Thu giềng chì và vòng khuyên lên tàu

Một phần của tài liệu Giáo trình mđ03 thực hiện đánh bắt hải sản bằng lưới vây (Trang 26)

C. Ghi nhớ:

3. Thu giềng chì và vòng khuyên lên tàu

Công tác thu dây giềng chì và vòng khuyên lên tàu rất quan trọng vì nếu không thu dây giềng chì và vòng khuyên nhanh chóng, đàn cá rất dễ thoát ra khỏi lưới.

3.2. Các bước thu giềng chì và vòng khuyên lên tàu - Khởi động tời thu dây giềng lưới vây - Khởi động tời thu dây giềng lưới vây

- Khi các vòng khuyên đã thu về một điểm, dùng cẩu cẩu toàn bộ giềng chì và vòng khuyên lên tàu. Lúc này một thủy thủ sử dụng tời, một thủy thủ đưa dây cẩu vào tang ma sát, một thủy thủ móc cẩu vào dây nối với giềng chì và vòng khuyên.

Sau khi thu lên tàu các vòng khuyên được treo vào một thanh gỗ hoặc sắt đặt ở mạn tàu theo thứ tự vòng khuyên phần cánh lưới xếp ở trong cùng, tiếp theo là vòng khuyên phần thân lưới còn ngoài cùng là vòng khuyên phần tùng lưới.

Hình 3.3.5. Thu giềng chì và vòng khuyên lên tàu , cá đã nằm gọn trong lưới

Hình 3.3.6. Sau khi thu lên tàu các vòng khuyên được treo vào một thanh gỗ hoặc sắt đặt ở mạn tàu

3.3. Những chú ý khi thu giềng chì và vòng khuyên lên tàu

Trong quá trình cẩu giềng chì và vòng khuyên lên tàu cần chú ý nhiều đến vấn đề an toàn lao động để tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra.

B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 1. Các câu hỏi:

Câu hỏi 1: Trình bày các thao tác thu dây giềng rút lưới vây?

2. Các bài thực hành:

Bài thực hành 3.3.1: Thực hành thu dây giềng rút lưới vây

C. Ghi nhớ:

Cần chú ý trọng tâm sau:

Bài 4: Thu lưới Mã bài: MĐ03-04

Mục tiêu:

- Trình bày được công tác thu lưới vây - Thực hiện được công tác thu lưới vây

- Thái độ: Nghiêm túc học tập, sáng tạo, tuân thủ quy định

A. Nội dung:

1. Nhận nhiệm vụ khi thu lưới

Để bảo đảm thu lưới an toàn và nhanh chóng, cách bố trí nhân lực khi thu lưới của tàu lưới vây thể hiện trên hình vẽ sau:

Hình 3.4.1. Sơ đồ bố trí nhân lực trong quá trình thu lưới

- Thủy thủ số 1: điều khiển tốc độ thu lưới của tời thủy lực, đồng thời điều khiển tàu chính

- Thủy thủ 2: thu dây kéo giềng phao bằng tang ma sát. - Thủy thủ 3: chuyển giềng phao cho thủy thủ số 4. - Thủy thủ 4: xếp giềng phao.

- Thủy thủ 5  7: thu phần lưới không thu được bằng máy tời - Thủy thủ 8  12: xếp phần lưới mà máy tời thu lên

2. Thu lưới

2.1. Tín hiệu, dấu hiệu khi thu lưới vây

Theo Điều 26 phần c (i) của luật tránh va Quốc tế trên biển 1972: Tàu đang thu lưới bằng lưới vây ngoài đèn mạn và đèn lái còn phải mang: Hai đèn

chiếu sáng khắp bốn phía đặt trên một đường thẳng đứng, đèn trên màu đỏ, đèn dưới màu trắng hoặc cái kia trên một đường thẳng đứng;

Hình 3.4.2. Tín hiệu, dấu hiệu khi thu lưới vây

Hình 3.4.3. Hệ thống đèn hiệu khi thu lưới vây vào ban đêm

Hình 3.4.4. Dấu hiệu khi thu lưới vây vào ban ngày 2.2. Quy trình thu lưới vây

Sau khi cẩu toàn bộ vòng khuyên chính và giềng chì lên boong tàu, tiến hành thu lưới. Phần áo lưới ở giữa sẽ được thu bằng tời thủy lực hoặc bằng hệ thống cần cẩu (cá đóng quá nhiều); phần lưới gần giềng chì và giềng phao sẽ được thu bằng tay. Giềng phao và phao sẽ được kéo vào mạn tàu bằng tang ma sát. Trình tự các bước tiến hành thu lưới vây như sau:

- Di chuyển tời thủy lực ra be tàu (từ vị trí A chuyển sang vị trí B - hình 3- 4.1);

- Cẩu toàn bộ giềng phao, giềng chì và áo lưới cánh 2 và đưa vào giữa tời thủy lực;

- Đưa giềng phao và giềng chì ra khỏi tời thủy lực (giềng phao đưa về phía cabin, giềng chì đưa về phía mũi tàu), rồi tiến hành thu lưới.

