- Trong quá trình tổ chức, cần tạo không khí vui tươi, thoải mái, tự tin, mạnh dạn để các em tự do phát biểu
b. Giáo viê n:
+ Nhận xét chung qua phần đánh giá của lớp trưởng (động viên, nhắc nhở, khen ngợi học sinh).
+ Giải pháp thực hiện thi đua trong tuần đến, tháng đến.
Kết luận:
Trong cuộc đời của mỗi giáo viên, có lẽ ít ai không làm công tác chủ nhiệm, công việc mang lại cho ta nhiều niềm vui, nỗi buồn và những kỷ niệm khó quên. Vì thế mà
người ta vẫn bảo rằng làm giáo viên chủ nhiệm giống
như nuôi con mọn. Nhất là đối với các cô giáo chủ nhiệm lớp Một thì trách nhiệm càng nặng nề hơn vì HS lớp Một là HS khối đầu cấp của bậc Tiểu học các em mới chuyển từ Mầm non lên, các em còn nhiều bỡ ngỡ, lạ lẫm với môi trường mới nên các em cần được GVCN quan tâm hơn so với các khối khác. Hơn ai hết cô chủ nhiệm phải là người hướng dẫn tỉ mỉ, kĩ càng để các em quen dần với trường, với lớp, với bạn.
Hoàn thành tốt công tác chủ nhiệm là một niềm vui lớn. Song để đạt được điều đó không phải là một điều dễ dàng. Con đường dẫn đến thành công có nhiều ngả. Điều kiện hỗ trợ cho ta cũng rất nhiều. Nếu ví tập thể lớp là một cơ thể sống thì giáo viên chủ nhiệm giống như linh hồn của cả lớp. GV chủ nhiệm chính là “người dẫn
đường” định hướng cho các em thực hiện tốt các nhiệm vụ. Quan tâm phong trào của lớp là phải “để ý” từ việc lớn đến chuyện nhỏ, không chỉ trong giờ học mà cả lúc xếp hàng vào lớp, trong giờ ra chơi, tập thể dục giữa giờ, súc miệng, múa hát tập thể, ăn, ngủ trưa (nếu là lớp bán trú), động viên các em tham gia các loại bảo hiểm… GV chủ nhiệm hầu như không bao giờ xa rời các em.
Tuy nhiên, là người bám sát lớp nhưng GV chủ nhiệm cũng không phải là người làm thay cho các em mọi việc. Một GV chủ nhiệm giỏi là phải biết đào tạo được đội ngũ cán bộ lớp vững về cách quản lý lớp học. Chính các em là những người thay GV chủ nhiệm điều hành mọi hoạt động của lớp và luôn theo sát các thành viên trong lớp hơn bất kỳ một thầy cô nào.
Trong giáo dục cũng phải biết tùy thuộc vào từng đối tượng HS mà dạy dỗ. Dù bị phạm lỗi nhưng đa
phần các em vẫn thích thầy cô nhẹ nhàng hơn là mắng phạt nặng lời. Tuy nhiên khi các em mắc những lỗi vi phạm trầm trọng thì phải thật sự nghiêm khắc chứ không thể dễ dãi bỏ qua. Mỗi em có một cá tính riêng nên dù khuyên bảo hay trách cứ thì cũng tùy từng HS mà xử lý.
Thầy cô là nhà tâm lý, người cầm cân nảy mực nên cần phải biết và hiểu tính nết từng em một. Có em hôm nay vui nhưng ngày mai buồn hoặc ngược lại. Có em hôm nay khuyên bảo lại nghe nhưng ngày mai thì lại khác. Chúng ta không thể cứng nhắc mà phải biết linh hoạt khi tiếp xúc với các em để các em cảm nhận được rằng thầy, cô chính là niềm tin , là chỗ dựa tinh thần cho các em.
MỘT SỐ MẪU (tham khảo)
Ưu điểm:
TUẦN:……..Từ ngày:…../…/….đến ngày:…/…/….. STT Họ và tên
Nội dung theo dõi
Nề nếp Học tập Xếp loại Tác phong Vệ sinh TD, MH TT Xếp hàng Hát đầu giờ Chuyên cần Truy bài ĐD HT XD bài 1 2 3 4 5 6
Mẫu dành cho tổ trưởng
Tồn tại:
MỘT SỐ MẪU (tham khảo)
Ưu điểm:
TUẦN:……..Từ ngày:…../…/….đến ngày:…/…/….. Mẫu dành cho Ban cán sự lớp
Tồn tại:
Đánh giá chung:
TỔ Tổng số bạn vi phạm Tổng số điểm trừ Tổng số điểm Xếp loại I
IIIII III
MỘT SỐ MẪU (tham khảo) * Ghi chú:
-Mỗi mục thực hiện tốt được chấm: 10 điểm; XD bài : 20 điểm -Mỗi lần vi phạm bị trừ : 5 điểm
-Biểu điểm xếp loại:
+ Từ 90 100 điểm xếp loại : Tốt + Từ 70 89 điểm xếp loại : Khá