- Miền Bắc phấn đấu “Mỗi người làm việc bằng hai” Vì tiền tuyến kêu gọi, hậu phương sẵn sàng đáp lại: “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”.
2. Miền Bắc chi viện miền Nam:
- Đảm bảo tiếp nhận hàng viện trợ từ bên ngoài và chi viện theo yêu cầu của tiền tuyến miền Nam, cả Lào và Campuchia.
- 1969 - 1971: hàng chục vạn thanh niên nhập ngũ 60% vào miền Nam, Lào, Campuchia. Năm 1972, 22 vạn thanh niên nhập ngũ vào chiến trường Đông Dương.
- Viện trợ khối lượng vật chất tăng 1,6 lần trước kia (1972 : tăng 1,7 lần so với 1971).
Câu65:Điền vào hai bảng thống kê dưới đây những sự kiện thích hợp :
Bảng 1 : Âm mưu của Mỹ trong việc thực hiện 3 chiến lược chiến tranh xâm lược ở miền Nam từ 1961 đến 1973.
Tên chiến lược Hình thức Âm mưu Thủ đoạn Phạm vi thực hiện
Bảng 2 : Những thắng lợi tiêu biểu của quân dân miền Nam nhằm làm phá sản các chiến lược chiến tranh xâm lược của Mĩ.
Tên chiến lược Chiến thắng mở đầu Chiến thắng kết thúc Kết quả
Hướng dẫn trả lời
Bảng 1 : Âm mưu của Mỹ trong việc thực hiện 3 chiến lược chiến tranh xâm lược ở miền Nam từ năm 1961 đến năm 1973.
Tên chiến
lược Hình thức Âm mưu Thủ đoạn
Phạm vi thực hiện
Chiến tranh đặc biệt (1961 – 1965) Chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới. - Tiến hành bằng quân đội ngụy + cố vấn Mĩ chỉ huy + vũ khí phương tiện chiến tranh của Mỹ - Dùng người Việt đánh người Việt.
+ Tăng cố vấn Mỹ: - 1960 : 1100 - 1964 : 26.000
+ Lập Bộ chỉ huy quân đội Mĩ ở Sài Gòn (MACV) 8/2/1962
+ Tăng quân ngụy : - 1961 : 170.000 - 1964 : 560.000 + Đẩy mạnh “Tìm diệt và binh định”. Miền Nam Chiến tranh cục bộ (1965 – 1968) Chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới. + Tiến hành bằng quân viễn chinh Mĩ + quân chư hầu + ngụy quân.
+ Quân Mỹ : giữ vai trò quan trọng + Tăng quân Mĩ : - 1965 : 200.000 - 1967 : 537.000 + Hành quân tìm diệt : - “Ánh sáng sao” vào Vạn Tường.
- 2 cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965 – 1967.
- Đẩy mạnh bình định.
- Thực hiện “chiến tranh phá hoại ở miền Bắc”.
- Miền Nam
- Miền Bắc
Việt Nam hóa chiến tranh (1969 – 1973) Chiến tranh xâm lược thực dân mới + Tiến hành bằng quân ngụy + cố vấn Mĩ + vũ khí + phương tiện chiến tranh của Mĩ.
+ Dùng người Việt đánh người Việt, giảm xương máu người Mĩ.
+ Rút quân Mĩ.
+ Tăng viện trợ quân sự, kinh tế
+ Tăng đầu tư vốn kỹ thuật. + Mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, Lào, Campuchia. + Cấu kết với nước lớn xã hội chủ nghĩa cô lập ta.
Ba nước Đông Dương
Bảng 2 : Những thắng lợi tiêu biểu của quân dân miền Nam nhằm làm phá sản các chiến lược chiến tranh xâm lược của Mĩ.
Tên chiến
lược Chiến thắng mở đầu Chiến thắng kết thúc Kết quả
Chiến tranh đặc biệt (1961 - 1965) + Ấp Bắc (Mỹ Tho) ngày 2/1/1963 : diệt 450 địch, 8 máy bay, 3 xe bọc thép
- Bình Giã (Bà Rịa) ngày 2/12/1964 : diệt 1700 địch phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh.
+ Chiến lược “chiến tranh đặc biệt” bị phá sản.
Chiến tranh cục bộ (1965 - 1968)
+ Vạn Tường (Quảng Ngãi) (18/8/1965) : diệt 900 địch, 22 xe tăng + 13 máy bay
+ Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) : diệt 150.000 địch
+ Chiến lược “chiến tranh cục bộ” bị phá sản.
+ Chấm dứt ném bom miền Bắc thương thuyết với ta ở Pari
Việt Nam hóa chiến tranh (1969 - 1973)
+ Đánh bại cuộc hành quân của Mỹ ngụy ở Đông Bắc Campuchia (từ ngày
+ Cuộc tổng tiến công và nổi dậy 1972 : diệt 20 vạn tên địch
+ Chiến lược “Việt Nam hóa” chiến tranh bị phá sản.
30/4/1970 đến ngày 30/6/1970) tiêu diệt 17.000 địch, giải phóng 5 tỉnh ở Đông Bắc Campuchia + Mỹ phải ký Hiệp định Pari (27/1/1973) chấm dứt chiến tranh
Câu66:Cho biết hoàn cảnh lịch sử, nội dung cơ bản và ý nghĩa của Hiệp định Pari năm 1973 về việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
Hướng dẫn trả lời
1. Hoàn cảnh lịch sử :
Đầu năm 1967, sau thắng lợi trong hai mùa khô 1965 - 1966 và 1966 - 1967, ta chủ trương mở thêm mặt trận tiến công ngoại giao. Mục tiêu ngoại giao trước mắt là đòi Mĩ chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc, coi đó là điều kiện để đi đến thương lượng ở bàn hội nghị.
Năm 1968, sau Mậu Thân 1968 và thắng lợi của ta trong chiến tranh phá hoại II, Mỹ phải thương lượng với ta từ 13/5/1968 (Từ 25/1/1969, giữa 4 bên gồm Mỹ + Việt Nam Cộng hòa và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa + Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam)
- Sau nhiều cuộc tiếp xúc, lập trường hai bên quá xa nhau: Việt Nam đòi Mỹ và đồng minh rút quân, tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản và quyền tự quyết của nhân dân Việt Nam. Ngược lại, Mỹ đòi miền Bắc rút quân và từ chối ký dự thảo Hiệp định dù đã thỏa thuận (10/1972)
- Tháng 12/1972, Mỹ mở cuộc tập kích bằng máy bay chiến lược B52 vào Hà Nội và Hải Phòng trong 12 ngày đêm. Việt Nam đập tan cuộc tập kích bằng không quân của Mỹ, làm nên trận “Điện Biên Phủ trên không”, buộc Mỹ phải trở lại ký Hiệp định Pari.
- Ngày 27/1/1973, Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam được ký kết giữa 4 Bộ trưởng đại diện các Chính phủ tham dự hội nghị.