0
Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Thực trạng về hệ thống các biến số marketing-mix

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP KẾ TOÁN TỔNG HỢP CÔNG TY TNHH MINH TIẾN THƯƠNG HIỆU MITI” (Trang 27 -27 )

IV Thực trạng hoạt động marketing của doanh nghiệp

3. Thực trạng về hệ thống các biến số marketing-mix

3.1 Thực trạng về sản phẩm

Bám sát thị hiếu người tiêu dùng trong những năm qua công ty may túi xách Minh Tiến đã cung ứng ra thị trường nhiều loại sản phẩm với tính năng và mẫu mã đa dạng, phong phú. Danh mục sản phẩm của công ty gồm có 5 nhóm mặt hàng chủ yếu và mỗi nhóm lại có nhiều loại mặt hàng khác nhau.

+ Nhóm mặt hàng cặp công sở có đến 24 mẫu khác nhau trong đó có những mẫu được người tiêu dùng ưa chuộng như các loại cặp dù, cặp tép, cặp vi tính nút đóng, cặp si 2 xéo, cặp si 1 hộp trước...Hầu hết chất liệu bằng vải xù mịn, xốp nhẹ, giả da với giá bán dao động từ 99->215 ngàn đồng.

+ Nhóm cặp học sinh có 21 mặt hàng như cặp hộp đóng đế, cặp 3D lớn, cặp mền, cặp hai khoá chú văn, balo mèo nhỏ, balo eo...Các loại cặp có nhiều ngăn tiện dụng đựng nhiều loại đồ dùng khác nhau như ngăn đựng sách vở to hơn ở giữa, ngăn đựng hộp bút nhỏ và rộng hơn ở ngoài. Ngoài ra còn có ngăn túi nhỏ đan dạng lưới nhỏ ở cạnh cặp tiện dụng khi đựng chai nước...Các loại cặp và balo đều làm bằng chất liệu xốp nhẹ có quai xách, quai đeo bản to không tạo cảm giác đau vai khi đeo, giúp các em dễ dàng hơn trong việc mang vác xách vở đến trường. Đặc biệt là đáy đế được làm bằng nhựa rất bền và hình ảnh 3D hấp dẫn, vui nhộn, màu sắc sống động cho các khách hàng nhỏ tuổi chọn lựa, với mức giá phải chăng từ 35->138 ngàn đồng.

+ Nhóm cặp túi đeo thời trang dành cho học sinh cấp III, sinh viên, nữ giới có đến 29 mặt hàng phong phú như: túi kim tuyến, túi nắp tròn xịn, túi jean suple, túi CY... Đây là nhóm đa dạng nhất về kiểu dáng, kích cỡ như kiều "túi xách văn phòng" dành cho các nhân viên đi làm hàng ngày phổ biến là mẫu túi vuông hoặc hình chữ nhật. loại này làm bằng chất liệu simili giả da hoặc vải có gắn thêm các hình thú vật dễ thương. Loại túi xách thời trang mới có các loại si tạo hạt trên bề mặt như lớp cát mịn, vải nhựa in hoa văn hay tạo vân màu nâu, vàng nhạt nhã nhặn với nhiều kiểu hình chư nhật, hình vuông, hình ống. Trong thời gian tới công ty sẽ mở rộng và nâng cao tỷ trọng nhóm này. Mức giá cho nhóm này phụ thuộc nhiều vào các hoạ tiết trang trí, kích cỡ và dao động trong khoảng 39->139 ngàn đồng.

+Nhóm balo du lịch có 13 mặt hàng với chất liệu bằng dù chắc chắn, có nhiều ngăn tiện dụng, có ngăn đựng laptop, có dây đeo, cần đẩy, ngăn đựng đồ rộng và giá từ 85->255 ngàn đồng.

+ Nhóm vali gồm 10 mặt hàngnhư vali cần chìm, vali 2hộp cần chìm, vali cần tự động..., với chất liệu bằng dù, 4 khung bằng sắt, tay kéo làm bằn inox đựng đựơc từ 15->35 kg. Giá bán sản phẩm này khá cao từ 299->515 ngàn đồng.

Tất cả các sản phẩm của công ty đều có gắn thương hiệu Miti và được bảo hành một năm với các loại cặp và balo, 3 năm đối với các loại vali. Đó là một ưu thế và tạo lợi thế cạnh tranh hơn so với sản phẩm của đối thủ.

