển tài chính

đến tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển, kết quả hệ số hồi quy của biến GDS có giá trị dương và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Kết quả

này phù hợp với dự đoán mối quan hệ trong dài hạn giữa tiết kiệm và tăng trưởng trong mô hình lý thuyết. Và phù hợp với lập luận của Becsi and Wang (1997) về việc phát triển tốt lĩnh vực tài chính ở các nước đang phát triển có thể đóng góp tích cực cho việc gia tăng tiết kiệm và đầu tư từ đó tạo ra tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, DCBS lại có tác động ngược chiều với tăng trưởng kinh tế. Trong khi đó nghiên cứu của Levine (1997) đưa ra kết luận rằng một tỷ lệ DCBS cao ngầm ngụ ý một tỷ lệ phát triển tài chính cao bởi vì hệ thống ngân hàng cung cấp các chức năng tài chính. Kết quả hệ số hồi quy của DCBS âm và có ý nghĩa thống kê ở mức 1% trong bài nghiên cứu có thểđược giải thích là do hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng chưa tốt dẫn đến việc phân bổ nguồn tín dụng chưa hợp lý và hiệu quả để phát huy vai trò thúc

đẩy tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển của tín dụng trong nước cung cấp bởi hệ thống ngân hàng.

Bên cạnh đó, yếu tố thương mại có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và có tác (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển cũng được thể

hiện trong bảng 4.2. Từ đây cho thấy yếu tố thương mại đóng một vai trò quan trọng trong việc giải thích tăng trưởng kinh tế và mở rộng thương mại

quốc tế có thể tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát

triển. Trong khi đó, chi tiêu chính phủ và lạm phát lại có hệ số hồi quy âm và có ý nghĩa thống kê. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Hassan et al (2011) và Nyamongo et al (2012). Khi chi tiêu chính phủ cao và không hiệu quả sẽ có tác động kiềm hãm tăng trưởng kinh tế. Do đó, một nước có thể sử

dụng chính sách tài khóa thu hẹp hay mở rộng để đạt được mức tăng trưởng kinh tế ổn định bằng cách điều chỉnh chi tiêu chính phủ.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN. (Trang 36)