Từ vai trò và những đóng góp tích cực trong hoạt động phòng, chống HIV/AIDS của các CBO tại tỉnh Bắc Kạn, tác giả xin đưa ra một số các khuyến nghị và giải pháp như sau:
Khuyến nghị
Nhà nước cần tạo môi trường/khung pháp lý thuận lợi và phù hợp hơn nữa cho các CBO có thể trở thành một đơn vị cung cấp các dịch vụ xã hội cho những đối tượng dễ bị tổn thương đồng thời tăng cường thêm tính hiệu quả trong hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
Tạo điều kiện để các CBO được tham gia vào việc góp ý kiến xây dựng chính sách, chương trình, kế hoạch và thực hiện hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại địa phương.
Có sự phối hợp giữa các ban ngành, chính quyền địa phương với các CBO trong việc lập kế hoạch, triển khai thực hiện các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
Các CBO tại Bắc Kạn tiếp tục hoàn thiện bộ máy ban điều hành và nâng cao kiến thức, kỹ năng trong việc tổ chức, thực hiện các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS nhằm góp phần vào hoạt động phòng, chống HIV/AIDS chung của xã hội.
Các CBO cần được tiếp cận với các nguồn kinh phí của Chính phủ và địa phương cho các hoạt động cung cấp dịch vụ xã hội như chăm sóc tại nhà, tư vấn và giám sát vốn vay…và các hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV tại địa phương.
Tiếp tục nhân rộng các mô hình hiệu quả của các CBO trong việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ và dự phòng lây nhiễm HIV tại những địa bàn chưa có các CBO hoạt động.
Giải pháp
Tập huấn nâng cao năng lực cho các thành viên trong ban điều hành của các CBO về các kỹ năng điều hành quản lý và phát triển tổ chức.
Hỗ trợ năng lực cho các CBO trong việc tìm kiếm các nguồn lực hỗ trợ trong và ngoài nước thông qua việc viết các đề xuất xin tài trợ nhỏ và huy động nguồn lực trong cộng đồng.
Hỗ trợ các CBO vận động chính sách và hỗ trợ pháp lý cho các CBO xây dựng tư cách pháp nhân phù hợp để duy trì và phát triển trong khuôn khổ pháp lý đảm bảm tính bền vững của các CBO.
86