Các công việc của thủy thủ trong quá trình thu lưới như sau:

- Thủy thủ số 1: điều khiển tốc độ thu lưới của tời thủy lực, đồng thời điều khiển tàu chính cho phù hợp với hướng gió.

- Thủy thủ 2: thu dây kéo giềng phao bằng tang ma sát, để kéo giềng phao về mạn tàu (gần vị trí xếp giềng phao).

- Thủy thủ 3: chuyển giềng phao cho thủy thủ số 4 xếp gọn gàng vào vị trí gần cabin.

- Thủy thủ 4: xếp giềng phao cho ngay ngắn theo vòng tròn ở vị trí gần cabin.

- Thủy thủ 5  7: thu phần lưới gần giềng phao (phần lưới này không thu được bằng máy tời).

- Thủy thủ 8  12: xếp phần lưới mà máy tời thu lên.

Hình 3.4.6. Thu phao và giềng phao lên tàu

Hình 3.4.7. Thu lưới bằng tay

Thời gian thu lưới từ 80 ÷ 100 phút, nếu nhiều cá thời gian thu lưới có thể lên đến vài giờ.

2.3. Những chú ý khi thu lưới vây

Các thủy thủ phải kết hợp với nhau nhuần nhuyễn, đồng thời thao tác nhanh gọn nhằm hạn chế tai nạn trong quá trình thu lưới.

3. Xếp lưới thứ tự sau thu lưới 3.1. Ý nghĩa 3.1. Ý nghĩa

Lưới vây sau khi thu lên tàu cần được xếp theo thứ tự để lần thả lưới sau được nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian.

3.2. Quy trình xếp lưới

Khi xếp lưới vây ở trên tàu luôn tuân thủ theo nguyên tắc sau: phần lưới nào thả trước thì xếp ở trên cùng, phần lưới nào thả sau thì xếp ở dưới cùng.

Thứ tự xếp lưới như sau:

- Tùng lưới được xếp ở trên cùng, cánh lưới xếp ở dưới cùng - Giềng chì xếp ở mạn phải phía mũi tàu

- Giềng phao đươc khoanh tròn xếp ở phía lái tàu (phía trước ca bin).

Hình 3.4.9. Xếp giềng phao trên tàu

- Thịt lưới xếp ở giữa

- Vòng khuyên được treo vào một thanh đặt ở mạn tàu theo thứ tự vòng khuyên phần tùng xếp bên ngoài tiếp đến là các vòng khuyên phần thân và trong cùng là các vòng khuyên phần cánh.

- Dây giềng rút cũng được khoanh tròn theo thứ tự.

Hình 3.4.10. Lưới vây sau khi thu lên tàu được xếp theo thứ tự 3.3. Những chú ý khi xếp lưới vây

Khi xếp lưới vây phải gọn gàng, cẩn thận theo đúng thứ tự để thuận tiện cho lần thả sau.

B. Câu hỏi và bài tập thực hành:

1. Các câu hỏi:

Câu hỏi 1: Trình bày kỹ thuật thu lưới trong quá trình đánh bắt hải sản

bằng lưới vây?

2. Bài tập thực hành:

Bài thực hành 3.4.1: Thực hành thu lưới trong quá trình đánh bắt hải sản

bằng lưới vây

C. Ghi nhớ:

Cần chú ý trọng tâm sau: Công tác thu lưới ở lưới vây

Bài 5: Lấy cá Mã bài: MĐ 03-5

Mục tiêu:

- Trình bày được công tác lấy cá ở lưới vây - Thực hiện được công tác lấy cá ở lưới vây

- Thái độ:Nghiêm túc học tập, sáng tạo, tuân thủ quy định

A. Nội dung:

1. Dùng vợt xúc cá 1.1. Ý nghĩa

Đối với những mẻ lưới của lưới vây cá tương đối nhiều thì việc lấy cá bằng vợt giúp cho việc lấy cá được thực hiện nhanh chóng, tăng năng suất lao động.

2.2. Các bước dùng vợt xúc cá - 1 thủy thủ điều khiển tời

- 1 thủy đưa dây cẩu vào tang ma sát

- 1 thủy thủ cầm sào nối với miệng vợt để xúc cá

- 3 đến 4 thủy thủ giữ tùng lưới và hỗ trợ cho việc lấy cá.

Hình 3-5.1. Dùng sào đẩy vợt xuống tùng lưới để xúc cá 2.3. Những chú ý khi dùng vợt xúc cá

Trong quá trình dùng vợt xúc cá các thủy thủ phải phối hợp với nhau nhịp nhàng, tránh xúc nhiều quá hoặc ít quá. Thường mỗi một lần cẩu khoảng 50- 60 kg cá.

