Giai đoạn nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hĩa tập trung

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÁO CÁO KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHO CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC NGÀNH IN TẠI TP.HCM.PDF (Trang 29)

trung quan liêu, bao cấp. (Trước tháng 12/1986)

Đặc điểm bao trùm trong giai đoạn này, ảnh hưởng đến mơi trường kế tốn, là nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hĩa tập trung quan liêu, bao cấp như nhận định của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trong Báo cáo chính trị của Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam tại Đại hội Đại biểu tồn quốc lần thứ VI của Đảng: “(...) cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp về căn bản chưa được xĩa bỏ. Cơ chế mới chưa được thiết lập đồng bộ. Nhiều chính sách, thể chế đã lỗi thời chưa được thay đổi, một số thể chế

quản lý mới cịn chắp vá, khơng ăn khớp, thậm chí trái ngược nhau. Tình trạng tập trung quan liêu cịn nặng, đồng thời những hiện tượng vơ tổ chức, vơ kỷ luật cũng khá phổ biến.” [11,tr.24]

Song, mức độ tập trung trong quản lý kinh tế và kế hoạch hĩa khơng như nhau trong suốt thời kỳ này. Điều đĩ được thể hiện qua những thay đổi của hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh giao kế hoạch cho các đơn vị cơ sở trong thời kỳ này.

Khi mới thực hiện chế độ hạch tốn kinh tế, Nhà nước thực hiện quản lý kế hoạch tồn diện đối với các xí nghiệp trên cơ sở quy định và giao nhiệm vụ kế hoạch sản xuất (chỉ tiêu pháp lệnh), bao gồm chỉ tiêu về sản lượng, chất lương, mặt hàng, nhiệm vụ tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, nhiệm vụ tích lũy cho Nhà nước, tổng quỹ lương, tiến bộ khoa học kỹ thuật, vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vật tư, thiết bị Nhà nước cung ứng. [15,tr.12]

Hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh Nhà nước ban hành theo Nghị định số 244-CP ngày 20-12-1976 và theo Nghị định số 342-CP ngày 23-12-1977 của Hội đồng Chính phủ giao cho các xí nghiệp cơng nghiệp quốc doanh như sau:

1- Giá trị sản lượng hàng hĩa thực hiện, trong đĩ cĩ ghi rõ giá trị sản lượng hàng hĩa xuất khẩu;

2- Sản lượng sản phẩm chủ yếu theo chỉ tiêu chất lượng quy định, trong đĩ ghi rõ sản lượng sản phẩm chủ yếu xuất khẩu;

3- Một số chỉ tiêu tiến bộ kỹ thuật mà Nhà nước cần quản lý;

4- Nhịp độ tăng năng suất lao động (%) tính bằng giá trị của một cơng nhân viên sản xuất cơng nghiệp; mức năng suất lao động tính bằng hiện vật (đối với một số sản phẩm chính) của một cơng nhân sản xuất cơng nghiệp.

6- Lợi nhuận và các khoản nộp ngân sách Nhà nước;

7- Vốn đầu tư cơ bản được Nhà nước cấp, danh mục các cơng trình chủ yếu, thời gian và cơng suất đưa vào sử dụng đối với từng cơng trình chủ yếu;

8- Vật tư, thiết bị chủ yếu được Nhà nước cung ứng, tỷ lệ % giảm tiêu hao vật tư chủ yếu cho một số sản phẩm chính.

