Sự tương đồng thành phần loài Oribatida tại nhà máy Honda và phụ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự biến động thành phần thuộc bộ ve giáp (acari oribatida) tại nhà máy honda phúc yên vĩnh phúc và phụ cận năm 2012 (Trang 36)

3. Nội dung nghiên cứu

3.4. Sự tương đồng thành phần loài Oribatida tại nhà máy Honda và phụ

phụ cận

Các loài Oribatida cùng phân bố trong một khu vực, một vùng nhất định nào đó nhưng do có sự đa dạng về các yếu tố: Địa hình, địa mạo, lớp thảm phủ thực vật, hoạt động kinh tế, phương pháp canh tác, khai thác sử dụng đất của con người... đã tạo ra những tổ hợp động vật với thành phần khác nhau. Với Oribatida cũng vậy, mức độ tương đồng về thành phần loài giữa các khu vực nghiên cứu hay giữa các dạng sinh cảnh ngay trong một khu vực nghiên cứu cho phép sự hình dung được mức độ gần gũi hay xa cách về điều kiện sống của các sinh cảnh nghiên cứu.

Để giải thích nguyên nhân hình thành các nhóm chung ở các sinh cảnh với mức độ đồng đều gần gũi nhau ở NM Honda có thể giải thích từ góc độ sinh thái: Các điều kiện sinh thái như dạng thảm thực vật, sự có m t của lớp thảm vụn hữu cơ, mức độ tác động của con người ở các sinh cảnh.

Trong nghiên cứu sinh thái học hiện đại, để phân tích giới hạn phân bố và đánh giá sự hình thành các quần xã sinh vật một cách khách quan khoa học, sử dụng công thức tính chỉ số tương đồng về thành phần loài của Jaccard (Vũ Quang Mạnh) và kết quả tính toán được thể hiện trên biểu đồ lưới [3].

Dựa vào bảng 3.1, nhận thấy:

Có 27 loài xuất hiện ở sinh cảnh NM, 22 loài xuất hiện ở sinh cảnh R và 9 loài xuất hiện ở sinh cảnh VQN.

Có 13 loài chung giữa sinh cảnh NM và sinh cảnh R: Eremella vestita

Berlese, 1913; Eremella sp.; Setoxylobates foveolatus Balogh et Mahunka,

1967; Perxylobates brevisetus Mahunka, 1988; Perxylobates vermiseta

(Balogh et Mahunka, 1968); Perxylobatesvietnamensis (Jeleva et Vu, 1987);

Xylobates lophotrichus (Brerlese, 1904); Peloribates pseudoporosus Balogh

et Mahunka, 1967; Rostrozetes foveolatus Sellnick, 1925; Rostrozetes sp.;

Scheloribates latipes (C. L. Koch, 1841); Scheloribates praeincisus (Berlese,

1916); Punctoribates hexagonus Berlese, 1908.

Có 8 loài chung giữa sinh cảnh NM và sinh cảnh VQN: Eremella vestita

Berlese, 1913; Eremella sp.; Perxylobates vermiseta (Balogh et Mahunka,

1968); Xylobates lophotrichus (Brerlese, 1904); Xylobates monodactylus

(Haller, 1804); Magnobates flagellifer Hammer, 1967; Peloribates

pseudoporosus Balogh et Mahunka, 1967; Scheloribates latipes (C. L. Koch, 1841).

Có 7 loài chung giữa sinh cảnh VQN và R: Ceratozetes gracilis (Michael,

1884); Scheloribates latipes (C. L. Koch, 1841); Peloribates pseudoporosus

Balogh et Mahunka, 1967; Xylobates lophotrichus (Brerlese, 1904);

Perxylobates vermiseta (Balogh et Mahunka, 1968); Eremella sp.; Eremella vestita Berlese, 1913.