3. Cẩu và đổ cá lên boong tàu 3.1. Ý nghĩa 3.1. Ý nghĩa

Đây là công đoạn quan trọng trong quá trình đánh bắt của lưới vây, vì nếu làm không tốt sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm hải sản.

3.2. Quy trình cẩu và đổ cá lên boong tàu Thực hiện theo các bước sau: Thực hiện theo các bước sau:

- Cẩu vợt cá từ tùng lưới lên - Di chuyển vợt cá đến vị trí đổ - Đổ cá ra boong tàu

Hình 3-5.2.Dùng cẩu nâng vơt cá lên khỏi mặt nước

Hình 3.5.3. Vợt cá đã được cẩu lên boong tàu

Hình 3.5.4. Cá đã được đổ ra boong tàu 3.3. Những chú ý khi cẩu và đổ cá lên boong tàu

Khi cẩu và đổ cá lên boong tàu cần chú ý đến khâu an toàn lao động. Nên đổ rải đều khắp mặt boong để việc phân loại được dễ dàng.

B. Câu hỏi và bài tập thực hành:

1. Các câu hỏi:

Câu hỏi 1: Trình bày kỹ thuật lấy cá khi đánh bắt hải sản bằng lưới vây?

2. Bài tập thực hành:

Bài thực hành 3.5.1: Thực hành thao tác lấy cá ở lưới vây

C. Ghi nhớ: Cần chú ý trọng tâm sau:

Bài 6: Xử lý những sự cố xảy ra trong quá trình đánh bắt hải sản Mã bài: MĐ03-06

Mục tiêu:

- Mô tả được các phương pháp xử lý sự cố trong quá trình đánh bắt hải sản - Xử lý được các sự cố trong quá trình đánh bắt hải sản

A. Nội dung:

1. Xử lý sự cố trong quá trình thả lưới 1.1. Ý nghĩa 1.1. Ý nghĩa

Trong quá trình thả lưới nếu không thao tác không đúng quy trình thì sẽ xảy ra những sự cố như: tàu đã chạy hết vòng tròn mà lưới chưa thả hết, tàu chạy chưa hết vòng tròn mà lưới đã thả hết, rối lưới, lưới quấn chân vịt…

- Nguyên nhân khi tàu đã chạy hết vòng tròn mà lưới chưa thả hết, tàu chạy chưa hết vòng tròn mà lưới đã thả hết là do khi lái tàu theo vòng tròn thả lưới điều chỉnh góc bẻ lái chưa phù hợp.

- Nguyên nhân khi bị rối lưới: do khi xếp lưới không theo đúng nguyên tắc - Nguyên nhân khi lưới bị quấn vào chân vịt: do quá trình thả lưới không đúng kỹ thuật xác định sai hướng gió hướng nước.

1.2. Quy trình xử lý sự cố trong quá trình thả lưới

1.2.1. Xử lý khi tàu đã chạy hết vòng tròn nhưng lưới chưa thả hết:

Trường hợp này khi được lệnh các thủy thủ nhanh chóng thả hết số lưới còn lại ở trên tàu xuống biển.

1.2.2. Xử lý khi tàu chưa chạy hết vòng tròn nhưng lưới đã thả hết:

Trường hợp này khi được lệnh các thủy thủ nhanh chóng thả tiếp dây đầu lưới xuống biển.

1.2.3. Xử lý khi bị rối lưới

- Khi lưới bị quấn vào giềng phao, giềng chì:

+ Nhanh chóng gỡ lưới ra khỏi giềng phao, giềng chì. 1.2.4. Xử lý khi lưới bị quấn vào chân vịt

Khi lưới bị quấn vào chân vịt cần báo ngay cho thuyền trưởng biết và khi tắt máy, cử thủy thủ lặn xuống để gỡ nhưng phải rất cẩn thận

1.3. Những chú ý trong quá trình xử lý sự cố

Khi gặp sự cố tai nạn khi thả lưới cần bình tĩnh xử lý ngay, nếu không thể xử lý được do điều kiện và tình thế phức tạp thì phải báo cáo thuyền trưởng để

nhờ tàu khác đến giúp.

2. Xử lý sự cố trong quá trình thu dây giềng rút 2.1.Ý nghĩa 2.1.Ý nghĩa

Trong quá trình thu dây giềng rút sẽ xảy ra những sự cố như đứt dây giềng rút. Nguyên nhân do dây giềng không đảm bảo độ bền hoặc dùng lâu ngày dây giềng bị giảm cường độ đứt.

