Tập trung phát triển du lịch đảo và du lịch ven biển

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN (Trang 25)

 Tập trung ưu tiên công tác lập quy hoạch phát triển du lịch biển.

Quy hoạch phát triển du lịch cần đi trước một bước làm cơ sở để quản lý và đầu tư phát triển, kinh doanh du lịch, sử dụng hợp lý tài nguyên du lịch, căn cứ quy định của Luật Du lịch, Chiến lược, Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020. điều chỉnh quy hoạch phát triển du lịch đối với các vùng, lãnh thổ du lịch ven biển như: tiểu vùng du lịch duyên hải Bắc Bộ, vùng du lịch Bắc Trung Bộ, tiểu vùng du lịch duyên hải Nam Trung Bộ, tiểu vùng du lịch Đông, Tây Nam Bộ; quy hoạch tổng thể phát triển du lịch các trọng điểm du lịch, các khu vực ven biển, biển đảo và quần đảo.

 Phát triển các sản phẩm du lịch ven biển và hải đảo.

Cần tập trung định hướng xác định các sản phẩm đặc thù có sức cạnh tranh cao trong vùng và khu vực.

 Phát triển thị trường du lịch.

Thị trường du lịch biển đảo bao gồm thị trường trọng điểm và thị trường tiềm năng. Thị trường trọng điểm: Bao gồm một số thị trường khách quốc tế và thị trường khách nội địa. đối với thị trường này cần tăng cường các tour du lịch ngắn ngày, liên tỉnh hoặc chỉ đến một điểm, cũng có thể liên kết với các tour du lịch nước ngoài.

Thị trường tiềm năng: cần quan tâm chú trọng đến lượng khách đến từ châu Âu, cũng như những nước phát triển cao vì số lượng khách đi du lịch của các nước này mỗi năm là khá đông.

Phân vùng không gian phát triển du lịch

Tài nguyên du lịch, sản phẩm du lịch cần được phân bố theo lãnh thổ không gian, tuỳ thuộc vào tiềm năng của mỗi vùng và khả năng tổ chức hoạt động du lịch của vùng đó, theo loại hình không gian hoạt động du lịch như sau tại các tiểu vùng du lịch gồm tiểu vùng du lịch duyên hải Bắc Bộ, tiểu vùng du lịch Nam Bắc Bộ, vùng du lịch Bắc Trung Bộ, tiểu vùng du lịch duyên hải Nam Trung Bộ, tiểu vùng du lịch Đông, Tây Nam Bộ:

• Không gian du lịch sinh thái biển đảo. • Không gian du lịch sinh thái ven biển • Trọng điểm phát triển du lịch

Tổ chức lãnh thổ du lịch biển không tách rời tổ chức lãnh thổ du lịch việt nam.

 Cần đầu tư phát triển du lịch biển đảo. Đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng phát triển du lịch.

Đầu tư cho các loại hình du lịch và các cơ sở vui chơi giải trí: duy trì cân đối giữa phát triển du lịch biển, du lịch văn hoá và du lịch sinh thái vùng biển và ven biển Du lịch biển có thể phát triển mạnh hơn nữa và sẽ mạng lại hiệu quả cao. Tuy nhiên loại hình du lịch này đòi hỏi phải đầu tư lớn vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng và VCKT; thu hút đầu tư từ thành phần tư nhân đặc biệt là đầu tư nước ngoài vào các khách sạn và khu du lịch là rất lớn. Mặt khác, hệ thống cơ sở hạ tầng cần được đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước.

Du lịch sinh thái vùng biển và ven biển đòi hỏi hình thành các khu du lịch sinh thái và cơ sở hạ tầng liên quan do các doanh nghiệp vừa và nhỏ đảm nhận. Đối với loại hình này sự phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần được khuyến khích.

Đầu tư vào lĩnh vực hoạt động du lịch khác: Bao gồm các lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực, xúc tiến tuyên truyền quảng bá, bổ sung và nâng cấp tài nguyên, quản lý môi

trường. Các lĩnh vực đầu tư này đều sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Cần cải thiện ưu tiên đầu tư các điểm du lịch trọng yếu.

 Tăng cường công tác xúc tiến quảng bá du lịch biển đảo việt nam.

Nâng cao nhận thức về du lịch trong các cấp, các ngành và nhân dân; tạo lập và nâng cao hình ảnh của Du lịch Việt Nam nói chung và vùng biển nói riêng trong khu vực và trên thế giới để qua đó thu hút khách du lịch và nguồn vốn đầu tư vào du lịch. Tăng cường công tác quảng bá và xúc tiến du lịch trong nước và quốc tế. Nhất quán trong tuyên truyền quảng bá, tạo những thương hiệu nổi trội của du lịch biển bắn với các dịa danh, khu du lịch nổi tiếng Việt Nam như Hạ Long, Cát Bà, Cửa Lò, Lăng Cô, Mỹ khê, cố đô Huế, Nha Trang, Sầm Sơn, Hội An, Mũi Né, Phú Quốc,...

 Thực hiện các chính sách nhầm khuyến khích phát triển du lịch biển đảo. Để đạt được mục tiêu phát triển du lịch biển và vùng ven biển cần có các chính sách và giải pháp đồng bộ nhằm huy động vốn của các thành phần kinh tế trong nước và kêu gọi đầu tư nước ngoài

Chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch như là: Tăng cường thông tin quảng bá về du lịch biển cho khách du lịch, tăng cường trang thiết bị kỹ thuật và nhân lực cho bộ phận xuất nhập cảnh, hải quan, đảm bảo an ninh an toàn cho khách du lịch.

Tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh du lịch như là: sắp xếp đổi mới doanh nghiệp du lịch theo hướng cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, chấn chỉnh và nâng cao chất lượng kinh doanh lữ hành, phát triển du lịch dựa vào công động, huy động lực lượng toàn dân, có chính sách hỗ trợ khuyến khích đối với các doanh nghiệp du lich, …Thực hiện luật du lịch về bảo vệ tài nguyên du lịch, có cơ chế phù hợp nhằm nâng cao hiệu lực quản lý của nhà nước về tiềm năng du lịch biển đặc biệt là đảo và hải đảo.

Tổ chức điều tra, đánh giá, phân loại các tài nguyên du lịch nằm trên phạm vi vùng biển, ven biển, đảo và hải đảo.Tổ chức công nhận khu du lịch, tuyến du lịch, điểm du lịch và đô thị du lịch khu vực biển và ven biển.

 Phát triển nguồn nhân lực về du lịch biển đảo nói riêng và du lịch cả nước nói chung.

Đào tạo trình độ đại học và tăng cường khả năng nghiên cứu về du lịch biển, đảo và hải đảo.Tăng cường năng lực cho cán bộ quản lý du lịch ở các cấp.

 Đảm bảo an ninh quốc phòng khu vực biển, vùng ven biển đặc biệt là các đảo và quần đảo.

Đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội là công việc được đặc biệt coi

trọng. Tạo cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng về bảo vệ an ninh, quốc phòng với các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch.

Hạn chế tối đa xung đột với các tàu nước ngoài, tránh mọi trường hợp tranh chấp dẫn đến dùng vũ lực.

 Nâng cao hiệu lực quản lý của nhà nước về du lịch.

Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật hướng dẫn luật Du lịch và các Luật có liên quan nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi để quản lý và phát triển du lịch. Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, hoàn thiện và nâng cao hiệu lực của bộ máy quản lý nhà nước về du lịch từ Trung ương đến địa phương

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN (Trang 25)