9- Mức giảm và tỷ lệ giảm giá thành sản lượng (sản phẩm) hàng hĩa so sánh được:

- Giá thành một nghìn đồng giá trị sản lượng hàng hĩa; - Giá thành đơn vị sản phẩm chủ yếu. [15,tr.54]

Ngày 21-01-1981, Hội đồng Chính phủ lại ban hành Quyết định 25-CP. Theo quyết định này, đối với xí nghiệp sản xuất tương đối ổn định, vẫn thi hành hệ thống 9 chỉ tiêu theo chế độ hiện hành. Đối với các xí nghiệp sản xuất khơng ổn định do thiếu các điều kiện vật chất thì áp dụng 5 chỉ tiêu pháp lệnh sau:

1. Giá trị sản lượng hàng hĩa thực hiện (cĩ giá trị sản lượng hàng hĩa xuất khẩu).

2. Sản lượng sản phẩm chủ yếu (cĩ sản lượng hàng hĩa xuất khẩu). 3. Tổng quỹ tiền lương.

4. Lợi nhuận và các khoản phải nộp cho ngân sách Nhà nước. 5. Vật tư chủ yếu do Nhà nước cung ứng. [35]

Đến Nghị quyết 156- HĐBT, ban hành ngày 30-11-1984 của Hội đồng Bộ trưởng, hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh, áp dụng cho các loại sản phẩm chủ yếu sản xuất bằng vật tư do Nhà nước cung ứng và do xí nghiệp tự kiếm được đăng ký trong kế hoạch, gồm cĩ:

1. Giá trị sản lượng hàng hĩa thực hiện, trong đĩ ghi rõ phần cho xuất khẩu.

2. Sản phẩm giao nộp theo chủng loại, chất lượng do Nhà nước quy định và theo hợp đồng đã ký kết, trong đĩ ghi rõ phần cho xuất khẩu.

3. Mức giảm giá thành. Cụ thể là: mức giảm giá thành so với năm trước đối với những sản phẩm so sánh được; mức giảm giá thành so với giá thành kế hoạch đối với những sản phẩm mới; tổng mức giảm giá thành.

4. Lợi nhuận và các khoản nộp ngân sách, trong đĩ cĩ phần tích lũy bằng ngoại tệ nếu xí nghiệp cĩ sản xuất sản phẩm xuất khẩu hoặc tham gia xuất khẩu.

5. Những vật tư chủ yếu do Nhà nước cung ứng (do các tổ chức trung ương hoặc do địa phương cung ứng) theo chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh. [34]

Theo Quyết định 76-HĐBT ngày 26-6-1986 của Hội đồng Bộ trưởng, hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh được quy định cho từng loại hình xí nghiệp. Chẳng hạn, đối với xí nghiệp cơng nghiệp quốc doanh, tùy theo tình hình sản xuất, kinh doanh cụ thể của từng loại xí nghiệp và từng mặt hàng, cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp cĩ thể giao cho xí nghiệp từ 1 đến 3 chỉ tiêu pháp lệnh; cụ thể như sau:

a) Đối với xí nghiệp sản xuất các sản phẩm trọng yếu phục vụ sản xuất, đời sống, quốc phịng và xuất khẩu theo yêu cầu của Nhà nước và được Nhà nước bảo đảm cân đối các điều kiện vật chất chủ yếu thì giao 3 chỉ tiêu pháp lệnh:

- Giá trị sản lượng hàng hĩa thực hiện (trong đĩ ghi rõ kim ngạch xuất khẩu nếu cĩ).

- Số lượng sản phẩm chủ yếu với quy cách và chất lượng quy định, tiêu thụ theo kế hoạch và hợp đồng (trong đĩ gho rõ phần cho quốc phịng và cho xuất khẩu nếu cĩ).

b) Đối với các xí nghiệp sản xuất các sản phẩm khơng thuộc danh mục sản phẩm trọng yếu của Nhà nước, các xí nghiệp dịch vụ, sửa chữa được Nhà nước cân đối một phần vật tư, xí nghiệp tự cân đối một phần thì giao 2 chỉ tiêu pháp lệnh:

- Giá trị sản lượng hàng hĩa thực hiện (trong đĩ ghi rõ kim ngạch xuất khẩu nếu cĩ).