2.2. Quy trình xử lý sự cố trong quá trình thu dây giềng rút

- Xử lý khi tàu thả dây đầu lưới để khép kín vòng vây: một thủy thủ nhanh chóng đưa dây đầu lưới đến tang ma sát để thu dây đầu lưới. Sau đó mới tiến hành thu dây giềng rút.

- Khi bị đứt dây giềng rút cần báo ngay cho thuyền trưởng biết để kịp thời xử lý.

2.3. Những chú ý trong quá trình xử lý sự cố

Khi gặp sự cố tai nạn khi thu dây giềng rút cần bình tĩnh xử lý ngay, nếu không thể xử lý được do điều kiện và tình thế phức tạp thì phải báo cáo thuyền trưởng để nhờ tàu khác đến giúp.

3. Xử lý sự cố trong quá trình thu lưới 3.1. Ý nghĩa 3.1. Ý nghĩa

Trong quá trình thu lưới nếu không nắm vững địa hình, chất đáy sẽ xảy ra sự cố rách lưới. Nguyên nhân do khi gặp chướng ngại vật như san hô, đá ngầm, xác tàu đắm…dẫn đến lưới bị rách thậm chí bị mất lưới.

3.2. Quy trình xử lý sự cố trong quá trình thu lưới

- Khi bị rách lưới nhanh chóng thu lưới lên tàu càng nhanh càng tốt.

- Trong quá trình thu lưới phát hiện lưới bị rách, thuỷ thủ phải đánh dấu chỗ rách và để riêng chỗ rách ra một bên rồi tiến hành vá sau

3.3. Những chú ý khi xử lý sự cố trong quá trình thu lưới

Khi phát hiện lưới bị rách cần đánh dấu cẩn thận không bỏ sót để sửa chữa nhanh chóng.

B. Câu hỏi và bài tập thực hành:

1. Các câu hỏi:

Câu hỏi 1: Trình bày các sự cố và cách xử lý sự cố trong quá trình đánh

bắt hải sản bằng lưới vây?

2. Bài tập thực hành:

Bài thực hành 3.6.1: Thực hành xử lý các sự cố trong quá trình đánh bắt

- Mục tiêu: Giúp cho học viên nắm được các thao tác xử lý các sự cố trong quá trình đánh bắt hải sản bằng lưới vây.

- Nguồn lực: Cần có 01 tàu lưới vây trên đó có đầy đủ vàng lưới vây và các trang thiết bị.

- Cách thức: chia lớp thành 2 đến 3 nhóm mỗi nhóm tương đương với một ca sản xuất

- Thời gian hoàn thành: 1 giờ/1 nhóm

- Hình thức: thực hành trên tàu

- Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên.

- Kết quả cần đạt được:

Thực hiện được các thao tác xử lý các sự cố xảy ra trong quá trình đánh bắt hải sản bằng lưới vây .

C. Ghi nhớ: Cần chú ý trọng tâm sau:

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN

I. Vị trí, tính chất mô đun:

- Vị trí: Mô đun: Thực hiện quy trình đánh bắt hải sản là mô đun độc lập, mô đun này được thực hiện sau mô đun 02 trong chương trình dạy nghề : Đánh bắt hải sản bằng lưới vây.

- Tính chất: Đây là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp. Mô đun này mang tính tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành.

II. Mục tiêu mô đun:

Học xong mô đun này, người học có khả năng: - Kiến thức:

Mô tả được quy trình chuẩn bị, thả lưới, thu thu lưới, lấy cá - Kỹ năng :

Thực hiện được quy trình chuẩn bị, thả lưới, thu lưới, lấy cá - Thái độ:

Nghiêm túc, tuân thủ mệnh lệnh của Thuyền trưởng.

III. Nội dung chính của mô đun:

Mã bài Tên bài Loại bài

dạy Địa điểm

Thời gian Tổng số thuyết Thực hành Kiểm tra MĐ03-01 Chuẩn bị Tích hợp Tàu lưới vây 8 2 5 1 MĐ03-02 Thả lưới Tích hợp Tàu lưới vây 20 4 15 1

MĐ03-03 Thu dây giềng rút Tích hợp Tàu lưới vây 20 2 16 2 MĐ03-04 Thu lưới Tích hợp Tàu lưới vây 20 4 14 2 MĐ03-05 Lấy cá Tích hợp Tàu lưới vây 20 4 15 1 MĐ03-06 Xử lý những sự cố xảy ra trong quá trình đánh bắt hải sản Tích hợp Tàu lưới vây 12 4 7 1

Mã bài Tên bài Loại bài

dạy Địa điểm

Thời gian Tổng số thuyết Thực hành Kiểm tra

Kiểm tra hết modun 4 4

Cộng 104 20 72 12

IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành:

4.1. Bài thực hành 3.1.1: Thực hành kiểm tra vàng lưới vây

Một phần của tài liệu Giáo trình mđ03 thực hiện đánh bắt hải sản bằng lưới vây (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)