Từ đó, ta có bảng về sự tương đồng thành phần loài Oribatida giữa 3 sinh cảnh VQN, R và NM Honda:

Bảng 3.4. Chỉ số Jaccard (J) sự tƣơng đồng thành phần loài Oribatida giữa 3 sinh cảnh nghiên cứu tại nhà máy Honda và phụ cận

STT Dạng sinh cảnh 1 Dạng sinh cảnh 2 Số loài chung (c) Mẫu số J% Số loài (a) Số loài (b) a+b-c 1 NM 27 R 22 13 36 36,11% 2 NM 27 VQN 9 8 28 28,57% 3 R 22 VQN 9 7 24 29,17%

Ghi chú: a: Số lượng loài g p ở sinh cảnh 1 b: Số lượng loài g p ở sinh cảnh 2 c: Số loài g p ở cả 2 sinh cảnh

J: Chỉ số Jaccard về sự tương đồng thành phần loài giữa 2 sinh cảnh. Bảng 3.4 thể hiện sự tương đồng về thành phần loài giữa các sinh cảnh nghiên cứu của NM Honda và các vùng phụ cận. Giá trị chỉ số Jaccard giữa các sinh cảnh không cao, dao động từ 28,57% (thấp nhất giữa NM và VQN) đến 36,11% (cao nhất giữa NM và R). Giá trị chỉ số Jaccard về sự tương đồng thành phần loài giữa sinh cảnh VQN và sinh cảnh R là 29,17%.

Nhìn vào hình 3.1, nhận thấy: Giá trị chỉ số Jaccard về sự tương đồng thành phần loài giữa sinh cảnh NM và R đạt 36,11% (> 30%) nên được xếp riêng vào 1 nhóm. Còn giá trị chỉ số Jaccard về sự tương đồng thành phần loài giữa sinh cảnh NM và VQN (28,57%) với giữa sinh cảnh VQN và R (29,17%) đều nhỏ hơn 30% nên được xếp chung vào 1 nhóm.

3.5. Các loài Oribatida ƣu thế trong các sinh cảnh tại nhà máy Honda và phụ cận

Theo Ermilov S.G và Chistyakov M.P, loài ưu thế là loài có số lượng cá thể chiếm từ 5% tổng số cá thể ở sinh cảnh nghiên cứu trở lên. Ở mỗi sinh cảnh, mỗi tầng đất lại có những loài đ c trưng chiếm số lượng lớn hơn những loài khác. Sự thay đổi các loài ưu thế phản ánh sự thay đổi môi trường sống. Khi điều kiện môi trường sống thuận lợi, số lượng các cá thể thuộc loài ưu thế không quá vượt trội so với các loài khác. Khi điều kiện sống thay đổi tác động đến các cá thể trong loài, có nhiều loài sẽ thay đổi, đột biến, những loài không thích ứng được với điều kiện mới sẽ phải diệt vong, loài ưu thế của quần xã cũng có thể bị thay đổi. Trên cơ sở này, người ta dự đoán được chiều hướng biển đổi của môi trường thông qua sự biến đổi của quần xã Oribatida.

Hình 3.1. Sự tƣơng đồng về thành phần loài Oribatida giữa các sinh cảnh tại nhà máy Honda và phụ cận

Trong điều kiện môi trường sống tối ưu, mang tính chất tự nhiên, thông thường các loài ưu thế có số lượng cá thể riêng không vượt trội so với các loài khác trong quần xã. Ngược lại, khi điều kiện môi trường thay đổi, tác động đến từng cá thể, sinh vật phải tự điều chỉnh để thích ứng với điều kiện sống mới, dẫn đến kết quả: Một số loài bị diệt vong, một số loài khác phát triển đột biến làm thay đổi hình ảnh tập hợp ưu thế trong quần xã. Trên cơ sở thay đổi ấy, người ta có thể phán đoán được quá trình cũng như chiều hướng diễn thế của sự thay đổi điều kiện môi trường.