3.2 Thực trạng về quyết định giá cả

Giá cả có vai trò rất quan trọng trong qúa trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Một mặt nó tác động tới khả năng bồi hoàn chi phí của doanh nghiệp và mức lợi nhuận trong một đơn vị sản phẩm. Mặt khác nó tác động tới tổng lợi nhuận của doanh nghiệp thông qua việc tác động đến sản lượngbán ra. Vì vậy việc quyết định mức giá bán bao nhiêu để đảm bảo đem

lại lợi nhuận cho doanh nghiệp và tạo sức cạnh tranh trên thị trường doanh nghiệp cần phải căn cứ vào rất nhiều các nguyên tắc, mục tiêu, nhân tố ảnh hưởng, đặc điểm ngành hàng sản xuất kinh doanh. Sau khi căn cứ vào các chỉ tiêu đó và có sự cân nhắc đánh giá, công ty TNHH Minh Tiến đã quyết định lựa chọn kết hợp hai phương pháp định giá là: phương pháp định giá theo lợi nhuận mục tiêu và phương pháp định giá dựa vào cạnh tranh.

Phương pháp định giá theo lợi nhuận mục tiêu có ưu điểm :

+Có kết hợp với phân tích hoà vốn nên đảm bảo có lợi nhuận và xác định được mức sản lượng bán đạt lợi nhuận mục tiêu mong muốn.

+ Có tính đến khả năng tiêu thụ của thị trường nên giảm tình trạng hang tồn kho.

Tuy nhiên phương pháp này vẫn có nhược điểm:

+ Chưa tính đến độ co giãn của cầu thị trường vì vậy mức sản lượng tiêu thụ dự kiến tương ứng với mức giá dự kiến chưa chính xác tuyệt đối. Mặc dù vậy đây là mặt hàng có nhiều mẫu mã, chủng loại trong một nhóm với nhiều mức giá khác nhau, hơn nữa độ co giãn theo giá ở mặt hang này là không lớn lắm nên nhược điểm trên ít ảnh hưởng.

+ Phương pháp này chưa tính đến sự cạnh tranh trên thị trường vì vậy sức cạnh tranh của giá thấp. Để khắc phục nhược điểm này và đảm bảo không bị lạc lõng trên thị trường doanh nghiệp đã kết hợp phương pháp định giá này với phương pháp địnhgiá cạnh tranh. Điều này hoàn toàn có thể khi sản phẩm của doanh nghiệp đã có thương hiệu và uy tín đứng đầu trên thị trường cả nước. Trong trường hợp này doanh nghiệp có thể dựa vào thương hiệu của mình để định giá bằng hay cao hơn giá của đối thủ cạnh tranh trên thị trường, nhất là với những sản phẩm có sự khác biệt. Tuy nhiên mức chênh lệch về giá cũng phải hợp lý để khách hàng có thể cảm nhận được.

Phương pháp nàycó ưu điểm: Đơn giản trong tính toán, tiết kiệm thời gian và chi phí do không phải điều tra, có tính đến chi phí, có tính đến giá của đối thủ cạnh tranh nên mức giá góp phần vào việc ổn định mức giá trong ngành hàng.

Nhược điểm: không phản ánh sự biến động kịp thời của cầu thị trường và sự co giãn của cầu vì vậy mức giá không thu hút được số lượngkhách hang như mong muốn. Để khắc phục nhược điểm đó doanh nghiệp đã có sự kết hợp cùng với các biến số khác của marketing-mix như nâng cao tính năng và chất lượng sản phẩm. Tăng cường quảng bá, quan hệ công chúng… để người tiêu dùng tìm đến sản phẩm, thúc đẩy việc mua hàng.

- Về chiến lược giá mà doanh nghiệp áp dụng là là chiến lược giá áp dụng cho danh mục sản phẩm bởi trên thực tế nhiều doanh nghiệp nhận thấy rằng sẽ thu được doanh số và lợi nhuận kinh doanh cao hơn nếu họ theo quan điểm hình thành giá cho cả danh mục sản phẩm tức là doanh nghiệp phải xây dựng một bộ giá bán cho từng chủng loại mặt hàng khác nhau dựa vào cầu, chi phí, cạnh tranh. Điều này phù hợp với phương pháp định giá mà doanh nghiệp đang áp dụng .

