Đánh giá tình hình hoạt động quản trị nhân lực

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại Thời báo kinh tế Việt Nam (Trang 26)

3.1.2.1. Ưu điểm

Hoạt động quản trị nhân lực của TBKTVN luôn được ưu tiên hàng đầu, bởi mọi hoạt động quản trị, suy cho cùng vẫn là quản trị nhân lực, quản trị nhân lực là quản trị con người, quản trị con người hiệu quả thì các hoạt động quản trị khác cũng dễ dàng đạt được mục tiêu. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, tình hình quan hệ lao động hài hòa, ổn định. Năng lực của các chủ thể ngày càng được nâng cao, đặc biệt là vai trò của tổ chức công đoàn trong việc đảm bảo quyền và lợi ích của nhân viên.

Bộ máy trị sự và tổng biên tập đã chủ động trong việc kết nối các nhân viên trong cơ quan, chủ động đảm bảo quyền và lợi ích của nhân viên (định kỳ ký kết hợp đồng lao động, thỏa ước lao động; đưa ra nội quy, quy chế làm việc cụ thể, rõ ràng,…thoả mãn nhu cầu của cán bộ nhân viên) mâu thuẫn hầu như không phát sinh, nếu phát sinh, nhân viên được tạo điều kiện tham gia đối thoại, bày tỏ quan điểm, nguyện vọng với người quản lý và được xem xét nguyện vọng để đưa ra các điều chỉnh hợp lý.

Thứ hai, công tác đào tạo nhân sự đã mang lại những hiệu quả nhất định.

TBKTVN đã xây dựng được một hệ thống các căn cứ xác định nhu cầu đào tạo và phát triển hợp lý với chiến lược hoạt động và kinh doanh, chính sách nhân sự,… của công ty. Quy trình đào tạo phải trải qua các bước chặt chẽ và đánh giá kết quả đào tạo ngay trước, trong và sau quá trình đào tạo. Qua đó, quá trình đào tạo và phát triển của TBKTVN đã có một đội ngũ nhân viên trẻ, năng động và sãn sàng cống hiến.

những xem xét, đánh giá năng lực làm việc; thành tích thực hiện công việc; kinh nghiệm nghề nghiệp; trình độ chuyên môn;… của nhân viên. Ngoài ra, tòa soạn còn chú trọng đến môi trường làm việc, tạo bầu không khí hưng phấn, thoải mái và giá trị công việc nhằm khai thác tối đa khả năng sáng tạo và năng lực làm việc của nhân viên trong tòa soạn.

3.1.2.2. Nhược điểm

- Công tác tuyển dụng nhân sự vẫn còn nhiều bất cập như: các bộ phận chưa đưa ra được quy hoạch nhân sự, yêu cầu về tuyển dụng và kế hoạch nhân sự dài hạn. Do vậy, chỉ khi nào thật sự cần, các bộ phận mới làm đề xuất và gửi thẳng cho Tổng biên tập. Điều này làm cho bộ phận nhân sự mất đi tính chủ động.

- Do đặc thù của Thời báo là một cơ quan báo chí, việc quy định về thời gian làm việc chỉ mang tính chất tương đối vì một số bộ phận như bộ phận phóng viên, bộ phận quảng cáo, phát hành…do nhân viên phải đi lại nhiều nên việc quản lý về thời gian là rất khó; khối lượng công việc và kết quả thực hiện công việc rất khó có thể đo lường. Công tác đánh giá thực hiện công việc còn yếu.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại Thời báo kinh tế Việt Nam (Trang 26)