Nội dung thực nghiệm

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học theo dự án nhằm nâng cao chất lượng dạy học phần sinh học vi sinh vật (Trang 82)

7. Những đóng góp mới của đề tài

3.2. Nội dung thực nghiệm

- Đánh giá hiệu quả sử dụng PPDH dự án trên 1 lớp thực nghiệm và 1 lớp đối chứng, sau đó đánh giá kết quả học tập của HS thông qua quan sát và phân tích bài kiểm tra khi học xong bài 24 - Lên men etylic và lactic.

3.3. Phƣơng pháp thực nghiệm

- Sử dụng kết quả điểm tổng kết môn Sinh học ở học kì I để tìm ra 2 lớp có trình độ học tập tương đương nhau.

- Quá trình dạy học được tiến hành trên 2 nhóm đối tượng: thực nghiệm và đối chứng. Nhóm thực nghiệm (10A7): HS học theo giáo án DHDA. Nhóm đối chứng (10A5): Bài học được tiến hành theo bài soạn bình thường theo phân phối chương trình.

3.4. So sánh kết quả học tập của hai lớp trƣớc khi thực nghiệm

- Chúng tôi tiến hành so sánh kết quả học tập môn Sinh học ở kì I của của hai lớp thực nghiệm (10A7) và đối chứng (10A5) bằng cách lập bảng, biểu đồ. Sau đó tiến hành phân tích số liệu và đưa ra kết luận.

+ Qua phân tích số liệu về điểm tổng kết học kì I của 2 lớp 10A7 và 10A5 chúng tôi thu được bảng và biểu đồ sau:

Lý Thị Định 76 K36A SP - Sinh Xếp loại Tỉ lệ (%) Giỏi 8,0 10,0 Khá 6,5 7,9 Trung bình 5,0 6,4 Yếu kém < 5,0 10A7 16,7 73,8 9,5 0 10A5 14,9 76,6 8,5 0 Từ bảng và biểu đồ có thể rút ra nhận xét:

- Tỉ lệ HS đạt học lực Giỏi của 2 lớp thực nghiệm và đối chứng là tương đương nhau: 10A7 là 16,7%; 10A5 là 14,9%.

- Tỉ lệ HS đạt học lực Khá của 2 lớp thực nghiệm và đối chứng là tương đương nhau: 10A7 là 73,8 %; 10A5 là 76,6 %.

- Tỉ lệ HS đạt học lực Trung bình cũng tương đương nhau: 10A7 là 9,5%; 10A5 là 8,5 %.

- Không có HS có kết quả học tập dưới mức trung bình.

 Như vậy có thể kết luận: HS của 2 lớp 10A7 và 10A5 có trình độ tương đương nhau và là căn cứ để chúng tôi chọn 2 lớp này để tiến hành thực nghiệm và đối chứng.

Biểu đồ so sánh kết quả học tập của 2 lớp trước khi thực nghiệm

Tỉ lệ (%)

Lý Thị Định 77 K36A SP - Sinh

3.5. Kết quả thực nghiệm 3.5.1. Phân tích định tính

- Bằng phương pháp quan sát thấy: Đa số HS hứng thú và sôi nổi khi tham gia giờ học theo dự án. Không khí giờ học theo dự án diễn ra sôi nổi, thoải mái, không áp lực và mang lại những trải nghiệm thú vị.

- Phân tích các bài kiểm tra của HS có thể nhận thấy: Ở lớp thí nghiệm, cách trình bày bài kiểm tra khoa học hơn, cách giải thích các vấn đề logic hơn; các câu hỏi liên quan đến kiến thức thực tế được trình bày một cách sáng tạo chi tiết; thể hiện sự hiểu bài và nắm kiến thức một cách chắc chắn.

+ Kiến thức HS có được thông qua các trải nghiệm thực tế và làm việc cộng tác, những kiến thức này được lưu trữ lâu hơn, có hiệu quả hơn sự lĩnh hội thụ động.

- Phân tích sản phẩm: Các sản phẩm của HS được hoàn thành với sự tham gia của các thành viên trong nhóm, là những sản phẩm thể hiện được các kiến thức lĩnh hội được về lên men và hiểu biết về thực tế.