- Các khoản nộp ngân sách (gồm lợi nhuận và các khoản thu khác).

c) Đối với các xí nghiệp sản xuất, xí nghiệp dịch vụ, sửa chữa, sản xuất chủ yếu bằng vật tư do xí nghiệp tự cân đối, thì giao một chỉ tiêu pháp lệnh:

- Các khoản nộp ngân sách (gồm lợi nhuận và các khoản thu khác). [30] Cĩ thể nĩi kế tốn trong thời kỳ này về mặt hình thức đã cĩ những biểu hiện nhất định về nội dung của kế tốn quản trị nhưng về mặt thực chất thì những thơng tin này lại khơng phục vụ trực tiếp cho các nhà quản lý điều hành doanh nghiệp mà chủ yếu là để phục vụ cho các cơ quan quản lý cấp trên của doanh nghiệp, nhằm theo dõi chỉ đạo sản xuất, đề ra những quyết định điều chỉnh kế hoạch, cấp thêm vật tư thiết bị, tạo điều kiện thuận lợi cho xí nghiệp hồn thành kế hoạch, và làm căn cứ để kiểm tra và giao kế hoạch kỳ sau.

Khi quyền chủ động sản xuất kinh doanh của các đơn vị cơ sở càng mở rộng thì nhu cầu trên càng thu hẹp. Hệ thống báo cáo kế tốn được ban hành theo Quyết định 233-CP ngày 01-12-1970 của Hội đồng Chính phủ trở nên khơng cịn phù hợp, địi hỏi phải cĩ một hệ thống báo cáo kế tốn mới thay thế- hệ thống báo cáo kế tốn được ban hành theo quyết định 13/TCTK/PPCĐ ngày 13/01/1986 bao gồm 9 biểu mẫu và được chia làm 4 loại như sau: Báo cáo phản ánh giá và nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp (2 biểu mẫu); báo cáo phản

ánh chi phí sản xuất và giá thành (3 biểu mẫu); báo cáo tình hình tiêu thụ và lãi, lỗ (1 biểu mẫu) và báo cáo phản ánh tình hình thanh tốn với Ngân sách quĩ xí nghiệp (3 biểu).Và trong mỗi báo cáo lại qui định rất nhiều thơng tin chi tiết, cụ thể, địi hỏi kế tốn phải thực hiện kế tốn chi tiết, do đĩ vơ hình trung mà nĩ bao gồm một số quy trình xử lý nghiệp vụ thuộc kế tĩan quản trị như chúng ta vẫn đề cập đến hiện nay. Chẳng hạn việc theo dõi chi tiết chi phí, doanh thu, tính giá thành cho từng lọai sản phẩm, xác định kết quả kinh doanh của từng bộ phận.

Trong hệ thống các báo cáo kế tốn quy định bắt buộc doanh nghiệp phải lập vừa đề cập ở trên, chúng ta vẫn thấy cĩ những báo cáo phục vụ cho quản trị nội bộ mà hiện nay thuộc về hệ thống báo cáo kế tốn quản trị, như: Các báo cáo được ban hành theo QĐ 233/CP gồm: biểu 27/CN: chi phí sản xuất theo yếu tố; biểu 28/CN: Giá sản phẩm cĩ thể so sánh được và tịan bộ sản phẩm theo khoản mục; biểu 29/CN: Báo cáo giá thành đơn vị các loại sản phẩm chủ yếu; biểu 30/CN: Những nhân tố làm tăng (giảm) giá thành; hay các báo cáo được quy định trong Quyết định 13/TCTK/PPCĐ như: biểu 15/CN: Giá thành tồn bộ sản phẩm theo khoản mục; biểu 16/CN: Giá thành đơn vị sản phẩm chủ yếu theo khoản mục,…(xem phụ lục 1- Các báo cáo về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo QĐ 233/CP ngày 01/12/1970 và QĐ 12/TCKT/PPCĐ ngày 13/01/1986

.)

Một số khác biệt giữa hai hệ thống báo cáo kế tốn trên được chỉ ra trong Bảng 2.1.

