Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành

Một phần của tài liệu giáo trình chuẩn bị ao nuôi cá chim vây vàng (Trang 74)

Bài 1: Làm cạn nước

Thực hành: Tháo và bơm cạn nước ao nuôi cá chim vây vàng - Nguồn lực:

+ Máy bơm nước, dụng cụ móc cánh phai.

+ Quần lội nước, áo mưa, ủng, gang tay: 01 bộ/nhóm 5 - 7học viên. + Ao nuôi cá: 1 ao.

- Cách thức thực hiện: Chia lớp thành 5 - 7 nhóm, mỗi nhóm 5 - 7học viên.

- Thời gian thực hiện: 4 giờ.

- Tiêu chuẩn sản phẩm: Làm cạn được nước ao nuôi cá chim vây vàng. Bài 2: Tu sửa bờ và cống ao

Thực hành: Sửa chữa bờ và cống ao bị hư hỏng. - Nguồn lực:

+ Cuốc, xẻng, bay, dao xây, bàn xoa, xô, chậu, dụng cụ bảo hộ lao động: 02 bộ/nhóm 7 - 10 học viên.

+ Vật liệu làm cống: Vật liệu xây dựng (gạch: 50 viên, xi măng, cát: 40kg...)/nhóm 7 - 10 học viên.

- Cách thức thực hiện: Chia lớp thành 5 - 7nhóm, mỗi nhóm 5 - 7 học viên.

- Tiêu chuẩn sản phẩm: Chọn được cá bố mẹ đạt tiêu chuẩn để nuôi vỗ. Bài 3: Xử lý đáy ao

Thực hành: Xác định lượng bùn cần xử lý, tính lượng vôi cần sử dụng và bón vôi sử lý đáy ao.

- Nguồn lực:

+ Thước đo, máy tính tay: 01 bộ/nhóm 5 - 7 học viên.

+ Vôi (30kg), xô, chậu, ca nhựa, xẻng...: 01 bộ/nhóm 5 - 7 học viên.

- Cách thức thực hiện: Chia lớp thành 5 - 7nhóm, mỗi nhóm 5 - 7 học viên.

- Thời gian thực hiện: 8 giờ.

- Tiêu chuẩn sản phẩm: Tính được lượng bùn cần xử lý và vôi cần sử dụng, bón được vôi cho đáy ao cần xử lý.

Bài 4: Kiểm tra chất lượng nước và cấp nước

Thực hành: Kiểm tra và đánh giá nguồng nước trước khi cấp vào ao nuôi. - Nguồn lực:

- Nguồn lực:

+ Hồ (ao) chứa nước nuôi trồng thủy sản: 1 ao.

+ Máy đo pH, bộ kiểm tra nhanh pH, bộ kiểm tra nhanh ôxy hòa tan, cốc thủy tinh, hộp giấy quỳ, sổ, bút: 01 bộ/ nhóm 5 - 7 học viên

- Cách thức thực hiện: Chia lớp thành 5 - 7 nhóm, mỗi nhóm 5 - 7 học viên.

- Thời gian thực hiện: 6 giờ.

- Tiêu chuẩn sản phẩm: Kiểm tra được một số yếu tố môi trường nước cấp cho ao nuôi.

Bài 5: Kiển tra, xử lý ao trước khi thả giống

Thực hành: Kiểm tra môi trường ao nuôi trước khi thả giống

Thực hành: Kiểm tra và đánh giá nguồng nước trước khi cấp vào ao nuôi. - Nguồn lực:

+ Ao nuôi thủy sản đã được cấp nước: 1 ao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Máy đo pH, bộ kiểm tra nhanh pH, bộ kiểm tra nhanh ôxy hòa tan, cốc thủy tinh, ,hộp giấy quỳ, sổ, bút: 01 bộ/ nhóm 5 - 7 học viên

- Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5 - 7nhóm, mỗi nhóm 5 - 7 học viên. - Thời gian thực hiện: 4 giờ.