3.5.2. Phân tích định lƣợng

Sau khi thực nghiệm chúng tôi tiến hành cho HS hai lớp làm bài kiểm tra để so sánh mức độ nhận thức của HS. Qua phân tích và xử lí số liệu chúng tôi thu được bảng và biểu đồ sau:

Xếp loại Tỉ lệ (%) Giỏi 9 - 10 Khá 7- 8 Trung bình 5 - 6 Yếu kém < 5 10A7 31,8 61,4 6,8 0 10A5 10,4 77,1 12,5 0

Lý Thị Định 78 K36A SP - Sinh

Từ bảng và biểu đồ so sánh có thể rút ra nhận xét:

- Tỉ lệ HS đạt điểm Giỏi của lớp thực nghiệm cao hơn gấp 3 lần lớp đối chứng: 10A7 là 31,8%; 10A5 là 10,4%.

- Tỉ lệ điểm Trung bình của lớp thí nghiệm thấp hơn lớp đối chứng: 10A7 là 6,8%; 10A5 là 12,5%.

- Tổng tỉ lệ HS đạt Khá, Giỏi của lớp thí nghiệm cao hơn đối chứng: 10A7 là 93,2% cao hơn 10A5 là 87,5%.

 Như vậy có thể kết luận: Phương pháp DHDA có tính khả thi hơn so với phương pháp truyền thống, góp phần nâng cao chất lượng dạy học phần Sinh học Vi sinh vật.

Biểu đồ so sánh kết quả bài kiểm tra sau khi thực nghiệm

Tỉ lệ (%)

Lý Thị Định 79 K36A SP - Sinh

PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

- Dạy học theo dự án là phương pháp dạy học tích cực, phát huy được tính tích cực chủ động của người học, tạo điều kiện cho người học rèn luyện các kĩ năng nghiên cứu khoa học, kĩ năng thu thập xử lí thông tin, kĩ năng giải quyết vấn đề.

- Ở trường THPT nhiều GV chưa từng biết đến DHDA, một số biết đến thì có đánh giá cao về DHDA nhưng lại chưa từng vận dụng vào dạy học.

- Chúng tôi đã xây dựng được quy trình vận dụng dạy học theo dự án cho phần Sinh học vi sinh vật (Sinh học 10).

- Chúng tôi đã xây dựng được 5 giáo án của DHDA và thực nghiệm tại Trường THPT Lý Thái Tổ - Bắc Ninh.

2. Kiến nghị

- Tăng cường bồi dưỡng cho GV phổ thông về đổi mới PPDH, cần triển khai hình thức DHDA cho đông đảo đội ngũ GV trong các nhà trường, khuyến khích, tạo điều kiện nghiên cứu sâu hơn về DHDA cho phù hợp với từng môn học, từng địa phương.

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp với hình thức dạy học tích cực.

- Tăng cường đổi mới kiểm tra đánh giá HS theo hướng kết hợp đánh giá kết quả học tập với đánh giá quá trình.

- Do điều kiện về thời gian nên đề tài mới chỉ xây dựng được 5 dự án dạy học ở phần Sinh học Vi sinh vật. Có thể xây dựng thêm các dự án tiếp theo cho phần Sinh học Vi sinh vật hoặc các phần khác trong chương trình Sinh học THPT nói chung.

- Do điều kiện về thời gian nên phần thực nghiệm sư phạm chỉ thực hiện được một dự án ở một lớp. Vì vậy, việc đánh giá hiệu quả của nó chưa mang

Lý Thị Định 80 K36A SP - Sinh

tính khái quát cao. Có thể tiếp tục thử nghiệm trên phạm vi rộng hơn để có được đánh giá chính xác hơn.

Lý Thị Định 81 K36A SP - Sinh

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ giáo dục và Đào tạo, (2006), Sách giáo khoa Sinh học 10, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

2. Bộ giáo dục và Đào tạo, (2006), Sách giáo viên Sinh học 10, Nxb Giáo dục Việt Nam.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo Dự án Việt - Bỉ, (2010), Dạy và học tích cực một số phương pháp và kĩ thuật dạy học, Nxb Đại học sư phạm.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2006), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Sinh học 10, Nxb Giáo dục Việt Nam.