Bảng 3.5. Tỷ lệ các loài Oribatida ƣu thế trong các sinh cảnh tại nhà máy Honda và phụ cận

STT Loài ƣu thế VQN R NM

1 Eremella vestita Berlese, 1913 13,79%

2 Eremella sp. 24,14% 6,25%

3 Perxylobates brevisetus Mahunka, 1988 5,99%

4 Perxylobates vermiseta (Balogh et Mahunka, 1968) 13,79% 5% 36,28%

5 Perxylobatesvietnamensis (Jeleva et Vu, 1987) 11,04%

6 Xylobateslophotrichus (Brerlese, 1904) 15% 9,78%

7 Xylobates monodactylus (Haller, 1804) 13,79% 5,68%

8 Magnobates flagellifer Hammer, 1967 6,9%

9 Peloribates pseudoporosus Balogh et Mahunka, 1967 17,24% 17,5%

10 Rostrozetes foveolatus Sellnick, 1925 6,25%

11 Rostrozetes sp. 10,09%

12 Scheloribates pallidulus (C. L. Koch, 1840) 6,25%

13 Scheloribates praeincisus (Berlese, 1916) 5%

14 Galumnella cellularis Balogh et Mahunka, 1967 12,5%

17.5 15 12.5 6.25 6.25 6.25 5 5 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 9 6 14 12 10 2 13 4

Hình 3.2. Cấu trúc loài ƣu thế của quần xã Oribatida ở sinh cảnh Vƣờn quanh nhà

%

Loài ưu thế

Loài ưu thế %

Ghi chú: Các loài ưu thế có số thứ tự từ 1 – 14 như ở bảng 3.5.

Từ bảng 3.5 và hình 3.2, nhận thấy: Ở sinh cảnh VQN, có 5 loài rất ưu

thế gồm: Eremella sp. chiếm số lượng 24,14%, sau đó giảm dần theo thứ tự:

Peloribates pseudoporosus Balogh et Mahunka, 1967 (17,24%); Eremella vestita Berlese, 1913 (13,79%); Xylobates monodactylus (Haller, 1804)

(13,79%); Perxylobates vermiseta (Balogh et Mahunka, 1968) (13,79%). Có 1

loài ưu thế là Magnobates flagellifer Hammer, 1967 chiếm số lượng 6,9%.

Từ bảng 3.5 và hình 3.3, nhận thấy: Ở sinh cảnh R, có 3 loài rất ưu thế gồm Peloribates pseudoporosus Balogh et Mahunka, 1967 có độ ưu thế cao

nhất (17,5%), sau đó giảm dần theo thứ tự: Xylobates lophotrichus (Brerlese,

1904) (15%); Galumnella cellularis Balogh et Mahunka, 1967 (12,5%). Có 5

loài ưu thế gồm : Eremella sp. (6,25%); Rostrozetes foveolatus Sellnick, 1925

(6,25%); Scheloribates pallidulus (C. L. Koch, 1840) (6,25%), cuối cùng là

Perxylobates vermiseta (Balogh et Mahunka, 1968); Scheloribates praeincisus (Berlese, 1916) cùng có độ ưu thế thấp nhất (5%).

Hình 3.4. Cấu trúc loài ƣu thế của quần xã Oribatida ở sinh cảnh Nhà máy Honda

%

Từ bảng 3.5 và hình 3.4, nhận thấy: Ở NM Honda, có 3 loài rất ưu thế

gồm: Perxylobates vermiseta (Balogh et Mahunka, 1968) có độ ưu thế cao

nhất (36,28%), sau đó giảm dần theo thứ tự : Perxylobates vietnamensis

(Jeleva et Vu, 1987) (11,04%); Rostrozetes sp. (10,09%). Có 3 loài ưu thế

gồm Xylobates lophotrichus (Brerlese, 1904) (9,78%); Perxylobates brevisetus

Mahunka, 1988 (5,99%), cuối cùng là Xylobates monodactylus (Haller, 1804)

có độ ưu thế thấp nhất (5,68%).