V. Hướng dẫn đánh giá kết quả học tập

4.1. Đánh giá bài thực hành 2.1.1: Thực hiện làm cạn nước ao nuôi cá chim vây vàng tại cơ sở mở lớp.

- Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành;

- Nêu tên và nhắc nhở nhóm điển hình làm chưa tốt; biểu dương nhóm thực hiện tốt theo quan sát của giáo viên;

- Các nhóm khác quan sát, đánh giá kết quả thực hiện kỹ năng bài thực hành của nhóm được chọn và đánh giá kết quả của nhóm mình;

- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp học.

Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau:

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Tiêu chí 1: Tháo được nước qua cống - Quan sát quá trình thực hiện kỹ năng của người học, đánh giá mức độ tích cực của người học

Tiêu chí 2: Bơm được nước ra khỏi ao nt

4.2. Đánh giá bài thực hành 2.2.1: tu sửa hệ thống bờ của ao nuôi cá chim vây vàng?

- Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành;

- Nêu tên và nhắc nhở nhóm điển hình làm chưa tốt; biểu dương nhóm thực hiện tốt theo quan sát của giáo viên;

- Các nhóm khác quan sát, đánh giá kết quả thực hiện kỹ năng bài thực hành của nhóm được chọn và đánh giá kết quả của nhóm mình;

- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp học.

Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau:

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí: +Bờ không bị sạt lở

+ Đảm bảo độ cao an toàn

Quan sát quá trình thực hiện kỹ năng của người học, đánh giá mức độ tích cực của người học

4.2. Đánh giá bài thực hành 2.2.2: thực hiện tu sửa hệ thống cống cấp và thoát nước của ao nuôi cá chim vây vàng?

- Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành;

- Nêu tên và nhắc nhở nhóm điển hình làm chưa tốt; biểu dương nhóm thực hiện tốt theo quan sát của giáo viên;

- Các nhóm khác quan sát, đánh giá kết quả thực hiện kỹ năng bài thực hành của nhóm được chọn và đánh giá kết quả của nhóm mình;

- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp học.

Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau:

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Tìm được chỗ cống hỏng

cần sửa chữa

- Quan sát quá trình thực hiện kỹ năng của người học, đánh giá mức độ tích cực của người học (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiêu chí 2:

+ Vá được lỗ rò rỉ của cống; + Cống cấp và thoát nước dễ dàng

- Quan sát quá trình thực hiện kỹ năng của người học, đánh giá mức độ tích cực của người học

4.3. Đánh giá bài thực hành 2.3.1: Tính lượng vôi cần sử dụng để tẩy trùng cho ao nuôi trong quá trình cải tạo ao nuôi cá chim vây vàng?

Xác định pH đất, tính lượng vôi cần bón cho một ao nuôi cá chim vây vàng có diện tích 5000m2, lượng vôi bón 10kg/100m2

đáy ao. Thực hiện thao tác bón vôi khử trùng đáy ao?

- Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành;

- Nêu tên và nhắc nhở nhóm điển hình làm chưa tốt; biểu dương nhóm thực hiện tốt theo quan sát của giáo viên;

- Các nhóm khác quan sát, đánh giá kết quả thực hiện kỹ năng bài thực hành của nhóm được chọn và đánh giá kết quả của nhóm mình;

- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp học.

Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau:

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Tiêu chí 1: Xác định được pH đất - Căn cứ vào thao tác thực hiện và kết quả đo được

Tiêu chí 2: Tính được lượng vôi cần dùng để khử trùng ao nuôi

- Căn cứ vào kết quả tính được Tiêu chí 3: Thực hiện được thao tác bón

vôi

- Quan sát quá trình thực hiện kỹ năng của người học

4.4. Đánh giá bài thực hành 2.4.1:

Đo các yếu tố môi trường: Màu nước, pH, hàm lượng ôxy hòa tan. - Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành;

- Nêu tên và nhắc nhở nhóm điển hình làm chưa tốt; biểu dương nhóm thực hiện tốt theo quan sát của giáo viên;

- Các nhóm khác quan sát, đánh giá kết quả thực hiện kỹ năng bài thực hành của nhóm được chọn và đánh giá kết quả của nhóm mình;

- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp học.

Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau:

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Chuẩn bị được dụng cụ, thiết

bị

- Căn cứ vào kết quả chuẩn bị của người học

Tiêu chí 2: Đo được các yếu tố môi

trường: màu nước; pH, oxy hòa tan… - Căn cứ vào kết quả và quan sát quá trình thực hiện kỹ năng của người học.

VI. Tài liệu tham khảo

[1] Thái Thanh Bình, Lê Ngọc Quân, 2010. Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá chim vây vàng. Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[2] Thái Thanh Bình, Trần Thanh, 2012. Ảnh hưởng của mật độ nuôi đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá chim vây vàng nuôi trong ao. Tạp chí Khoa học Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

[3] Trung tâm khuyến nông quốc gia, 2011. Hướng dẫn kỹ thuật nuôi thương phẩm cá chim vây vàng trong lồng (Phim khuyến nông)

[4] Ngô Vĩnh Hạnh, Nguyễn Văn Quyền, 2007. Giáo trình kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá biển. NXB Nông nghiệp.

[5] Lê Xuân Sinh, 2005. Giáo trình kinh tế thủy sản. Đại học Cần Thơ. [6] Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia, 2003. Kỹ thuật nuôi trồng một số đối tượng thủy sản ở biển. NXB Nông nghiệp.

[7] Trung tâm khuyến ngư quốc gia, 2005. Sổ tay nuôi một số đối tượng thuỷ sản nước mặn. NXB Nông nghiệp.

[8] Trung tâm KHKT&SX giống thuỷ sản Quảng Ninh, 2009. Tuyển tập kỹ thuật nuôi thương phẩm một số loài cá biển.

DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

NGHỀ: NUÔI CÁ CHIM VÂY VÀNG TRONG AO

( Theo Quyết định số 726/QĐ-BNN-TCCB ngày 05 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.)

1. Chủ nhiệm: Nguyễn Văn Việt, Hiệu trưởng, Trường Cao đẳng thủy sản

2. Phó chủ nhiệm: Hoàng Ngọc Thịnh, Chuyên viên, Bộ Nông nghiệp và PTNT

3. Thư ký: Nguyễn Hữu Loan, Trưởng phòng, Trường Cao đẳng thủy sản

4. Các ủy viên:

- Thái Thanh Bình, Trưởng phòng, Trường Cao đẳng thủy sản

- Nguyễn Văn Quyền, Phó trại trưởng, Trường Cao đẳng thủy sản - Nguyễn Thị Tím, Giảng viên, Trường Trung học thủy sản

- Hà Thanh Tùng, Trưởng phòng, Trung tâm Khảo nghiệm khiểm nghiệm kiểm định nuôi trồng thủy sản – Tổng cục Thủy sản

DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU

CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: NUÔI CÁ CHIM VÂY VÀNG TRONG AO

(Theo Quyết định số 1378 /QĐ-BNN-TCCB ngày 17 tháng 6 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.)

1. Chủ tịch: Lê Thị Minh Nguyệt, Phó Hiệu trưởng, Trường trung học thủy sản

2. Thư ký: Nguyễn Văn Lân, Trưởng phòng, Bộ Nông nghiệp và PTNT

3. Các ủy viên:

- Lê Văn Thích, Giáo viên, Trường trung học thủy sản - Chu Chí Thiết, Phân viện trưởng, Phân viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản Bắc Trung bộ -Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I

- Vương Văn Oanh, Chi cục phó, Chi cục nuôi trồng thủy sản Quảng Ninh.

Một phần của tài liệu giáo trình chuẩn bị ao nuôi cá chim vây vàng (Trang 74)