3.3 Thực trạng về phân phối

Kênh phân phối mà doanh nghiệp sử dụng có cấu trúc sau:

Nhà sản xuất

Các cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm, đại lý, siêu thị, cửa

hàng bán lẻ

-Việc doanh nghiệp lựa chọn kênh một cấp là phù hợp với đặc điểm sản phẩm và nguồn lực của công ty bởi:

Đây là hàng tiêu dùng mà các nhà bán lẻ có thể mua với khối lượng lớn từ nhà sản xuất theo các đơn đặt hàng.

Hàng hoá này đòi hỏi phải có chi phí lưu kho do vậy việc sử dụng kênh một cấp sẽ đảm bảo hàng hoá được phân phối rộng rãi, tiết kiệm chi phí lưu kho.

Hơn nữa việc sử dụng ít trung gian trong còn kênh đảm bảo khả năng kiểm soát các thành viên trong kênh, quy định mức giá, triết khấu ổn định tránh các mâu thuẫn trong kênh.

Ở mỗi một miền Bắc, Trung, Nam đều có một chi nhánh đại diện của công ty thực hiện chức năng phân phối sản phẩm và chăm sóc các khách hàng này một cách hiệu quả.

-Phương thức phân phối mà doanh nghiệp áp dụng là phân phối chọn lọc. Các chi nhánh uỷ quyền của ba miền có nhiệm vụ chọn lọc ra các trung gian dựa theo các tiêu thức địa lý, điều kiện kinh doanh, uy tín, nguồn lực để tập trung các nỗ lực quảng bá sản phẩm và thương hiệu công ty.

-Các thành viên trong kênh không chỉ bán một sản phẩm của công ty mà còn bán sản phẩm của nhiều hãng khác do vậy việc chăm sóc và khuyến khích các thành viên kênh là cần thiết và được công ty giao cho giám đốc các chi nhánh đảm nhiệm bằng các chính sách như:

+ Hỗ trợ việc vận chuyển hàng hoá đến tận cửa hàng, đảm bảo giao hàng đúng tiến độ.

+ Xử lý và giải quyết thoả đáng những vấn đề liên quan đến giao nhận hàng và thanh toán.

+ Xác định tỷ lệ chiết khấu và mức giá bán hợp lý để đảm bảo lợi ích cho các trung gian và khách hàng.

+ Có chính sách thưởng cho những thành viên kênh bán được nhiều hàng hoá.

Với tư cách là thành viên kênh thì các thành viên trong kênh cung phải có chức năng là tìm mọi cách để bán được nhiều hàng hoá và quảng ba thương hiệu, tạo uy tín cho công ty đồng thời thu thập ý kiến đóng góp từ phía khách hàng tới doanh nghiệp.

Với cấu trúc kênh của doanh nghiệp như vậy là hợp lý và hiện nay công ty cũng đang tìm cách phát triển bề rộng của kênh ra nhiều khu vực thị trường mới. Tuy vậy công ty cũng cần có sự liên kết giữa các thành viên kênh hơn nữa để nâng cao vai trò của kênh và có nhiều chính sách khuyến khích và chăm sóc các thành viên kênh hơn trong việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.

3.4 Thực trạng về hoạt động xúc tiến hỗn hợp

Từ việc nghiên cứu khả năng tài chính của bản thân công ty, đặc điểm khách hàng và bản chất các công cụ truyền thông công ty đã lựa chọn được công cụ truyền thông hữu hiệu cho mình bao gồmcác công cụ chủ yếu là: Quảng cáo, tuyên truyền và xúc tiến bán.

- Các phương tiện và hình thức quảng cáo mà công ty thực hiện gồm: + Tham gia các hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao nhiều năm liền. Thông qua hội chợ này doanh nghiệp đã tìm cách giới thiệu và quảng bá hình ảnh sản phẩm của mình tới người tiêu dùng trong cả nước và đã được người tiêu dùng đánh giá cao và bình chọn là hàng việt Nam chất lượng cao nhiều năm liền.

+ Đưa thông tin mới về những sản phẩm cải tiến, tăng thêm tính năng cho sản phẩm lên các trang Website: vnexpress.net hay các số báo Sài Gòn tiếp thị và có mối quan hệ mật thiết với hai cơ quan ngôn luận này.