2 loài chỉ là loài ưu thế ở sinh cảnh VQN: Eremella vestita Berlese, 1913;

Magnobates flagellifer Hammer, 1967.

4 loài chỉ là loài ưu thế ở sinh cảnh R : Rostrozetes foveolatus Sellnick,

1925; Scheloribates pallidulus (C. L. Koch, 1840); Scheloribates praeincisus

(Berlese, 1916); Galumnella cellularis Balogh et Mahunka, 1967.

3 loài chỉ là loài ưu thế ở sinh cảnh NM: Perxylobates brevisetus Mahunka,

1988; Perxylobatesvietnamensis (Jeleva et Vu, 1987); Rostrozetes sp..

Perxylobates vermiseta (Balogh et Mahunka, 1968) là loài ưu thế ở cả 3

sinh cảnh VQN (13,79%), R (5%) và NM (36,28%). Ngoài ra, Eremella sp.

Peloribates pseudoporosus Balogh et Mahunka, 1967 là loài ưu thế chung

ở cả 2 sinh cảnh VQN và R. Xylobates lophotrichus (Brerlese, 1904) là loài

ưu thế ở cả 2 sinh cảnh R và NM. Xylobates monodactylus (Haller, 1804) là

loài ưu thế ở cả 2 sinh cảnh VQN và NM.

3.6. Cấu trúc quần xã i ati a như yếu tố chỉ thị biến đổi của môi t ường tại nhà máy Honda và phụ cận

Kết quả phân tích 4 chỉ số định lượng chủ yếu của Oribatida: tổng số loài ở sinh cảnh nghiên cứu, mật độ trung bình, độ đa dạng của loài H’ vầ độ đồng đều J’ được thể hiện ở bảng 3.6 dưới đây:

Bảng 3.6. Một số chỉ số định lƣợng của Oribatida theo sinh cảnh tại nhà máy Honda và phụ cận

Chỉ số VQN R NM A1 A2 A1 A2 A1 A2 S 7 5 18 11 17 17 S2 9 22 27 MĐTB 1.920 400 4.880 1.520 18.800 6.560 MĐTB2 1.160 3.200 12.680 H’ 1,999 2,691 2,325 J’ 0,9096 0,8707 0,7054

Ghi chú: S: Số loài Oribatida ở mỗi tầng đất

S2: Tổng số loài Oribatida ở cả 2 tầng đất

MĐTB: Mật độ trung bình Oribatida ở mỗi tầng đất

MĐTB2:Mật độ trung bình Oribatida ở 2 tầng đất H’: Độ đa dạng J’: Độ đồng đều. 9 22 27 1.999 2.691 2.325 0.9096 0.8707 0.7054 0 5 10 15 20 25 30 VQN R KCN S H' J'

Hình 3.5. Các giá trị chỉ số định lƣợng: Số lƣợng loài, độ đa dạng loài H’, độ đồng đều J’ theo sinh cảnh tại nhà máy Honda và phụ cận.

Dựa vào bảng 3.6 và hình 3.5, nhận thấy: Đa dạng thành phần loài

Có 36 loài ở vùng nghiên cứu, trong đó số lượng loài theo sinh cảnh dao động từ 27 loài (ở sinh cảnh NM) đến 24 loài (ở sinh cảnh R) và thấp nhất ở sinh cảnh VQN có 9 loài.

Xét theo tầng phân bố, số lượng loài dao động từ 5 loài (giá trị thấp nhất, ở tầng A2 của sinh cảnh VQN) đến 18 loài (giá trị lớn nhất, ở tầng A1 của sinh cảnh R).

Mật độ trung bình

MĐTB của Oribatida ở cả 3 sinh cảnh đều khá cao. Mật độ trung bình

thấp nhất là 1.160 cá thể Oribatida/m2 ở sinh cảnh VQN, ở sinh cảnh R đạt

3.200 cá thể/m2, đ c biệt ở sinh cảnh NM có số lượng cá thể Oribatida cao

nhất đạt 12.680 cá thể/m2.