5. Dương Bình, (2011), Người mở đường cho dạy học theo dự án, Báo Người lao động 5/2011.

6. Đặng Hòa Hiếu, (2009), Tổ chức dạy học dự án trong chương trình sinh học 11, Luận văn thạc sỹ ngành Lí luận và phương pháp dạy học, Đại học Giáo dục- Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

7. Nguyễn Thị Hường, 2012, Tổ chức dạy học theo dự án phần Sinh thái học- Sinh học lớp 12- Trung học phổ thông, Luận văn thạc sỹ ngành Lí luận và phương pháp dạy học Sinh học, Đại học giáo dục- Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

8. Huỳnh Quốc Thành (chủ biên), (2013), Bồi dưỡng Sinh học 10, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

9. Trần Văn Thành, Bài viết Đánh giá trong dạy học dự án, Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nam, Hà Nam.

10. An Biên Thùy, (2013), Bài giảng Phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực môn Sinh học, Khoa Sinh – KTNN, Trường ĐHSP Hà Nội 2, Vĩnh Phúc. 11. Lưu Thu Thủy, Bài viết Dạy học theo dự án, Viện KHGD Việt Nam, Hà Nội.

12. Đinh Thị Tình, Bài viết Dạy học theo dự án – Một phương pháp dạy học mới tại Việt nam, Trường CĐSP Lạng Sơn, Lạng Sơn.

Lý Thị Định 82 K36A SP - Sinh

13. Phạm Văn Ty (chủ biên), Nguyễn Vĩnh Hà, (2011), Vi sinh vật học - Tài liệu chuyên sinh học trung học phổ thông, Nxb Giáo dục Việt Nam.

Lý Thị Định 83 K36A SP - Sinh

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: BỘ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ 1. Đánh giá trong học theo dự án

1.1. Phiếu đánh giá học theo dự án (dùng cho đánh giá đồng đẳng) PHIẾU ĐÁNH GIÁ HỌC THEO DỰ ÁN

(Dùng cho đánh giá đồng đẳng – Đánh giá giữa các nhóm)

Tên người/ nhóm đánh giá Tổng điểm:.../100 Tên dự án:... STT Điểm Tiêu chí 10 9 8 7 6 5 4 3 2 1 Ghi chú 1 Tên chủ đề 2 Dữ liệu và nội dung 3 Giải thích 4 Trình bày 5 Tổ chức báo cáo 6 Hiểu nội dung 7 Tính sáng tạo của nhóm 8 Tư duy tích cực 9 Làm việc nhóm 10 Ấn tượng chung Tổng điểm:

Lý Thị Định 84 K36A SP - Sinh

PHIẾU ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN TRONG NHÓM

Họ và tên người được đánh giá: ... Họ và tên người đánh giá: ... Nhóm: ... STT Tiêu chí (Điểm) Rất tốt (3 điểm) Tốt (2 Điểm) Trung bình (1 Điểm) Ít hoặc Không (0 Điểm) 1 Nhiệt tình trách nhiệm 2 Tinh thần hợp tác, tôn trọng, lắng nghe 3 Tham gia tổ chức quản lí nhóm 4 Chú tâm thực hiện nhiệm vụ 5 Đưa ra ý kiến có giá trị 6 Đóng góp trong việc hình thành sản phẩm

7 Hiệu quả công việc 8 Hoàn thành đúng thời gian. (Điểm đánh giá từ 0-24) Tổng điểm: ...

Lý Thị Định 85 K36A SP - Sinh

1.2. Bảng kiểm quan sát học theo dự án

1.2.1. Bảng kiểm dành cho GV

Tiêu chí đánh giá

Mức độ 1 2 3 4 5 Triển khai học theo dự án một cách tuần tự.

Tăng cường tương tác xã hội trong dạy học dự án.

HS được lựa chọn các chủ đề theo nhu cầu và sở thích.

Phát triển chủ đề của dự án thành các dự án nhỏ theo mức độ quan tâm khác nhau của HS.

HS tham gia lập kế hoạch và tổ chức thực hiện dự án một cách chủ động và sáng tạo.

Tăng cường sự tự đánh giá lẫn nhau của HS trong quá trình thực hiện dự án và trình bày sản phẩm của dự án.