+ Bao bì bên ngoài sản phẩm có gắn thương hiệu Miti cũng là một công cụ quảng cáo rất hữu hiệu.

+ Công ty cũng có trang website riêng để giới thiệu về các sản phẩm của mình là: miti.com.vn

- Các công cụ tuyên truyền gồm: Công ty đã tham gia tài trợ cho các sự kiện của báo Sài Gòn tiếp thị như: tài trợ quà tặng cho các bạn đọc thường xuyên của báo Sài Gòn tiếp thị nhân dịp sinh nhật lần thứ 10 của tờ báo này. Tham gia hội chợ mua sắm vui chơi cùng các em thiếu nhi nhân dip tết 1/6 do báo SGTT tổ chức. Qua sự kiện này công ty cũng đã giới thiệu và tặng sản phẩm của mình cho các em thiếu nhi.

- Hình thức khuyến mại mà công ty sử dụng đó là có tặng thêm những con gấu bông cho các sản phẩm túi xách, balo học sinh hoặc những chiếc vòng cổ, vòng đeo tay... nhằm khuyến khích hành động mua của khách hàng.

Với những chính sách marketing của công ty như vậy cho thấy doanh nghiệp đang từng bước nâng cao vai trò của hoạt động marketing. Sự kết hợp các biến số marketing –mix trong việc nâng cao vị thế cạnh tranh, quảng bá đã chứng tỏ bước đi đúng đắn, vững chắc trên thương trường.

Kết luận

Thông qua tìm hiểu tổng quan chung về tình hình thực tiễn tại công ty TNHH Minh Tiến em đã được hiểu biết thêm thực tiễn tại một công ty may( túi xách), một lĩnh vực đang phát triển mạnh ở Việt Nam. Mặc dù đây mới chỉ là giai đoạn thực tập tổng hợp thời gian không nhiều nhưng qua đó em cũng đã phần nào hiểu rõ hơn về lĩnh vực này trên thực tế và cùng với những thuân lợi và khó khăn khi nước ta gia nhập WTO. Mặc dù chất lượng sản phẩm của chúng ta không thua kém sảm phẩm nhiều nước trên thế giới nhưng do lỏng lẻo liên kết trong nước và chưa có biện pháp khuyếch trương phù hợp nên vẫn bị ép giá. Điều này là một thực trạng mà trong thời gian tới nhà nước cần có chính sách phù hợp hơn nữa nhằm từng bước nâng cao vị thế sản phẩm Việt Nam trên thị trường quốc tế. Trong đó không thể thiếu vai trò của marketing.

Mục lục

Lời mở đầu...1

I Khái quát về doanh nghiệp...3

1. Khái quát chung...3

2. Quá trình hình thành và phát triển...3

3. Chức năng và nhiệm vụ của công ty...8

3.1. Chức năng của công ty:...8

3.2. Nhiệm vụ của công ty...9

4. Các nguồn lực kinh doanh của của doanh nghiệp...9

4.1 Về lao động...9

4.2 Thực trạng về cơ sở vật chất kỹ thuật, nhà xưởng, máy móc thiết bị, cơ sở hạ tầng kinh doanh...16

4.3 Nguồn lực tài chính của công ty:...17

4.4 Sản phẩm sản xuất kinh doanh và cung ứng ra thị trường...18

II Kết qủa sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong 3 năm gần đây ...18

1. Kết quả về mặt tài chính của quá trình kinh doanh...18

2 Khối lượng và tỷ lệ bán theo mặt hàng trong 3 năm gần đây...19

3.Khách hàng của doanh nghiệp...21

III Những thuận lợi và khó khăn đối với quá trình kinh doanh...22

1. Thuận lợi...22

2. Khó khăn...23

IV Thực trạng hoạt động marketing của doanh nghiệp...24

1. Thực trạng về bộ máy hoạt đông marketing...24

2. Thực trạng về nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược, kế hoạch marketing. . .25

3. Thực trạng về hệ thống các biến số marketing-mix...27 3.1 Thực trạng về sản phẩm...27 3.2 Thực trạng về quyết định giá cả...28 3.3 Thực trạng về phân phối...30 3.4 Thực trạng về hoạt động xúc tiến hỗn hợp...32 Kết luận...34

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP KẾ TOÁN TỔNG HỢP CÔNG TY TNHH MINH TIẾN THƯƠNG HIỆU MITI” (Trang 27 -27 )

×