Xét theo tầng phân bố, tầng A1 ở tất cả các sinh cảnh có MĐTB đều lớn hơn tầng A1: Ở sinh cảnh VQN, MĐTB ở tầng A1 là 1.902 cá thể

Oribatida/m2, tức gần bằng 5 lần MĐTB ở tầng A2 có MĐTB là 400 cá thể

Oribatida/m2. Ở sinh cảnh R, MĐTB ở tầng A1 là 4.880 cá thể Oribatida/m2,

tức bằng hơn 3 lần MĐTB ở tầng A2 có MĐTB là 1.520 cá thể Oribatida/m2.

Ở sinh cảnh NM, MĐTB ở tầng A1 là 18.800 cá thể Oribatida/m2

, tức bằng

gần 3 lần MĐTB ở tầng A2 có MĐTB là 6.560 cá thể Oribatida/m2.

Độ đa dạng loài H’

Ở sinh cảnh VQN, có độ đa dạng loài kém nhất đạt 1,999, ở sinh cảnh R đạt giá trị lớn nhất là 2,691, giá trị H’ của sinh cảnh NM nằm ở giữa 2,325.

Độ đồng đều J’

Ở sinh cảnh VQN và R đạt giá trị cao, cao nhất ở sinh cảnh VQN đạt 0,9096, sinh cảnh R là 0,8707, giá trị này ở sinh cảnh NM chỉ đạt có 0,7054.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

1. Ghi nhận 36 loài Oribatida trong đó có 34 loài đã được định tên và 2 loài ở dạng sp., thuộc 24 giống, 16 họ Oribatida ở khu vực nghiên cứu. Trong đó, sinh cảnh V có 9 loài, sinh cảnh R có 22 loài, sinh cảnh NM 27 loài. Có 8 loài chỉ xuất hiện ở sinh cảnh R, 11 loài chỉ xuất hiện ở sinh cảnh NM và 6 loài xuất hiện ở cả 3 sinh cảnh.

2. Họ Xylobatidae J. Balogh et P. Balogh, 1984 là họ đa dạng nhất với 9

loài thuộc 4 giống. Có 10 họ gồm 1 giống, trong mỗi giống có 1 loài.

Sự phân bố của các loài theo độ sâu ở các sinh cảnh khác nhau là khác nhau về cả thành phần và số lượng loài, có 13 loài chỉ xuất hiện ở tầng A1, 8 loài chỉ xuất hiện ở tầng A2.

3. Có 14 loài ưu thế, trong đó Perxylobates vermiseta (Balogh et

Mahunka, 1968) là loài ưu thế ở cả 3 sinh cảnh VQN, R và NM.

Giá trị chỉ số Jaccard giữa các sinh cảnh không cao. Mật độ trung bình của Oribatida ở cả 3 sinh cảnh đều khá cao. Độ đa dạng loài H’ ở sinh cảnh R lớn nhất đạt giá trị 2,691, sau đó đến sinh cảnh NM 2,325 và VQN 1,999. Độ đồng đều J’ ở sinh cảnh VQN và R đạt giá trị rất cao, xấp xỉ 0,90.

KIẾN NGHỊ

Trong nghiên cứu, có 2 loài ở dạng sp. gồm Eremella sp. và Rostrozetes

sp., cần được nghiên cứu thêm.

Do điều kiện thời gian không cho ph p nên đây mới chỉ là nghiên cứu bước đầu, hy vọng sẽ có những nghiên cứu tiếp theo về Oribatida ở các mùa khác tại nhà máy Honda và phụ cận để bổ sung cho đề tài thêm hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. Mai Thị Hạnh, Bùi Thị Quế, Lâm Thị Thu Hiền, Ngô Thùy Chi, Hà Trọng

Hiến, Đào Duy Trinh (2012), “Nghiên cứu sự biến động th nh ph n lo i

Ve giáp Ac ri: Orib tid ở đ i c o rừng kim gi o Vườn Quốc gi Cát B – Huyện Cát Hải”, Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học các trường ĐHSP toàn quốc lần thứ VI, Nxb Giao thông vận tải, tr.502 – 509.