HS có cơ hội để rèn luyện các kĩ năng cần thiết cho bước “thu thập dữ liệu” và “phát triển” dự án.

Tạo cho HS luôn có ý thức và thực hành một hành động thiết thực cụ thể đối với xã hội trong học theo dự án.

Chú thích: 5: Rất tốt 4: Tốt 3: Khá 2: Đạt 1: Chưa đạt

Lý Thị Định 86 K36A SP - Sinh 1.2.2. Bảng kiểm dành cho HS Tiêu chí đánh giá Mức độ 1 2 3 4 5 Lựa chọn chủ đề theo sở thích.

Phân công nhiệm vụ trong nhóm rõ ràng.

Thông tin tìm kiếm từ nguồn tin cậy và đầy đủ. Bài báo cáo đầy đủ các mục cần thiết.

Chuẩn bị nguyên liệu đúng và đủ.

Thực hành- thí nghiệm đúng thao tác, quy trình.

Nhiệm vụ của dự án được thực hiện một cách tuần tự và đúng tiến độ.

Sản phẩm đạt yêu cầu, có thể công bố được.

Chú thích: 5: Rất tốt 4: Tốt 3: Khá 2: Đạt 1: Chưa đạt

Lý Thị Định 87 K36A SP - Sinh

1.2.3. Bảng kiểm quan sát hành vi dành cho giáo viên.

PHIẾU QUAN SÁT DÀNH CHO GV

(Quan sát hoạt động của HS trong quá trình thực hiện dự án)

Tiêu chí

Mức độ ĐG

Nhận xét 1 2 3 4 5

Nhiệt tình trách nhiệm với nhóm Tích cực trong thảo luận

Phối hợp tốt với các HS khác Đưa ra ý kiến có giá trị cho nhóm Tham vấn ý kiến của GV

Thực hiện nhiệm vụ đúng tiến độ và hiệu quả

Trình bày vấn đề logic, khoa học Thực hành thí nghiệm đúng thao tác, quy trình

HS không tiêu cực nếu không thành công HS là một người lãnh đạo hiệu quả

Chú thích: 5: Rất tốt 4: Tốt 3: Khá 2: Đạt 1: Chưa đạt

Lý Thị Định 88 K36A- SP Sinh 1.3. Sổ theo dõi dự án SỔ THEO DÕI DỰ ÁN Tên dự án: _____________________________________________________________________ Tên HS: _____________________________________________________________________ Tên trường: _____________________________________________________________________ Tên GV: _____________________________________________________________________ Nhóm: _____________________________________________________________________ Thời gian : Từ ngày __________________ đến ngày ___________________________________ Danh sách nhóm: _____________________________________________________________________ _____________________________________________________________________

Lý Thị Định 89 K36A SP - Sinh 1.3.1. Kế hoạch dự án Tên dự án Lĩnh vực môn học (Đánh dấu vào ô tương ứng) Văn hóa Giáo dục

Môi trường & thời tiết

Thực phẩm và & nông nghiệp

Sức khỏe và cảm giác thoải mái Khoa học và tự nhiên Lĩnh vực khác Lí do chọn đề tài dự án Mục tiêu học tập (Vấn đề nghiên cứu) Hình thức trình bày kết quả dự án (Đánh dấu vào ô tương ứng)

Powerpoint Kịch Kể chuyện Khiêu vũ Áp phích/tranh vẽ Mô hình Video/hoạt hình Bài hát/thơ Thảo luận Phỏng vấn Hình thức khác

Lý Thị Định 90 K36A SP - Sinh Phân công nhiệm vụ trong nhóm

Lý Thị Định 91 K36A SP - Sinh 1.3.2. Các ý tưởng ban đầu

Lý Thị Định 92 K36A SP - Sinh 1.3.3. Phiếu tổng hợp dữ liệu.

Câu hỏi Nguồn

Lý Thị Định 93 K36A SP - Sinh 1.3.4. Biên bản thảo luận

Ngày Nội dung thảo luận Kết quả

Lý Thị Định 94 K36A SP - Sinh 1.3.5. Nhìn lại quá trình thực hiện dự án

1. Tôi đã học được kiến thức gì?

______________________________________________________________________________________________ 2. Tôi đã phát triển được những kĩ năng gì?