Bảng 2.1. Bảng so sánh hệ thống báo cáo kế tốn ban hành theo Quyết định 233-CP và 13-TCTK/PPCĐ Biến động Chỉ tiêu so sánh 233- CP 13- TCTK/ PPCĐ Tăng (+) Tỷ lệ tăng (%) Giảm (-) Tỷ lệ giảm (%)

1. Số lượng báo biểu

2. Số lượng chỉ tiêu trên Bảng tổng kết tài sản 3. Kỳ báo cáo ngắn nhất 13 198 Tháng 9 127 Quý +4 +25 +30,8 +12,6 -8 -96 -61,5 -48,5

Qua Bảng 2.1, chúng ta cĩ thể thấy rõ hệ thống báo cáo kế tốn được ban hành theo Quyết định 13-TCTK/PPCĐ ngày 13-01-1986 của Tổng cục thống kê, so với hệ thống báo cáo kế tốn được ban hành theo Quyết định 233-CP ngày 01-12-1970 của Hội đồng Chính phủ cĩ hai điểm cải tiến lớn: (1) giảm bớt các thơng tin tác nghiệp và thơng tin chi tiết: giảm bớt các báo cáo tác nghiệp (các báo cáo về chi phí phục vụ quản lý sản xuất; những nhân tố làm tăng giảm giá thành; thu chi tiền mặt; cơng nợ phải thanh tốn...) giảm bớt các chỉ tiêu chi tiết trên các báo cáo (bảng tổng kết tài sản; chi phí sản xuất theo yếu tố...); (2) bổ sung các thơng tin liên quan đến các đối tượng kế tốn mới phát sinh: liên quan đến các nguồn vốn tín dụng; nguồn vốn tự cĩ về đầu tư xây dựng cơ bản; ngoại tệ; chế độ phân phối lợi nhuận...

Tất cả những cải tiến trên nhằm làm cho hệ thống báo cáo kế tốn đáp ứng tốt hơn nhu cầu cung cấp thơng tin cho các cơ quan chủ quản và các cơ quan chức năng của Nhà nước trong giai đoạn này.

Tuy nhiên, các cải tiến trên diễn ra trong mơi trường nền kinh tế cịn vận hành theo cơ chế kế hoạch hĩa tập trung, yếu tố bao cấp vẫn chưa được xĩa bỏ triệt để, các cơ quan chủ quản, các cơ quan chức năng của Nhà nước vẫn cịn phải điều hành trực tiếp việc thực hiện hệ thống chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh, nên vẫn cần phải cĩ một khối lượng thơng tin tác nghiệp đáng kể, để can thiệp và chi phối sản xuất thường xuyên tại cơ sở, điều này làm cho hệ thống báo cáo kế tốn được ban hành theo Quyết định 13-TCTK/PPCĐ ngày 13-01-1986 của Tổng cục thống kê vẫn cịn chứa đựng các thơng tin mang tính tác nghiệp.

Tĩm lại, trong giai đoạn này, nền kinh tế nước ta cịn vận hành theo cơ chế kế hoạch hĩa tập trung, quan liêu, bao cấp. Đặc điểm này đã tạo ra một mơi trường kế tốn mà đối tượng sử dụng các báo cáo kế tốn bên ngồi doanh nghiệp chỉ là các cơ quan chủ quản, cơ quan chức năng của Nhà nước. Quản trị doanh nghiệp khơng phải là cơng việc nội bộ của doanh nghiệp mà chịu sự chi phối thường xuyên của các cơ quan chủ quản và các cơ quan quản lý chức năng của Nhà nước. Điều này giải thích tại sao trong giai đoạn này khơng cĩ sự phân biệt kế tốn tài chính và kế tốn quản trị nĩi chung và hệ thống báo cáo tài chính và hệ thống báo cáo quản trị nĩi riêng.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÁO CÁO KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHO CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC NGÀNH IN TẠI TP.HCM.PDF (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)