2. Triệu Thị Hường, Nguyễn Văn Đạt, Hoàng Văn Hưng, Vũ Văn Trường,

Đào Duy Trinh (2012), “Nghiên cứu sự biến động th nh ph n loài Ve

giáp Ac ri: Orib tid tại Khu công nghiệp Bình Xuyên v phụ cận thuộc huyện Bình Xuyên, t nh Vĩnh Phúc”, Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học các trường ĐHSP toàn quốc lần thứ VI, Nxb Giao thông vận tải, tr.538 – 543.

3. Vũ Quang Mạnh (1990), “Chân khớp bé Micro rthropod trong qu n

lạc động vật đất ở Việt N m”, Tạp chí Sinh học,12(1), tr.3 – 10.

4. Vũ Quang Mạnh (1994), “Dẫn liệu về cấu trúc qu n xã Ve giáp Ac ri:

Orib tei ở đảo Cát B v vùng ven biển”, Thông báo khoa học các trường Đại học Sinh học: Sinh học – Nông nghiệp – Y học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, tr.14 – 19.

5. Vũ Quang Mạnh (2003), Sinh thái học đất, Nxb Đại học Sư phạm, tr.9 – 108,

122 – 129.

6. Vũ Quang Mạnh (2007), Động vật chí Việt N m, Bộ Ve giáp Orib tid ,

Nxb Khoa học và Kỹ thuật, tr.15 – 346.

7. Vũ Quang Mạnh, Đào Duy Trinh (2006), “Ve giáp họ Oppiid e

Gr ndje n, 1954 Ac ri: Orib tid ở Việt N m II. Phân họ Oppiin e Gr ndje n, 1951 v Multioppiin e B logh, 1983”, Tạp chí khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, T.XXII, 4, tr.66 – 75.

8. Vũ Quang Mạnh, Lê Thị Quyên, Đào Duy Trinh (2006), “Họ Ve giáp Oppiid e Gr ndje n, 1954 Ac ri: Orib tid ở Việt N m I. Các phân họ Pulchroppiin e, Oppiellin e, Mystroppiin e v Arcoppiin e”, Tạp chí sinh học, Viện khoa học và Công nghệ Việt Nam, 28(3), tr.1 – 8.

9. Vũ Quang Mạnh, Lưu Thanh Ngọc, Đào Duy Trinh (2007), “Giống Ve

giáp Perxylob tes H mmer, 1972 Ac ri: Orib tid ở Việt N m”,

Tạp chí khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, T.XXIII, 2, tr.278 – 285.

10.Đào Duy Trinh, Tạ Mạnh Cường, Vũ Quang Mạnh (2012), “Nghiên cứu

cấu trúc qu n xã Orib tid theo mù khô v mù mư ở Vườn Quốc Gi Xuân S n, Phú Thọ”, Tạp chí khoa học, Đại học Sư phạm Hà Nội 2, 18, tr.163 – 170.

11.Đào Duy Trinh, Trịnh Thị Thu, Vũ Quang Mạnh (2010), “Dẫn liệu về

th nh ph n lo i, đặc điểm phân bố v đị động vật khu hệ Orib tid ở Vườn Quốc gi Xuân S n, Phú Thọ”, Tạp chí khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, 26(01), tr.49 – 56.

12.Đào Duy Trinh, Vũ Quang Mạnh, Nguyễn Thị La, Dương Thị Nụ, Hoàng

Thị Thiết (2008), “Cấu trúc ve giáp Ac ri: Orib tid rừng nhân tác

củ vườn quốc gi Xuân S n, t nh Phú Thọ”, Tạp chí khoa học, Đại

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự biến động thành phần thuộc bộ ve giáp (acari oribatida) tại nhà máy honda phúc yên vĩnh phúc và phụ cận năm 2012 (Trang 36)