______________________________________________________________________________________________ 3. Tôi đã xây dựng được những thái độ nào tích cực?

______________________________________________________________________________________________ 4. Tôi có hài lòng với kết quả nghiên cứu của dự án không? Vì sao?

______________________________________________________________________________________________ 5. Tôi đã gặp phải những khó khăn gì khi thực hiện dự án?

______________________________________________________________________________________________ 6.Tôi đã giải quyết những khó khăn đó như thế nào?

______________________________________________________________________________________________ 7. Quan hệ của tôi với các thành viên trong nhóm thế nào?

______________________________________________________________________________________________ 8. Những vấn đề quan trọng khác trong dự án gồm…

______________________________________________________________________________________________ 9. Nhìn chung tôi thích/không thích dự án vì…

Lý Thị Định 95 K36A SP - Sinh

______________________________________________________________________________________________

1.3.6. Phản hồi của giáo viên

______________________________________________________________________________________________ ______________________________________________________________________________________________ ______________________________________________________________________________________________ ______________________________________________________________________________________________ ______________________________________________________________________________________________ ______________________________________________________________________________________________ ______________________________________________________________________________________________ ______________________________________________________________________________________________ ______________________________________________________________________________________________ ______________________________________________________________________________________________ ______________________________________________________________________________________________ ______________________________________________________________________________________________ ______________________________________________________________________________________________ ______________________________________________________________________________________________ ______________________________________________________________________________________________ ______________________________________________________________________________________________

Lý Thị Định 96 K36A- SP Sinh

1.4. Bảng kiểm đánh giá

PHIẾU ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN

(Dành cho giáo viên) Nội dung đánh

giá (Điểm)

Tiêu chí đánh giá Điểm tối đa Tên dự án

(10 điểm)

Giúp hình dung sơ bộ về nhiệm vụ dự án 5 Tên dự án có tính hấp dẫn 5

Sản phẩm (50điểm)

Powerpoint

Nêu được vấn đề của dự án rõ ràng và hấp dẫn

5 Nêu được các nhiệm vụ cần giải quyết đầy đủ, rõ ràng.

5 Nội dung đầy đủ, chính xác , khoa học 10 Các slide đẹp, sắp xếp hợp lí, dễ quan sát 5

Vật thật

Biết lựa chọn nguyên vật liệu phù hợp 5 Tính thẩm mĩ của sản phẩm 5 Sản phẩm đạt yêu cầu,có thể công bố được

15

Thuyết trình, thảo luận (40 điểm)

Trình bày lưu loát, hấp dẫn, đưa ra các thông tin có chọn lọc.

15 Trả lời tốt các câu hỏi chất vấn 10 Đưa ra cho nhóm bạn các câu chất vấn có giá trị 10 Có thái độ xây dựng khi chất vấn và trả lời chất vấn 5 Quá trình làm

việc (60 điểm)

Hoàn thành sản phẩm đúng thời hạn 10 Thái độ đánh giá nghiêm túc (căn cứ vào phiếu ĐG) 10 Hoàn thành sổ theo dõi dự án 5 Phân công công việc trong nhóm hợp lí (theo quan sát giáo viên)

15 Làm việc nhóm (hợp tác, chia sẻ, trách nhiệm, nhiệt

tình,…) (theo độ phân tán điểm đánh giá đồng đẳng)

20

Lý Thị Định 97 K36A SP - Sinh

PHỤ LỤC 2

PHIẾU ĐIỀU TRA GIÁO VIÊN

(Điều tra tình hình dạy học Sinh học ở trường phổ thông)

Họ và tên GV: ... Trường công tác: ... Thâm niên giảng dạy: ...

Câu 1: Trong các PPDH sau, khi dạy học phần Sinh học vi sinh vật ở trường phổ thông, thầy (cô) thường sử dụng PPDH nào?

A. Phương pháp giảng giải.

B. Phương pháp giảng giải + Trực quan minh họa.

C. Phương pháp trực quan: GV hướng dẫn HS quan sát đặt ra hệ thống câu

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học theo dự án nhằm nâng cao chất lượng dạy học phần sinh học vi sinh vật (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)